Bệnh Viêm Dạ Dày Ruột ở Trẻ Em - Phòng Khám Pasteur Đà Nẵng

Nguy cơ chính của bệnh là khiến cơ thể bị mất nước. Cho trẻ uống thật nhiều nước là cách điều trị chủ yếu. Ngoài bù nước cũng nên khuyến khích con bạn ăn trở lại bình thường. Nên đi khám khi con bạn có dấu hiệu của mất nước, hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo được liệt kê dưới đây.

Bệnh Viêm Dạ Dày Ruột Ở Trẻ Em

Mục lục

Toggle
  • Bệnh viêm dạ dày ruột là gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh?
  • Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột?
  • Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột như thế nào và con tôi cần xét nghiệm gì?
  • Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
  • Điều trị gì cho trẻ bị bệnh viêm dạ dày ruột?
  • Thường không cần dùng thuốc
  • Viêm dạ dày ruột gây nên biến chứng gì?
  • Ngăn ngừa lây nhiễm
  • Có thể ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày ruột?
  • Tiêm chủng

Bệnh viêm dạ dày ruột là gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến. Có nhiều trẻ mắc bệnh hơn 1 đợt trong năm. Bệnh có thể diễn tiến nhẹ với cơn đau bụng và tiêu chảy nhẹ trong một hai ngày, hoặc nặng gây tiêu chảy nặng và nôn nhiều trong vòng vài ngày hoặc lâu hơn. Bệnh do nhiều loại vi rút, vi khuẩn và các loại vi trùng khác gây nên.

Vi rút Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột ở trẻ tại Anh. Hầu như mọi trẻ ở Anh đều bị nhiễm vi rút Rota trước 5 tuổi. Một khi trẻ đã nhiễm loại vi rút này sẽ tạo nên kháng thể giúp bảo vệ nếu bị tái nhiễm. Do đó người trưởng thành rất hiếm bị bệnh do vi rút Rota vì hầu hết đã nhiễm vi rút này từ khi còn nhỏ. Vi rút Adeno cũng là một loại vi rút phổ biến gây viêm dạ dày ruột ở trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nhiễm vi rút Rota và Adeno hơn so với thanh thiếu niên.

Vi rút dễ dàng lây lan từ người bị nhiễm sang người khác khi tiếp xúc khoảng cách gần bởi vì vi rút có ở trên tay của người bị nhiễm sau khi họ đi vệ sinh. Chỉ cần bị họ chạm vào hoặc chạm vào những đồ vật họ từng cầm nắm cũng làm lây truyền vi rút. Vi rút cũng có thể được truyền qua nếu người nhiễm bệnh chuẩn bị thức ăn. Vì vậy bệnh rất dễ bùng phát, thường ở trường học hoặc bệnh viện.

Ngộ độc thực phẩm (do ăn thực phẩm bị nhiễm vi trùng) gây ra một số trường hợp viêm dạ dày ruột. Ngộ độc thực phẩm thường do nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn phổ biến nhất là Campylobacter, Salmonella và Escherichia coli (E.coli). Độc tố do vi khuẩn sản sinh ra cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Một nhóm vi trùng khác là ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân. Ký sinh trùng là những vi trùng sống ký sinh bên trong hoặc trên một sinh vật khác.

Nước bị nhiễm vi khuẩn hoặc các vi trùng khác cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột, thường xảy ra ở các nước có điều kiện vệ sinh kém.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột?

Triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy, thường kèm với nôn. Tiêu chảy có nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước, thường ít nhất 3 lần trong 1 ngày. Có thể có máu hoặc nhầy trong phân trong một số nguyên nhân nhiễm trùng. Tiêu chảy và nôn có thể gây mất nước.

Đau quặn bụng là triệu chứng phổ biến. Những cơn đau có thể giảm dần sau mỗi đợt đi vệ sinh.

Đôi khi có sốt, đau đầu và nhức mỏi tay chân.

Ở hầu hết trẻ, các triệu chứng này nhẹ nhàng và chuyển biến tốt hơn sau vài ngày. Nôn mửa thường chỉ xảy ra trong một ngày nhưng đôi khi có thể lâu hơn. Tiêu chảy thường tiếp tục sau khi hết nôn và kéo dài trong 5-7 ngày. Phân hơi lỏng trong một tuần hoặc lâu hơn sau đó sẽ đóng khuôn trở lại. Đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài hơn.

Các Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Dạ Dày Ruột?

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột như thế nào và con tôi cần xét nghiệm gì?

Hầu hết bậc cha mẹ nghi ngờ trẻ bị viêm dạ dày ruột vì các triệu chứng điển hình có trên con họ. Các triệu chứng thường khá nhẹ nhàng và chuyển biến tốt hơn trong vòng vài ngày chỉ với uống nhiều nước mà không cần đưa trẻ đi khám hay điều trị gì khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp (xem bên dưới), bạn cần đưa con bạn đến khám. Bác sĩ có thể hỏi bạn:

  • Trẻ có đi du lịch nước ngoài gần đây?
  • Trẻ có tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự?
  • Gần đây trẻ có sử dụng thuốc kháng sinh?
  • Gần đây trẻ đã từng nhập viện?

Những câu hỏi này giúp tìm kiếm nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột. Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu mất nước, nhiệt độ và nhịp tim, và khám bụng.

Thường không cần làm các xét nghiệm. Chỉ một số trường hợp có thể lấy mẫu phân nếu:

  • Con bạn cực kỳ không khỏe
  • Phân có dính máu
  • Được nhập viện
  • Nghi ngờ ngộ độc thực phẩm
  • Gần đây có du lịch nước ngoài
  • Các triệu chứng không chuyển biến tốt hơn

Sẽ làm các xét nghiệm sau lấy mẫu để tìm nguyên nhân nhiễm trùng.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hầu hết trẻ bị viêm dạ dày ruột với triệu chứng nhẹ sẽ đõ dần sau vài ngày. Điều quan trọng là cần bù đủ nước cho trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ không cần phải đến khám. Tuy nhiên cần đưa trẻ đi khám trong những tình huống sau (hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào đáng lo):

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ mắc bệnh lý nền (ví dụ bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường, tiền sử sinh non).
  • Trẻ sốt cao
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị mất nước tiến triển
  • Trẻ lơ mơ, mơ màng
  • Trẻ nôn và không thể bù nước
  • Trẻ đi cầu hoặc nôn có máu
  • Trẻ đau bụng dữ dội
  • Nhiễm trùng mắc phải ở nước ngoài
  • Trẻ có các triệu chứng nặng, hoặc bạn cảm thấy tình trạng bệnh trở nên nặng hơn
  • Các triệu chứng của trẻ không ổn định (ví dụ nôn đã hơn 1-2 ngày hoặc tiêu chảy đã 3-4 ngày nhưng chưa chuyển biến tốt hơn).

Xem thêm : Những biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh

Điều trị gì cho trẻ bị bệnh viêm dạ dày ruột?

Nhờ hệ miễn dịch của trẻ có khả năng loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng nên triệu chứng viêm dạ dày ruột thường ổn định trong vòng vài ngày hoặc lâu hơn. Có thể cho trẻ điều trị tại nhà. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hoặc có các biến chứng thì nên đưa trẻ nhập viện.

Lưu ý: Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị mất nước hoặc sẽ mất nước thì nên tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp.

Thường không cần dùng thuốc

Bạn không nên sử dụng thuốc để cầm tiêu chảy cho trẻ dưới 12 tuổi vì có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để hạ nhiệt khi sốt cao, để giảm đau đầu.

Viêm dạ dày ruột gây nên biến chứng gì?

Biến chứng do viêm dạ dày ruột ít phổ biến ở trẻ em nước Anh và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Khả năng cao xuất hiện biến chứng nếu trẻ mắc bệnh nền (mãn tính) như đái tháo đường, hoặc khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu như sử dụng steroid kéo dài hoặc hóa trị liệu. Các biến chứng có thể bao gồm:

Mất cân bằng nước và điện giải. Đây là biến chứng phổ biến nhất, do mất nước và muối qua phân hoặc qua nôn mửa nhưng trẻ không được bù đủ dịch. Nếu trẻ được bù dịch thì khó xảy ra tình trạng này hoặc nếu có thì chỉ mất cân bằng nhẹ và sẽ sớm hồi phục.

Biến chứng phản ứng. Các cơ quan khác của cơ thể có thể phản ứng với nhiễm trùng đường ruột nhưng rất hiếm, bao gồm viêm khớp, viêm da, viêm mắt (viêm kết mạc và viêm màng bồ đào). Biến chứng này không phổ biến nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi rút.

Lan truyền nhiễm trùng sang các bộ phận khác trong cơ thể trẻ như lan sang xương, khớp, màng não, tủy sống nhưng khá hiếm. Viêm dạ dày ruột do Salmonella mới có thể gây ra biến chứng này.

Hội chứng tiêu chảy kéo dài có thể có nhưng hiếm

Hội chứng ruột kích thích đôi khi được kích hoạt sau viêm dạ dày ruột.

Bất dung nạp Lactose đôi khi có thể xảy ra sau viêm dạ dày ruột, còn được gọi là bất dung nạp lactose thứ cấp hoặc mắc phải. Viêm dạ dày ruột gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến đường ruột thiếu enzym lactase, đây là enzym cần thiết giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Bất dung nạp Lactose dẫn đến chướng bụng, đau bụng, đầy hơi và đi cầu phân lỏng sau khi uống sữa. Tình trạng trở nên tốt hơn khi hết nhiễm trùng và niêm mạc ruột lành trở lại.

Hội chứng huyết tán tăng urê máu là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng của viêm dạ dày ruột, thường do  nhiễm E. coli O157. Biểu hiện với thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận. Nếu được phát hiện và điều trị, hầu hết trẻ đều hồi phục tốt.

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra sau các nhiễm trùng đường ruột. Đây là nguy cơ chủ yếu đối với trẻ ở các nước đang phát triển.

Xem thêm : Vấn đề trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Bệnh Viêm Dạ Dày Ruột Ở Trẻ Em Ảnh Minh Họa

Ngăn ngừa lây nhiễm

Viêm dạ dày ruột rất dễ truyền từ người sang người. Do đó, bạn và con bạn cần có biện pháp để giảm lây truyền.

Nếu trẻ bị viêm dạ dày ruột, hãy rửa tay kỹ sau khi thay tã và trước khi chuẩn bị, khi nấu hoặc khi ăn. Tốt nhất là sử dụng xà phòng lỏng với nước ấm, nếu không thì sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào còn hơn là không có. Lau khô tay đúng cách sau khi rửa. Đối với trẻ lớn hơn mắc bệnh, nên làm những điều sau:

  • Thường xuyên dọn sạch nhà vệ sinh với chất khử trùng. Ngoài ra, làm sạch nút xả nước, bệ toilet, vòi rửa chén, bề mặt phòng tắm và tay nắm cửa tối thiểu 1 lần hàng nggày bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Nên dùng khăn lau dùng một lần (hoặc khăn lau chỉ dùng cho nhà vệ sinh).
  • Nếu trẻ dùng bô, hãy đeo găng tay trước khi cầm, đổ chất thải vào nhà vệ sinh, sau đó rửa bô bằng nước nóng và chất tẩy rửa rồi để khô.
  • Đảm bảo rằng con bạn đã rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh. Tốt nhất, nên rửa với xà phòng lỏng kèm nước ấm nhưng bất kỳ loại xà phòng cũng tốt hơn là không sử dụng. Lau khô đúng cách sau rửa tay.
  • Nếu quần áo hoặc khăn trải giường bị vấy bẩn, trước tiên hãy đổ phân vào nhà vệ sinh. Sau đó rửa riêng ở nhiệt độ càng cao càng tốt.
  • Đừng để con bạn dùng chung khăn tắm với người khác.
  • Đừng để trẻ phụ chuẩn bị thức ăn cho người khác.
  • Trẻ nên nghỉ học, không đi nhà trẻ, vv, cho đến ít nhất 48 giờ sau đợt tiêu chảy hoặc nôn mửa cuối cùng. Trẻ cũng nên tránh tiếp xúc với những đứa trẻ khác trong thời gian này. (Đôi khi thời gian này có thể lâu hơn với một số bệnh nhiễm trùng. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn.)
  • Nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột được biết là (hoặc nghi ngờ là) một loại vi trùng có tên Cryptosporidium thì con bạn không nên bơi trong bể bơi trong 2 tuần sau đợt tiêu chảy cuối cùng.

Có thể ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày ruột?

Những lời khuyên trong phần trước nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan đến những người khác. Nhưng dù không tiếp xúc với người bị viêm dạ dày ruột, thì vẫn nên bảo quản, chuẩn bị và nấu thức ăn đúng cách và vệ sinh tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày ruột. Đặc biệt, luôn luôn rửa tay và dạy trẻ rửa tay:

  • Sau khi đi vệ sinh (và sau khi thay tã).
  • Trước khi chạm vào thức ăn.
  • Sau khi làm vườn.
  • Sau khi chơi với vật nuôi (động vật khỏe mạnh có thể mang theo một số vi khuẩn có hại).

Biện pháp đơn giản là rửa tay thường xuyên và đúng cách sẽ giảm thiểu đáng kể khả năng bị viêm dạ dày ruột.

Ở các quốc gia vệ sinh kém cần phải thực hiện thêm các biện pháp khác. Ví dụ, tránh sử dụng nước và những đồ uống khác nguy cơ không an toàn và tránh ăn thực phẩm được rửa trong nước không an toàn.

Cho trẻ bú cũng là biện pháp bảo vệ. Trẻ bú sữa mẹ có ít khả năng viêm dạ dày ruột so với trẻ bú bình.

Tiêm chủng

Như đã đề cập trước đó, vi rút Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Có một loại vắc-xin hiệu quả chống lại vi rút Rota, được áp dụng tiêm cho trẻ sơ sinh tại Anh. Từ tháng 9 năm 2013, trẻ sơ sinh được cung cấp thuốc nhỏ (đường miệng) để ngăn ngừa vi rút Rota cùng với các loại vắc-xin thông thường khác. Thuốc dạng này sử dụng cho trẻ ở tháng tuổi thứ 2 và 3.

Xem thêm : Lịch tiêm chuẩn cho trẻ từ 0-12 tuổi chuẩn và đầy đủ

…..

Ngoài ra nếu còn thắc mắc cần tư vấn trao đổi hơn về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em cũng như các bệnh lý khác các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ chuyên khoa khám bệnh nhi tại pasteur qua hotline 02363811868 để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt nhất

THS.BS Nguyễn Đình Tuấn

Phòng khám đa khoa Pasteur

Từ khóa » Viêm Ruột Cho Trẻ Sơ Sinh