Bệnh Viêm Ruột Thừa Cấp, Mãn Tính: Dấu Hiệu Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, điển hình với những cơn đau xuất hiện xung quanh rốn và lan dần ra các vị trí lân cận. Đây là tình trạng khẩn cấp, cần được điều trị kịp thời để tránh nhiễm trùng lan rộng, gây đe dọa đến tính mạng. Trong những trường hợp cần thiết, can thiệp phẫu thuật sẽ được chỉ định để cắt bỏ vùng tổn thương.
Viêm ruột thừa là gì ?
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do một số nguyên nhân điển hình, chẳng hạn như: sự xâm nhập của vi sinh vật, khối u, tắc nghẽn chất thải… Điều này dẫn đến xuất hiện những cơn đau xung quanh rốn và lan dần ra các vị trí lân cận.
Theo đó, ruột thừa là một ống mỏng nối với ruột già, nằm ở phần dưới bên phải bụng. Đối với trẻ nhỏ, cơ quan này là một phần trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Đối với người trưởng thành, ruột thừa đã ngưng hẳn nhiệm vụ này, chức năng chính xác hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất là những người trong độ tuổi từ 10 – 30 tuổi. Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị tiêu chuẩn là phẫu thuật cắt bỏ vùng tổn thương. (1)
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa?
Viêm ruột thừa có thể xảy ra do những nguyên nhân điển hình như sau:
- Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
- Ống nối ruột già và ruột thừa bị tắc nghẽn do phân/
- Khối u.
Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến ruột thừa bị viêm và sưng đau dữ dội. Quá trình vận chuyển máu đến cơ quan sẽ ngưng lại khi triệu chứng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Khi lưu lượng máu không được cung cấp đủ, ruột thừa bắt đầu chết. Ngoài ra, cơ quan cũng có nguy cơ bị vỡ hoặc hình thành các lỗ, vết rách trên thành ruột. Điều này làm cho phân, chất nhầy, virus, vi khuẩn… rò rỉ vào bên trọng bụng, dẫn đến hàng loạt các vấn đề nguy hiểm khác như: viêm phúc mạc, nhiễm trùng lây lan…
Dấu hiệu viêm ruột thừa
Dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa cấp là đau bụng, buồn nôn và sốt. Khi tình trạng sưng, viêm trở nên nghiêm trọng hơn, thành bụng liền kề sẽ bị kích thích, dẫn đến việc khu trú cơn đau ở vùng hạ sườn phải. Triệu chứng này thường không nhận thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Cụ thể, dấu hiệu ban đầu là đau âm ỉ quanh rốn, sau vài giờ sẽ chuyển sang vùng hạ sườn phải. Thành bụng lúc này đã trở nên rất nhạy cảm với áp lực nhẹ. Nếu ruột thừa khu trú phía sau manh tràng, tác động sờ nắn ở góc phần tư phía dưới bên phải sẽ không gây ra cảm giác đau. Tương tự, nếu ruột thừa nằm hoàn toàn trong khung chậu, người bệnh cũng hoàn toàn không nhận thấy hiện tượng căng cứng vùng bụng, chỉ cảm thấy đau tại điểm McBurney khi ho. Trong những trường hợp như vậy, việc thăm khám trực tràng bằng kỹ thuật số thường sẽ phát hiện thấy tổn thương ở túi trực tràng. (2)
Các phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa
Để chẩn đoán viêm ruột thừa, ban đầu, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, triệu chứng điển hình và tiến hành một số kiểm tra vùng bụng như sau:
- Khám sức khỏe để đánh giá cơn đau: Bác sĩ có thể ấn nhẹ lên vùng bị đau. Khi tác động áp lực đột ngột, cơn đau ruột thừa có xu hướng trở nên tồi tệ hơn, đây là dấu hiệu cho thấy phúc mạc lân cận cũng đang bị viêm.
- Kiểm tra độ cứng của bụng: Trong trường hợp này, người bệnh có xu hướng gồng cơ bụng để phản ứng với áp lực tác động lên vùng ruột thừa bị viêm.
- Kiểm tra trực tràng dưới: Bác sĩ có thể sử dụng ngón tay đeo găng đã được bôi trơn để kiểm tra trực tràng dưới.
- Khám vùng chậu đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để kiểm tra các vấn đề phụ khoa gây đau (nếu có).
Ngoài ra, một số phương pháp xét nghiệm cũng có thể được thực hiện bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra số lượng bạch cầu để phát hiện nhiễm trùng (nếu có).
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nguyên nhân gây đau do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X-quang vùng bụng, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác tình trạng viêm ruột thừa hoặc phát hiên các nguyên nhân gây đau khác.
Các thể viêm ruột thừa thường gặp
Các thể viêm ruột thừa được phân loại như sau: (3)
1. Căn cứ vào nguyên nhân tắc nghẽn
- Viêm ruột thừa nhiễm trùng: Tắc nghẽn lòng ruột thừa do viêm nhiễm.
- Viêm ruột thừa xơ hóa: Mô sẹo từ cuộc phẫu thuật trước đó dẫn đến tắc nghẽn.
- Viêm ruột thừa do chất thải: Khối phân cứng chặn ngay lối ra của ruột thừa
- Viêm ruột thừa tân sinh: Carcinoid, ung thư biểu mô tuyến hoặc u nhầy là nguyên nhân làm tăng tiết dịch dẫn đến tắc nghẽn ruột thừa, gây viêm.
- Viêm ruột thừa do ký sinh trùng: Tắc nghẽn lòng ruột thừa do ký sinh trùng xâm nhập, gây viêm.
- Viêm ruột thừa có sỏi: Tắc nghẽn lòng ruột do tăng sản tế bào, dẫn đến viêm.
2. Dựa trên mức độ thủng
- Viêm ruột thừa thủng: Thành ruột thừa đã bị tổn thương do áp lực và viêm, làm cho các chất bên trong lòng ruột bị rò rỉ vào khoang phúc mạc. Tỷ lệ mắc bệnh thường có xu hướng tăng theo tuổi và có liên quan đến sự thâm nhiễm của các vi khuẩn sau: Escherichia coli, liên cầu khuẩn, Bacteroides fragilis, Pseudomonas.
- Viêm ruột thừa không thủng: Tình trạng viêm chỉ xảy ra bên trong ruột thừa, không có hiện tượng rò rỉ ra ngoài.
3. Dựa trên thời gian tiến triển các triệu chứng
- Viêm ruột thừa cấp: Các triệu chứng viêm đã xảy ra và kéo dài ít hơn 48 giờ đồng hồ.
- Viêm ruột thừa mãn tính: Các triệu chứng đã tồn tại trong nhiều ngày, nhiều tuần, hoặc đã tái phát nhiều lần.
Biến chứng của bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Vỡ ruột thừa: Ruột thừa bị vỡ sẽ lây lan nhiễm trùng khắp bụng, dẫn đến hiện tượng viêm phúc mạc, gây đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này cần phải phẫu thuật ngay lập tức để cắt bỏ vùng tổn thương và làm sạch khoang bụng.
- Áp xe: Đây là tình trạng túi mủ hình thành trong bụng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện dẫn lưu áp xe bằng cách đặt một ống xuyên qua thành bụng vào vùng tổn thương. Ống được đặt tại chỗ trong khoảng hai tuần và người bệnh đồng thời dùng kết hợp kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Sau đó, phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định.
Điều trị viêm ruột thừa
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
1. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phương pháp này có thể thực hiện dưới dạng mổ hở với vết rạch trên bụng dài khoảng 5 – 10cm hoặc mổ nổi soi với vết rạch nhỏ hơn. Đối với thủ thuật thứ hai, bác sĩ sẽ chèn các dụng cụ đặc biệt cùng một máy quay video vào bụng để tiến hành cắt bỏ ruột thừa tổn thương. Phương pháp này thường được ưu tiên lựa chọn bởi thời gian hồi phục nhanh, ít đau và để lại sẹo. Nội soi đồng thời cũng phù hợp hơn đối với người cao tuổi và người béo phì.(4)
Tuy nhiên, nếu ruột thừa đã bị vỡ, nhiễm trùng lan ra ngoài hoặc xuất hiện áp xe, người bệnh buộc phải tiến hành mổ hở để làm sạch khoang bụng. Sau phãu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định ở lại bệnh viện từ 1 – 2 ngày để theo dõi và chăm sóc.
2. Dẫn lưu áp xe trước khi mổ ruột thừa
Nếu ruột thừa bị vỡ và đã hình thành áp xe xung quanh, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu bằng cách đặt một đường ống đi xuyên qua da vào khối mủ. Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan cũng tiếp tục được thực hiện sau đó khoảng vài tuần khi nhiễm trùng đã được kiểm soát.
3. Chăm sóc tại nhà
Sau khi thực hiện cắt bỏ ruột thừa do viêm, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sau đây để đảm bảo vết thương được phục hồi hiệu quả:
- Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh hoạt động quá sức (khoảng 3 – 5 ngày đối với mổ nội soi và 10 – 14 ngày đối với mổ hở).
- Đặt một chiếc gối lên bụng và ấn nhẹ trước khi ho, cười hoặc di chuyển để giúp giảm đau.
- Liên hệ với bác sĩ nếu thuốc giảm đau không có hiệu quả để tránh làm chậm quá trình chữa lành vết thương.
- Sau thời gian nghỉ ngơi được chỉ định, người bệnh nên bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như những cuộc đi bộ ngắn.
- Khi cơ thể hồi phục, cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên, lúc này hãy nghỉ ngơi thoải mái theo nhu cầu.
Phòng ngừa viêm ruột thừa
Không có giải pháp phòng ngừa viêm ruột thừa tuyệt đối. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhóm thực phẩm này bao gồm:
- Hoa quả.
- Rau.
- Các loại đậu (đậu lăng, đậu tách hạt…).
- Bột yến mạch.
- Gạo lứt.
- Lúa mì nguyên hạt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác.
>>>Tham khảo thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em
Các câu hỏi thường gặp của viêm ruột thừa
1. Bệnh viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng viêm không được điều trị, ruột thừa sẽ vỡ ra, từ đó lây lan vi khuẩn có hại vào khoang bụng, kể cả phần trung tâm có chứa gan, dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến viêm phúc mạc, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh liều mạnh và phẫu thuật.
2. Chăm sóc người bệnh sau mổ ruột thừa
Phẫu thuật ruột thừa bằng phương pháp nội soi thường có thời gian hồi phục nhanh chóng. Người bệnh có thể xuất viện chỉ sau vài ngày thực hiện, thậm chí là trong vòng 24 giờ. Với mổ hở, thời gian có thể kéo dài đến một tuần.
Trong vài ngày đầu sau cuộc phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đau và xuất hiện dấu hiệu bầm tím. Tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Người bệnh cũng có thể bị táo bón trong một thời gian ngắn sau môt. Giải pháp chăm sóc hữu ích làm dùng thuốc giảm đau codein, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước. (6)
Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về quá trình xử lý vết thương cũng như những hoạt động nên tránh. Người thân cần lưu ý để biết cách chăm sóc hợp lý.
3. Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa là bao lâu?
Đối với viêm ruột thừa cấp: Đây là trường hợp viêm nghiêm trọng, thường xảy ra đột ngột, phổ biến nhất trong giai đoạn từ 10 – 30 tuổi, đặc biệt là nam giới. Cơn đau có xu hướng tiến triền trầm trọng trong vòng 24 giờ.(5)
Đối với viêm ruột thừa mãn tính: Các triệu chứng có thể tương đối nhẹ, thường xảy ra sau một trường hợp viêm cấp tính. Theo đó, dấu hiệu đau đớn có xu hướng biến mất trước khi xuất hiện trở lại trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Loại viêm ruột thừa này có thể khó chẩn đoán, đôi khi chỉ được phát hiện khi phát triển thành cấp tính.
4. Viêm ruột thừa có tự khỏi không?
Viêm ruột thừa không thể tự khỏi mà buộc phải phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này cũng thường được khuyến nghị khi tình trạng viêm không thể chẩn đoán rõ ràng.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến viêm ruột thừa, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Vị Trí Viêm Phúc Mạc
-
Viêm Phúc Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Viêm Phúc Mạc Nguyên Phát Và Thứ Phát: Những điều Cần Biết
-
Viêm Phúc Mạc Cấp: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Viêm Phúc Mạc Cấp
-
Viêm Phúc Mạc: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Bệnh Viêm Phúc Mạc Là Gì? Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Viêm Phúc Mạc, Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Chưa được Hiểu Rõ
-
Viêm Phúc Mạc : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và điều Trị
-
Viêm Phúc Mạc Tiên Phát Do Vi Khuẩn (SBP) - Rối Loạn Về Hệ Gan Và ...
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA
-
Viêm Phúc Mạc Rất Dễ Gây Tử Vong | VIAM
-
Những điều Cần Biết Về Căn Bệnh Viêm Phúc Mạc
-
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A - SlideShare