Bệnh Viêm Họng Mãn Tính: Chẩn đoán Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bệnh viêm họng mãn tính: Chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh viêm họng mãn tính: Chẩn đoán và cách điều trị
Đặt lịch
Đã tìm cách điều trị những viêm họng nhưng không hết, cơn đau họng kéo dài đã hơn một tháng, cảm giác nóng rát ở cổ họng gây khó chịu, mệt mỏi, khó khăn trong việc nuốt, khàn tiếng luôn bám theo bạn. Đó cũng chính là chẩn đoán lâm sàng cơ bản của bệnh viêm họng mãn tính. Vậy viêm họng mãn tính là gì, bệnh này có nguy hiểm không, biện pháp điều trị ra làm sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết thêm thông tin về căn bệnh này.
Bệnh viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là một trong những căn bệnh viêm họng nhưng tình trạng bệnh tình bị kéo dài, dai dẳng hơn một vài tuần. Viêm họng mãn tính có thể do nhiễm trùng hoặc một số yếu tố tác động khác. Đây cũng chính là hậu quả của việc điều trị viêm họng cấp tính không dứt điểm, nhu cầu dùng thuốc hay phương pháp điều trị không đáp ứng đúng bệnh.
Căn cứ vào đặc điểm tổn thương lớp niêm mạc cổ họng, bệnh viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể, cụ thể như sau:
- Viêm họng teo: Họng có màu hồng nhạt, có lớp vảy khô, màu vàng. Tuyến nhầy lớp niêm mạc họng bị teo đi, quá trình tiết chất nhầy không ổn định, dẫn đến tình trạng khô, ráp ở lớp niêm mạc họng.
- Viêm họng mãn tính sung huyết đơn thuần: Lớp niêm mạc họng đỏ, thấy rõ được lớp mạch máu.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: Lớp niêm mạc họng xung huyết đỏ, tiết nhiều chất nhầy, dính vào hai bên thành họng.
- Viêm họng mãn tính quá phát (viêm họng hạt): Lớp niêm mạc họng đỏ, các bạch huyết sau họng phát triển quá nhiều tụ thành các lớp to nhỏ rải rác trong họng hoặc tụ thành một dải dọc.
Viêm họng mãn tính có thể do một loại virus gây ra bệnh, dễ lây lan khi ho hoặc hắt hơi trong môi trường tiếp xúc người khác. Đây có thể được xem là một căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Viêm họng mãn tính cũng có thể là yếu tố gây ra các bệnh lý khác như: sốt, cảm cúm, sốt thấp khớp, nhiễm trùng trong máu, khó thở,…
Triệu chứng viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính là một căn bệnh tương tự như viêm họng cấp tính, nhưng viêm họng cấp tính ít nghiêm trọng hơn, không cần mất quá nhiều thời gian để điều trị. Vì vậy, triệu chứng của hai căn bệnh này không khác nhau quá nhiều còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, tùy thuộc vào cường độ của viêm họng.
Một số triệu chứng thường gặp phải khi bị viêm họng mãn tính như:
- Ho, ho lâu ngày, ho dai dẳng
- Đau, rát, ngứa cổ họng, lớp niêm mạc bị tổn thương
- Khàn giọng, khó nói do tổn thương dây thanh
- Khó nuốt, rát khi nuốt nước bọt, đau khi nuốt thức ăn
- Đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Sốt
- Hắt hơi, sổ mũi
- Viêm amidan đỏ
- Các tuyến trong cổ họng bị sưng
Tuy nhiên, không phải mỗi trường hợp mắc phải viêm họng mãn tính đều có đầy đủ các triệu chứng trên. Tốt nhất, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể kể đến cụ thể như:
- Nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn
Nhiễm virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng mãn tính như: virus cúm, virus cảm lạnh, liên cầu khuẩn,… Người bệnh thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm có có thể dẫn đến viêm họng.
- Môi trường ô nhiễm
Khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp, khói thải từ xe cộ, khói thuốc lá, khói đốt từ các chất thải là một trong những yếu tố gây ra chảy nước mũi, ngứa mũi, thời gian dài có thể gây ra viêm họng.
- Dị ứng
Tiếp xúc quá nhiều với chất gây dị ứng, phấn hoa, nước hoa, khói bụi, nấm mốc,…
- Căng cơ họng
Công việc buộc bạn phải nói nhiều, nói không nghỉ ngơi, nói ở âm vực cao,… khiến cho các cơ vùng họng bị căng, dây thanh bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khô họng.
- Viêm amidan
Viêm amidan là một trong những nguyên nhân phổ biến, được đa số bác sĩ chẩn đoán là nguyên nhân cơ bản dẫn đến viêm họng mãn tính, các cấu trúc vùng hoặc xung quanh họng bị tổn thương khá nhiều.
- Trào ngược thanh quản, trào ngược axit
Tình trạng trào ngược axit tiêu hóa từ dạ dày đến phía sau họng và đường thở mũi và quay trở lại thực quản. Qúa trình trào ngược ngày mang theo các axit gây viêm loét, viêm họng, tổn thương lớp niêm mạc họng. Bệnh nhân thường gặp phải các cơn đau, rát, khó nuốt, khàn tiếng.
- Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là nguyên nhân không phổ biến dẫn đến viêm họng mãn tính, tuy nhiên, trường hợp này có thể bắt gặp ở một số đối tượng.
Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến viêm họng mãn tính như: Hút thuốc lá, ho gà, bệnh sởi, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng,…
Chẩn đoán bệnh viêm họng mãn tính
Các triệu chứng của viêm họng mãn tính khá giống với bệnh viêm họng và viêm họng cấp tính, người bệnh tưởng chừng như mình chỉ đang bị bệnh viêm họng thông thường. Chính sự nhầm lẫn ấy, việc tự điều trị, bỏ qua quá trình thăm khám của bác sĩ dẫn đến tình trạng bệnh tình đến mức nghiêm trọng.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm lâm sàng, chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh và phân biệt với các bệnh lý:
1. Kiểm tra cổ họng
Bác sĩ sử dụng một cây tăm bông vô trùng để lấy chất dịch tiết trong họng của người bệnh để kiểm tra xem có sự hiện diện của bệnh viêm họng mãn tính hay không.
2. Kiểm tra thể chất
Bác sĩ tiến hành kiểm tra thể trạng thông qua việc đo cân nặng, kiểm tra vùng mũi và tai để xác nhận sự hiện diện cửa bệnh, bởi vì, tai mũi và họng là ba cơ quan thông nhau, cơ quan này bị tổn thương sẽ kéo theo cơ quan khác bị nhiễm trùng.
3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một cách chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất, mặc dù việc làm này tốn nhiều thời gian, nhưng sẽ cho biết chính xác kết quả bệnh tình người bệnh đang mắc phải. Bác sĩ tiến hành lấy một mẫu máu từ người bệnh rồi gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán sự hiện diện của bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng mãn tính
Mặc dù viêm họng mãn tính là căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể chữa trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi, cân nặng. Tốt nhất, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
1. Dùng thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh là biện pháp điều trị được đa số người bệnh viêm áp dụng, bởi những thuốc đặc hiệu giúp giảm nhanh các cơn đau, rát, cải thiện tình trạng bệnh tình nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị viêm họng mãn tính, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần báo cáo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.
Dưới đây là danh sách các loại thuốc kháng sinh hữu ích trong việc điều trị viêm họng mãn tính:
- Penicillin G Benzathine
- Penicillin VK
- Clindamycin
- Erythromycin
- Cephalexin
- Amoxicillin (an toàn khi sử dụng cho trẻ em)
Ngoài ra, còn có nhiều loại thuốc kháng sinh khác, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Biện pháp khắc phục tại nhà
- Súc miệng
Súc miệng bằng nước ấm có thể giúp xoa dịu cổ họng, làm giảm các cơn đau, tạo lớp màng bảo vệ lớp niêm mạc họng. Có thể cho một ít muối vào ly nước ấm để súc miệng, muối có chứa các thành phần kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của virus rất hiệu quả.
- Sử dụng giấm táo hoặc mật ong
Giấm táo và nước ấm mật ong là một trong những phương thuốc chữa viêm họng mãn tính hiệu quả, giúp thông họng, giảm đau, tiêu viêm. Sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, bệnh tình sẽ dần cải thiện.
* Gợi ý cho bạn đọc:
+ Mách bạn cách chữa viêm họng bằng giấm táo cực đơn giản
+ Bật mí cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong cực đơn giản
- Nghỉ ngơi hợp lý
Khá nhiều bệnh nhân bỏ qua biện pháp điều trị này, thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn, không bị căng thẳng cũng chính là biện pháp điều trị viêm họng mãn tính. Quá áp lực, quá căng thẳng, stress sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng thêm. Người bệnh cần biết cách sắp xếp công việc hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong quá trình điều trị bệnh, luôn giữ đầu óc thoải mái, tránh phiền muộn.
Một số biện pháp phòng chống viêm họng mãn tính
Để tránh bị viêm họng hạt mãn tính, trước hết người bệnh cần tránh bị viêm họng và có biện pháp phòng chống bệnh đúng cách, tránh virus và vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là những gợi ý bảo vệ sức khỏe không bị viêm họng mãn tính:
- Khi bệnh nhân phát hiện bị viêm họng hoặc viêm họng cấp tính càng sớm càng tốt, cần điều trị dứt điểm, tránh tình trạng điều trị quá lâu dẫn đến viêm họng mãn tính.
- Không được sử chung những vật dụng cá nhân đặc biệt là người bị viêm họng mãn tính.
- Thường xuyên vệ sinh vùng họng mỗi ngày, đánh răng trước và sau ngủ dậy, sau khi ăn, súc miệng bằng dung dịch có sẵn hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng để khử trùng, kháng khuẩn, chống hôi miệng.
- Môi trường sống, nhà cửa cần vệ sinh mỗi ngày, lau chùi bụi bẩn, đây cũng chính là biện pháp hữu hiệu phòng chống viêm họng mãn tính.
- Tránh ngủ trực tiếp hướng quạt hoặc dưới máy lạnh quá lâu, hơi gió thổi vào sẽ khiến cổ họng của bạn bị khô.
- Tránh những nơi có nhiều khí độc hại như nhà máy, xí nghiệp, công trường, phòng thí nghiệm, công việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, người bệnh nên dùng các vật dụng bảo hộ tốt nhất nên đeo khẩu trang.
- Trời chuyển lạnh, mầm mống bệnh dễ phát tán, người bệnh cần giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng họng, đeo khẩu trang, dùng khăn choàng cổ để phòng chống viêm họng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nước ép vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp tăng sức đề kháng.
- Tránh dùng đồ ăn, nước uống quá lạnh hoặc quá cay, hạn chế dùng nước đá vào những ngày lạnh.
- Dùng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho, nếu không có khăn giấy, có thể dùng tay để che miệng, sau đó vệ sinh tay bằng nước xà phòng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống có gas bởi đây cũng chính là yếu tố góp mặt gây viêm họng mãn tính.
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút.
Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Bệnh viêm họng mãn tính là gì?”, các triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp điều trị khi mắc phải căn bệnh này. Viêm họng mãn tính là một trong những căn bệnh nguy hiểm của tai mũi họng, người bệnh khi mắc phải căn bệnh này cần có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh chuyển hướng nghiêm trọng. Tốt nhất, người bệnh cần gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Viêm Họng Cấp Và Mãn Tính
-
Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Viêm Họng Mãn Tính Có Tiến Triển Thành Ung Thư? | Vinmec
-
Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Và Những điều Cần Lưu ý - Sở Y Tế
-
Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Giải đáp Thắc Mắc: Viêm Họng Mạn Tính Có Chữa Khỏi được Không?
-
Viêm Họng Mãn Tính: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa | TCI Hospital
-
Viêm Họng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Họng Mãn Tính: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
-
Viêm Họng Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Có Nguy Hiểm Không?
-
Chớ Coi Thường Viêm Họng Cấp Tính Và Triệu Chứng Viêm Họng Cấp
-
Bệnh Viêm Họng Hạt, Cấp Và Mãn Tính: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu ...
-
Điều Cần Biết Về Viêm Họng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm Họng Hạt Mãn Tính: Biến Chứng & Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Họng Hạt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị