Bệnh Viêm Da ở Heo Do Staphylococcus Hyicus. - BacLieu
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay nhiều bệnh lạ trước kia ít khi xảy ra, nay do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nóng, lạnh bất thường; nên một số bệnh phát sinh, người chăn nuôi ít gặp. Gần đây ông Bùi Minh Hòa, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân có gởi câu hỏi nhờ chuyên gia tư vấn.
Câu hỏi của ông như sau: Tôi đang nuôi một đàn heo được 14 con, hiện nay heo đang được khoảng 3 tháng tuổi, cách đây 1 tuần đàn heo của tôi bị bệnh lạ:Lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, đầu gối xuất hiện những nốt lốm đốm mầu nâu nhạt, 5 ngày sau đó những nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở nên thâm tím, có khi đen. Bề mặt da lở loét và bao phủ một lớp dịch rỉ ra nhờn nhờn, sau đông khô dính bết lông và xuất hiện những đám mầu nâu trên da. Xin hỏi chuyên gia đây là bệnh gì, phòng, trị bệnh ra sao?
Xin cám ơn!
Câu hỏi của ông được TS Nguyễn Xuân Khoa, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Bạc Liêu trả lời như sau: Như ông trình bày, theo tôi đó là Bệnh viêm da ở heo do Staphylococcus Hyicus. Cụ thể như sau:
+Tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm da ở heo do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da: gây viêm da, nhiễm trùng và nặng có thể dẫn đến các biến chứng khác hoặc giết chết heo.
Bệnh viêm da thường xảy ra riêng lẻ trên 1 số ít heo con trong trại. Tuy nhiên, ở 1 số trang trại có số lượng heo con của heo nái tơ (heo nái đẻ lứa đầu) cao thì rất có thể bệnh sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn với tỉ lệ heo con sơ sinh và heo con cai sữa nhiễm bệnh tăng cao.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong những ngày trước khi sinh, số lượng vi khuẩn Staphylococcus hyicus trong âm đạo heo mẹ tăng cao, do đó, heo con có thể nhiễm khuẩn ngay khi vừa mới sinh ra.
+Mức độ thiệt hại của bệnh viêm da như thế nào?
Mức độ nhiễm bệnh viêm da và thiệt hại do bệnh gây ra tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khâu vệ sinh chăm sóc cho đến phòng bệnh…của mỗi trại.
Theo thống kê của các nhà khoa học, tỷ lệ tử vong do Sta. hyicus trung bình trên đối tượng heo con là 5%. Nghĩa là nếu nhà bạn có 100 heo con nhiễm bệnh thì sẽ có 5 heo con chết do nhiễm Sta. hyicus. Ngoài ra, những heo đã nhiễm bệnh nhưng không chết có tỷ lệ tăng trọng giảm 10% trong suốt cả quá trình nuôi.
+Nguyên nhân gây bệnh viêm da.
Như đã nói ở trên, bình thường, vi khuẩn Staphylococcus hyicus vẫn có mặt trong môi trường sống của heo nhưng nó không gây bệnh. Chỉ khi có điều kiện thuận lợi → sức đề kháng của heo giảm xuống → vi khuẩn mới nhân lên với số lượng lớn và gây bệnh cho heo.
Một số nguyên nhân chính tạo điều kiện cho Sta nhân lên và gây bệnh viêm da như sau:
- Heo bị bệnh mụn nước do virus (ví dụ như parvovirus hay virus đậu…)
- Heo mất cân bằng dinh dưỡng (heo thiếu kẽm, vitamin).
- Heo nhiễm nấm ngoài da.
- Heo bị bệnh vảy phấn hồng.
- Heo nhiễm ký sinh trùng (bao gồm cả rận, ghẻ)
- Chuồng trại không thông thoáng, độ ẩm cao → heo stress, giảm miễn dịch của heo con (đặc biệt là heo con của heo nái tơ).
- Thiếu cạnh tranh hệ vi khuẩn trên da.
- Trầy da cơ học + vệ sinh kém → nhiễm khuẩn từ môi trường.
+Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây bệnh viêm da
-Khi có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên và tấn công heo. Đầu tiên, nó gây sưng, viêm, loét lớp biểu bì của da. Sau đó lan xuống lớp thượng bì và làm viêm loét nang lông làm cho tuyến bã nhờn của nang lông tiết ra nhiều quá mức. Kết hợp với dịch nhờn tiết ra từ những vết loét làm cho tổn thương lây lan càng nhanh và loét càng nặng.
-Khi dịch tiết trên bề mặt da khô lại, làm cho da bị co rút → hình thành nên các vết nứt sâu và ngày càng lan rộng.
-Các vết loét càng lan rộng → dịch rỉ viêm tiết ra càng nhiều → tình trạng mất nước, mất điện giải và mất protein huyết thanh càng nặng → heo thường chết do các nguyên nhân này.
-Khi mất nước quá nhiều → biểu mô thận thoái hóa và bong tróc → thận tổn thương. Ngoài ra, khi tấn công heo, vi khuẩn còn tiết ra độc tố tấn công gan và thận → gây tổn thương cho những cơ quan này.
+Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da do vi khuẩn Staphylococcus hyicus.
Dấu hiệu ban đầu khi heo vừa nhiễm bệnh viêm da thường là nhìn heo bơ phờ, chậm chạp, ít vận động, chán ăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện đồng loạt trên cả lứa heo hoặc 1 phần của lứa.
-Tiếp đó thấy da ửng đỏ lên chủ yếu ở vùng da mỏng như vùng nách, háng, da bụng nhưng heo không ngứa, nhiệt độ cơ thể cũng không nóng lên.
Heo con bị viêm da và nhiễm trùng khớp chân sau do Sta.hyicus( nguồn Internet)
-Tiếp đến, xuất hiện các nốt màu nâu có đường kính 1-2 cm, xung quanh bao bọc bởi huyết thanh và dịch rỉ viêm ở vùng da mặt và đầu. Theo thời gian, các nốt chuyển từ màu nâu sang đen dần do hoại tử.
Nốt màu nâu trên da (Ảnh internet)
Trong trường hợp viêm cấp tính, các mảng da viêm lan rộng nhanh chóng và kết thành khối, mảng trên da rồi lan ra toàn thân chỉ trong vòng 24-48h. Các mảng viêm có thể bong tróc ra để lại những mảng da loét với đầy dịch rỉ viêm (nên bệnh còn có tên gọi khác là “Greasy pig disease” – tạm dịch là bệnh heo mỡ). Heo mất nước, mất điện giải trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Heo con viêm da cấp tính (Ảnh internet)
Dù các vết loét thường bắt đầu từ phần da bên ngoài nhưng nhiều trường hợp, nó cũng có thể viêm loét ở trong miệng và trên lưỡi.
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Với heo lớn hơn 8 tuần tuổi thường chỉ có một vài tổn thương ở phần đầu, heo bị bệnh không chết nhưng tăng trưởng chậm.
Tỷ lệ chết cao nhất trên heo con dưới 8 tuần tuổi (Ảnh internet).
Heo trưởng thành thỉnh thoảng có một vài nốt viêm màu nâu xuất hiện trên lưng và hai bên sườn. Tuy nhiên, các tổn thương trên heo trưởng thành thường không liên quan đến việc bùng phát bệnh viêm da trên heo con.
Các nốt viêm dọc sống lưng trên heo trưởng thành (Ảnh internet)
+Biểu hiện bệnh tích mổ khám bệnh viêm da
-Bệnh tích quan sát thấy đầu tiên khi mổ heo là hiện tượng mất nước và heo rất hôi.
Heo hôi và mất nước (Ảnh minh họa)
-Trên da xuất hiện các khe nứt có chứa bụi bẩn và rác từ môi trường.
-Trường hợp mãn tính, heo bị viêm tai ngoài.
-Xuất hiện các vết cắt trên nhú thận, niệu quản. Tổ chức thận chứa các mảnh vỡ tế bào. Viêm bể thận.
Quan sát dưới kính hiển vi: nang lông viêm có mủ, Các hạch bạch huyết dưới da tích nước và sưng to, viêm có mủ.
+Làm gì khi heo đã nhiễm bệnh viêm da?
-Khi phát hiện heo nhiễm bệnh viêm da, tùy vào tiên lượng của mỗi con mà xác định xem có nên điều trị hay không, vì một số trường hợp quá nặng ta nên loại bỏ để tránh lây lan sẽ tốt hơn điều trị.
-Sau khi loại bỏ những con quá yếu, bệnh quá nặng, ta tiến hành điều trị những con còn lại theo các bước sau:
-Cách ly toàn bộ heo bệnh ra khỏi đàn.
-Chọn loại kháng sinh nhạy cảm với Sta.hyicus dựa theo kết quả kháng sinh đồ của vùng mình.
-Dưới đây là 1 ví dụ về kết quả kháng sinh đồ của Sta.hyicus và Sta.aureus của khu vực châu Âu năm 2012.
-Chọn loại kháng sinh nhạy cảm với Sta.hyicus dựa theo kết quả kháng sinh đồ
-Một số kháng sinh có thể dùng điều trị Sta.hyicus hiện nay bao gồm: Amoxycillin, penicillin, OTC, ceftifur, cephalexin, gentamycin, lincomycin, …
TS Nguyễn Xuân Khoa
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuât Bạc Liêu
Từ khóa » Da Lợn Có Chấm đỏ
-
Mua Thịt Lợn Thấy Có Dấu Hiệu Này, đừng Tham Rẻ Kẻo Rước Bệnh
-
Heo Nổi Mẩn đỏ, Viêm Da Làm Sao để Biết Nguyên Nhân? - VietDVM
-
Các Bệnh ở Lợn: Nổi Nốt đỏ, Phải Làm Sao Và Cách điều Trị
-
Heo Nổi Mẩn đỏ, Viêm Da Làm Sao để Biết Nguyên Nhân?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Lợn Bị Nổi Mẩn đỏ - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Những Nguyên Nhân Cơ Bản Gây Ra Triệu Chứng Nổi Mẩn đỏ Trên Heo
-
Khắc Phục Lợn Bị Da Mẩn đỏ, Ngứa Ngáy, Hay Cọ Sát Tường, Rụng ...
-
Lợn Bị Viêm Da, Chữa Bằng Cách Nào? | VTC16 - YouTube
-
Ghê Rợn Lợn Nổi Mẩn đỏ To Như đầu đũa | VTC16 - YouTube
-
Các Bệnh Ngoài Da ở Lợn - Lợn Bị Nổi Mẩn đỏ Là Bệnh Gì? - YouTube
-
Thịt Lợn Xuất Hiện Dấu Hiệu Sau Dù Tiếc Cũng Phải Vứt Ngay, Có được ...
-
15+ Nguyên Nhân Dẫn Tới Heo Sốt đỏ Toàn Thân - Goovet
-
Video Lợn Nóng Sốt, Bỏ ăn, Da Mẩn đỏ Phải Chữa Ra Sao?