Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò Nguy Hiểm Nhưng Không Lây Cho ...
Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện từ tháng 10-2020
Bệnh viêm da nổi cục là do virus Lumpy Skin gây ra. Bệnh viêm da nổi cục lần tiên được phát hiện và mô tả tại Zambia vào năm 1929, sau đó dịch bệnh đã lây lan và lưu hành ở hầu khắp các châu lục. Đến nay, bệnh viêm da nổi cục là dịch bệnh địa phương tại hầu hết các nước châu Phi.
Khoảng tháng 8-2020, bệnh viêm da nổi cục xuất hiện tại Trung Quốc. Khi bệnh xuất hiện ở Trung Quốc, Cục Thú y đã có những cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp nhận biết và phòng chống dịch bệnh gửi các địa phương.
Bệnh viêm da nổi cục lần đầu tiên phát hiện xâm nhiễm vào Việt Nam từ tháng 10-2020. Hiện nay, cả nước có 761 ổ dịch tại 21 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày với hơn 20 nghìn con gia súc bị mắc bệnh, số gia súc đã tiêu hủy hơn 1.500 con.
“Ngay từ khi mới xuất hiện nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xâm nhiễm vào Việt Nam thì Cục Thú y đã có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc nhận biết cũng như triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do rất quan trọng là các véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là ruồi, muỗi, ve, mòng là yếu tố làm lây lan rất nhanh, rất xa và rộng”, ông Long chia sẻ.
Ông Long cũng cho biết, mặc dù bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò khá nguy hiểm vì khả năng lây lan bệnh nhanh, gây thiệt hại cho gia súc và người chăn nuôi, nhưng véc tơ truyền bệnh này không có khả năng lây lan trên người nếu người tiêu dùng “lỡ ăn” phải trâu bò bệnh.
"Quy định của pháp luật cấm tuyệt đối việc buôn bán vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, bao gồm cả bệnh viêm da nổi cục. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý các đối tượng cố tình buôn bán các sản phẩm đó. Nếu không may mua phải các sản phẩm bị nghi nhiễm mầm bệnh thì người dân cứ yên tâm là virus này không lây nhiễm và không gây bệnh ở người", ông Long nhấn mạnh.
Đã có vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục
Theo ông Long, hiện nay, trên thế giới đã có vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục. Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y chỉ đạo các phòng chức năng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và các cơ quan liên quan đang khẩn trương tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng và hướng dẫn sử dụng vaccine.
Đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong khi đó vaccine lại chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT xem xét quyết định cho phép nhập khẩu trên bốn triệu liều vaccine.
Trong số hơn bốn triệu liều được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đã nhập khẩu, cung ứng và các địa phương đã sử dụng gần 700.000 liều, hiện nay 1 triệu liều đang trong quá trình đánh giá vô trùng và an toàn theo quy định của Luật Thú y trước khi đưa vào sử dụng.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, để ngăn chặn nguy cơ mua phải thịt gia súc bị bệnh, ông Long khuyến cáo người tiêu dùng khi mua thịt cần phải hỏi rõ gia súc đó nguồn gốc ở đâu.
Mặt khác, mua thịt gia súc ở những cơ sở giết mổ, buôn bán đã được cơ quan thú y, cơ quan có thẩm quyền kiểm soát.
“Gia súc là vật nuôi có giá trị lớn, trước khi đưa vào giết mổ thường qua công tác kiểm dịch nếu vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh kia hoặc tại các cơ sở giết mổ đều có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát. Chúng ta sẽ truy suất được nguồn gốc của gia súc đó như thế nào”, ông Long nói.
Ngoài ra, ông Long cũng lưu ý người tiêu dùng khi mua thịt cần để ý với gia súc bị bệnh thường trên da nó hình thành các u cục, thậm chí là loét. Với những thịt có da thì chúng ta có thể nhận biết được xem da đó có biểu hiện bất bình thường, bị bệnh hoặc lở loét không.
“Một số người dân phản ánh với gia súc bị bệnh thịt thường có mùi tanh, không được thơm như thịt gia súc khỏe mạnh”, ông Long nói thêm.
Bệnh viêm da nổi cục là bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, nhiều địa phương chưa có kế hoạch và chưa bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có kinh phí mua vaccine và tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vaccine để chống dịch lây lan diện rộng. Do đó, các địa phương cần khẩn trương lên kế hoạch, đăng ký mua vaccine và triển khai tổ chức vào cuộc quyết liệt để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Từ khóa » Bò đang Bị Dịch Bệnh Gì
-
Cách Nhận Biết Trâu Bò Bị Bệnh Viêm Da Nổi Cục Và Cách Phòng Chống
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò Là Gì, Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục ở Trâu, Bò Không Gây Bệnh Và Lây Nhiễm ở Người
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò Và Một Số Biện Pháp Phòng, điều ...
-
BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU BÒ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG ...
-
Dịch Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu, Bò đe Dọa Giảm Nguồn Cung ...
-
Hướng Dẫn Phòng Và Xử Lý Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu, Bò Trên ...
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Một Số đặc điểm Của Bệnh Viêm Da Nổi Cục
-
Người Nuôi Bò Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Bò Bị Viêm Da Nổi Cục? | VTC16
-
Lâm Đồng: Dịch Bệnh Viêm Da Nổi Cục ở Bò Lây Lan Nhanh
-
Nông Dân Nhiều Tỉnh Thiệt Hại Nặng Vì Dịch Bệnh Viêm Da Nổi Cục ở ...
-
Tác Hại Của Bệnh Viêm Da Nổi Cục ở Trâu, Bò Và Cách Phòng Chống ...
-
Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu, Bò Cơ Bản được Khống Chế
-
Thịt Trâu Bò "ế" Do Bệnh Viêm Da Nổi Cục, Ngành Chức Năng Khuyến ...
-
Đã Cơ Bản Khống Chế được Bệnh Viêm Da Nổi Cục Trên Trâu Bò