Bệnh Viêm Loét Dạ Dày, Tá Tràng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cơ chế chủ yếu là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter Pylori – HP (là nguyên nhân chủ yếu và chiếm 90% các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng), do lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau.
Những yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày – tá tràng gồm lạm dụng rượu bia, thường xuyên làm việc trong môi trường mệt mỏi, căng thẳng, chế độ ăn uống và sinh hoạt không tốt như thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ cay nóng, thức quá khuya...
Người bệnh đau vùng thượng vị, từ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Đau có liên quan đến bữa ăn. Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kỳ và thành từng đợt. Ngoài ra còn có đầy bụng, khó tiêu, cảm giác nóng rát, đầy hơi, bụng chướng khó chịu, ngay cả khi đói và sau khi ăn đã lâu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn. Người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc dẫn đến mệt mỏi nhiều hơn.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể xuất hiện các biến chứng như xuất huyết đường tiêu hoá trên, thủng dạ dày – tá tràng, rò vào các tạng xung quanh (như đường mật, ruột non, tụy, đại tràng...) hay hẹp môn vị.
Mục tiêu của điều trị vêm loét dạ dày – tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng do loét bao gồm loại trừ các yếu tố nguy cơ gây loét và dùng thuốc chống loét.
Nguyên tắc điều trị là sử dụng phương pháp nội khoa gồm chống loét và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Chỉ thực hiện phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DẠ DÀY TW28 gồm các thành phần như lá khôi, dạ cẩm, cỏ lào, nhọ nồi, bồ công anh, bột súp lơ xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị làm giảm axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, giảm triệu chứng do viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản. DẠ DÀY TW28 được sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bị hội chứng trào ngược, người có các triệu chứng ợ chua, đau thượng vị. Vai trò của từng thành phần cụ thể như sau:
Lá khôi chứa tanin và glucoside, có tác dụng giảm các cơn đau ở bệnh nhân loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày.
Dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm. Thường được sử dụng chữa viêm loét dạ dày do tác dụng giảm đau, trung hòa a xít trong dạ dày, giảm bớt ợ hơi, ợ chua, làm vết loét se lại.
Cỏ lào có tác dụng làm giảm tiết dịch, rút ngắn thời gian liền vết thương do thúc đẩy nhanh quá trình tân tạo mô hạt và liền sẹo tại vết loét dạ dày, tá tràng.
Bồ công anh kết hợp với lá khôi làm tăng tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Nhọ nồi có tác dụng cầm máu.
Súp lơ xanh có tác dụng hỗ trợ phòng ung thư, diệt vi khuẩn HP (một trong những nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng).
Cách dùng:
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 2-3 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6-12 tuổi: Uống 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày.
Uống trước ăn 30 phút.
Mỗi đợt sử dụng 1-2 tháng.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
PV
Từ khóa » Mục Tiêu điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
-
Loét Dạ Dày Tá Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tìm Hiểu Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Theo Hướng Dẫn Của ...
-
Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn Đoán Và Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng (Loét Tiêu Hoá)
-
Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng - SlideShare
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Loét Dạ Dày - Hành Tá Tràng
-
Hướng Dẫn Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Theo Tiêu Chuẩn Của Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Mới Nhất - Thuốc Dân Tộc
-
Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Của Bộ Y Tế
-
Thuốc điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Khi Cần Thiết
-
Loét Tá Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị • Hello Bacsi