BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Thông tin, nhiệm vụ của lãnh đạo
    • Phòng chức năng
      • Văn phòng Sở
      • Phòng Tổ chức Cán bộ
      • Phòng Kế hoạch - Tài chính
      • Phòng Pháp chế
      • Phòng Quản lý xây dựng công trình
      • Thanh tra Sở
    • Đơn vị Quản lý nhà nước
      • Chi cục Chăn nuôi và Thú y
      • Chi cục Kiểm lâm
      • Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
      • Chi cục Phát triển nông thôn
      • Chi cục Thủy lợi
      • Chi cục Thủy sản
      • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
    • Đơn vị sự nghiệp
      • BQL Cảng cá Trần Đề
      • Trung tâm Khuyến nông
      • Trung tâm Giống Nông nghiệp
      • Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
    • Ban Quản lý Dự án
      • BQL Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)
      • BQL Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD)
      • BQL Dự án Phát triển Chăn nuôi bò
      • BQL Dự án Phát triển Cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018-2021 và định hướng đến năm 2030
      • BQL Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MRCP)
  • Chỉ đạo, điều hành
    • Lịch công tác
    • Văn bản Chỉ đạo, Điều hành
    • Công tác Thanh tra
    • Khen thưởng, Xử phạt
  • Chuyển đổi số
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ
  • Sơ đồ website
  • Góp ý
  • Trang chủ
  • Thông báo - Hướng dẫn
Lượt xem: 8336 BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ 17/06/2021

Bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD) là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò (bệnh này còn được gọi là bệnh Da sần trên trâu, bò). Vi rút này không lây nhiễm và gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng; trâu, bò có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. Để kịp thời phát hiện và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, chúng tôi xin thông tin một số đặc điểm và biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò như sau:

1. Đặc điểm của vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục          - Vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.          - Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 650C trong 30 phút, 550C trong 2 giờ. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da khi được giữ ở nhiệt độ -800C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 40C trong 6 tháng.          - Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc axít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 370C.          - Hóa chất sử dụng để diệt vi rút Viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.          - Vi rút Viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt (Ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng). 2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Viêm da nổi cục          Động vật mẫn cảm với vi rút Viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10-20%, tỷ lệ chết khoảng 1-5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.          Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh mặc dù đến nay chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể, muỗi, ruồi cắn và ve đực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền vi rút. Vai trò của các véc tơ truyền bệnh là khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau, phụ thuộc vào nguồn và đặc điểm của mỗi loại véc tơ. Các nốt sần và vảy da chứa một lượng vi rút Viêm da nổi cục tương đối cao. Vi rút có thể được phân lập từ những bệnh phẩm này trong 35 ngày và có thể lâu hơn. Vi rút có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tiết ở mắt và mũi và tinh dịch. Vi rút được tìm thấy trong máu trong khoảng từ 7 - 21 ngày sau khi nhiễm bệnh, với mức độ thấp hơn so với trong các nốt sần ở da tại cùng thời điểm lấy mẫu. Sự bài thải của vi rút trong tinh dịch có thể kéo dài tới 42 ngày. Cũng có bằng chứng về sự lây truyền vi rút qua nhau thai. Trong một số trường hợp, động vật mang mầm bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng mang vi rút trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu. 3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Viêm da nổi cục          Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh (không phụ thuộc vào tuổi tác và giới tính) mà con vật có thể có các triệu chứng sau: Bỏ ăn, ít ăn, ngại vận động. Bệnh trải qua quá trình sốt hai giai đoạn, xuất hiện sau thời gian ủ bệnh 4-12 ngày (trung bình 7 ngày). Nhiệt độ tăng lên 40-41,5°C, có thể kéo dài trong khoảng 6-72 giờ, có khi lên đến 10 ngày. Có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hầu họng tăng tiết dịch. Xuất hiện ngày càng nhiều (trong vòng 1-2 ngày) nốt sần hình tròn không đều đường kính khoảng 2 – 5 cm trên da, làm những vùng này lông dựng đứng và tại chỗ này da hơi gồ lên. Các nốt u sần này có thể lan rộng hoặc chỉ giới hạn ở một vài bộ phận (Đầu, cổ, cơ quan sinh dục, bầu vú,và các chân). Tại các nốt sần phần biểu bì dưới thường bị phù nề, chúng từ từ cứng lại và hình thành nên vết u sần giống đồng tiền nhưng nhìn kỹ sẽ có vết lõm ở giữa. Miệng đôi khi có hoại tử dạng hình tròn điển hình, các biểu mô bệnh bị bong ra. Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển. Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng. 4. Chẩn đoán bệnh Viêm da nổi cục          - Chẩn đoán sơ bộ tại thực địa dựa trên những biểu hiện như sốt và các nốt sần đặc trưng trên da trâu, bò mắc bệnh.          - Khi có trâu, bò có biểu hiện nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục cần báo cáo ngay cho Chính quyền địa phương và nhân viên thú y xã, phường, thị trấn để kiểm tra, lấy mẫu và xác minh nguyên nhân gây bệnh bằng xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm do Cục Thú y chỉ định. 5. Các biện pháp phòng, chống bênh Viêm da nổi cục 5.1. Khi chưa có trâu, bò có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục          - Tổ chức thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn.          - Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát trâu, bò, kịp thời phát hiện các trường hợp trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.          - Chỉ nhập, tiếp nhận trâu, bò rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.          - Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, bao gồm tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc.          - Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.          - Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát. Trường hợp phát hiện trâu, bò nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục, phối hợp với cơ quan Thú y chủ động lấy mẫu gửi đến các phòng xét nghiệm của Cục Thú y để xét nghiệm. 5.2. Đối với địa phương đã có trâu, bò có biểu hiện của bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục:          - Tổ chức cách ly toàn bộ trâu, bò chưa có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục; nuôi nhốt trâu, bò tại các khu vực có trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh.          - Tổ chức tiêu hủy toàn bộ trâu, bò có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục.          - Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,… liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh.          - Khoanh vùng dịch, xã có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch.          - Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh Viêm da nổi cục; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển trâu, bò ra khỏi địa bàn xã.          - Tổ chức kê khai số lượng trâu, bò, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có dịch cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường.          - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực chăn nuôi, nuôi nhốt trâu, bò.          - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.          - Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng vắc xin theo khuyến cáo của ngành Thú y. Với các thông tin nêu trên phần nào giúp người chăn nuôi nắm được đặc điểm của bệnh và biện pháp phòng, chống cho đàn trâu, bò của mình. Mọi thắc mắc, xin liên hệ Phòng Quản lý dịch bệnh - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng (điện thoại 02993 611 832) hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố để được hướng dẫn./. Phạm Minh Tú - Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mỹ Tú Tweet Tin khác
  • Thông báo: Tuyển dụng viên chức lam viêc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng trực thuộc Sơ Nông nghiêp va Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, năm 2024 08/11/2024 (248 Lượt xem )
  • Thông báo triệu tập thí sinh tham dự sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông... 08/11/2024 (227 Lượt xem )
  • Kế hoạch tổ chức sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng,... 06/11/2024 (168 Lượt xem )
  • Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 25/10/2024 (133 Lượt xem )
  • Thông báo: Bổ sung nội dung Phiếu đăng ký dự tuyển của thí sinh trong kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 22/10/2024 (326 Lượt xem )
1 2 3 4 5 ...
Thông báo - hướng dẫn Thông báo: Tuyển dụng viên chức lam viêc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng... Thông báo triệu tập thí sinh tham dự sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên... Kế hoạch tổ chức sát hạch đánh giá năng lực ngoại ngữ trong kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại... Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024 Thông báo: Bổ sung nội dung Phiếu đăng ký dự tuyển của thí sinh trong kỳ tuyển dụng... Thông bao Tuyển dụng viên chức làm việc tại Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề thuộc Sở Nông... Một số quy định cơ bản về kinh doanh giống cây trồng,. giống vật nuôi Một số quy định trong sản xuất, mua bán giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm... Một số quy định cơ bản cần biết khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y Chế tài xử phạt vi phạm về kinh doanh phân bón, qua một năm thực hiện Nghị định 31/2023/NĐ-CP của... KINH DOANH PHÂN BÓN - THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, MỘT SỐ QUY ĐỊNH NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực... Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý chất... BỆNH DẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG Thông báo: Lịch tiếp công dân năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh... Thông báo về việc cung cấp mã QR (Quick Response) phục vụ tìm hiểu thông tin và thực... Thông báo lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2023 Thông tin số điện thoại đường dây nóng nắm phản ánh tình hình dịch bệnh trên tôm nước... Quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xử lý sạt lở... Thông báo Khai giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá... Thông báo Kết quả tuyển dụng và hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng viên chức Sở Nông nghiệp... Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030 Phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2030 Thông báo số 01/TB-TTHC ngày 04/01/2022 của Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công... Thông báo Lịch tiếp công dân của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh... Thông báo về việc công bố số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ tiếp nhận ý kiến... Thông báo về việc tạm hoãn tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại các... Thông báo triệu tập thí sinh, công bố nội dung ôn tâp, lệ phí tham dự vòng 2 kỳ tuyển... Thông báo Kết quả kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển vòng 1 của thí sinh tham dự kỳ... Một số giải pháp phòng chống và khôi phục sản xuất trồng trọt sau bão số 9 (RAI) Chỉ thị 32/CT-TTg Về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh... Thông báo về việc ứng phó với triều cường tháng 12/2021 Giới thiệu về Quyết định Hướng dẫn Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phòng, chống... Thông báo Tuyển dụng Viên chức năm 2021 Thông báo số 06/TB-TTHC ngày 09/11/2021 của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc... Sóc Trăng: Giải pháp sản xuất hành tím sớm tại thị xã Vĩnh Châu Một số giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả vụ Đông Xuân 2021-2022 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT AO TÔM TRONG GIAI ĐOẠN MÙA MƯA VÀ CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19 Thông báo đường dây nóng tiếp nhân, hỗ trợ xử lý thông tin về sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông... Các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút Cúm gia cầm thể... Thông báo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm... BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ Kế Sách: Bệnh Mốc hồng phát triển mạnh trên cây bưởi Thông báo thay đổi địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh... Các quy định về xây dựng mã số vùng trồng Dự thảo báo cáo Khung môi trường xã hội, Dân tộc thiểu số và tái định cư - Dự án "Phát triển thủy... Thông báo về việc thực hiện thủ tục hành chính "Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu... Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3, 4 thuộc... Ứng dụng Quan trắc nước trên điện thoại thông minh Quy định về trang bị an toàn cho tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét (m) Liên kết Website
select
  • HỘI SÁCH TRỰC TUYẾN QUỐC GIA 2020
  • Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng
  • Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật năm 2021"
  • Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân"
  • Cổng TTĐT tỉnh Sóc Trăng
số lượt truy cập
  • Tất cả: 1569581
Bản quyền thuộc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng Địa chỉ: Số 08, đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: (0299) 3821 913 - Fax: (0299) 3826 086 Thư điện tử: sonongnghiepvaptntst@vnn.vn hoặc sonnptnt@soctrang.gov.vn Website: www.sonnptnt.soctrang.gov.vn

Từ khóa » Dịch Bệnh Bò Nổi Cục