Bệnh Viêm Tai Giữa: Phòng Và điều Trị

Skip to content
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Bài viết chuyên môn
  6. /
  7. Bệnh viêm tai giữa: Phòng và điều trị

 

                                                              Bác sỹ CKII: Lê Văn Sáu.

Trưởng khoa Tai Mũi Họng.

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp trong tai mũi họng, hiện nay số bệnh nhân vào khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để điều trị bệnh viêm tai giữa và các biến chứng của nó chiếm khoảng 30%. Bệnh viêm tai giữa gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả là ở trẻ em dưới 15 tuổi.

 

                                                           Giải phẫu tai

 

Viêm tai giữa nếu được phát hiện và điều trị đúng, sớm bệnh sẽ khỏi hẳn và không để lại di chứng gì, ngược lại nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn tới hậu quả giảm sức nghe hoặc dẫn tới bệnh viêm tai xương chũm cấp hoặc mạn tính.

 

Viêm tai giữa thường do các nguyên nhân sau đây:

  1. – Viêm nhiễm ở vòm, mũi họng như viêm VA, viêm amydan, viêm mũi xoang, đây là nguyên nhân chính chiếm 80-90%.
  2. – Do biến chứng của một số bệnh lây lan qua đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà…
  3. – Do chênh lệch áp lực giữa bên trong và bên ngoài tai quá nhanh như lặn sâu quá, đi máy bay thay đổi cao nhanh hoặc bị sức ép.
  4. – Do các chấn thương: chọc, ngoáy vào tai không cẩn thận làm rách hoặc thủng màng tai.

 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh

Viêm tai giữa có thể gặp nhiều loại như viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính xuất tiết, viêm tai giữa mạn tính nhầy mủ… Nhưng có 2 loại viêm tai giữa phổ biến là viêm tai giữa cấp tính mủ và viêm tai giữa mạn tính mủ

 

Viêm tai giữa cấp tính mủ:

Bệnh thường gặp ở trẻ em, biểu hiện lâm sàng qua 2 giai đoạn: Giai đoạn ứ mủ (tức là chưa có mủ chảy ra ngoài) trẻ em bị viêm mũi họng cấp như sốt, ho, chảy mũi, nếu trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường kèm theo rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, đi ngoài phân sống, nôn trớ, đau tai, trẻ thường bỏ bú, quấy khóc nhiều, khi trẻ ù tai trẻ khóc thét nhiều, nghe kém, trẻ nhỏ thường lơ đãng khi gọi. Hỏi khám tai ở giai đoạn này thường thấy màng nhĩ đục, đỏ, sau chuyển thành màu xám bệnh phồng ra ngoài, làm mất mốc giải phẫu bình thường. Giai đoạn vỡ mủ (tức là giai đoạn này mủ chảy ra ống tai) các triệu chứng giai đoạn này thường giảm đi nhanh chóng khi mủ chảy ra ngoài. Toàn trạng trẻ khá lên, giảm sốt, hết ỉa chảy, giảm đau, nghe tốt lên nhưng có biểu hiện chảy mủ tai, mủ tai lúc đầu loãng, trong vàng chanh sau đặc dần thành mủ nhầy. Khám tai ở giai đoạn này thấy màng nhĩ dầy, ẩm, có lỗ thủng và có mủ chảy ra ngoài lỗ thủng.

 

                

Viêm tai giữa cấp và mạn tính

 

Viêm tai giũa mạn tính mủ:

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, biểu hiện lâm sàng thường rất nghèo nàn: Chảy mủ tai là triệu chứng chính của bệnh với đặc điểm mủ tai thường xuyên chảy hoặc từng đợt sau mỗi lần ho, sốt, đau họng, mủ mùi hoi thối, khắm, mủ tai đặc, lổn nhổn màu vàng xanh hay nâu bẩn có khi lẫn với máu hoặc mảng trắng như bã đậu và có óng ánh như váng mỡ. Người bệnh nghe kém, ít thấy đau tai, có cảm giác nặng tai, nhức đầu. Khi khám tai thấy màng nhĩ thủng đáy lỗ thủng bẩn, bờ lỗ thủng và có khi có polyp trong tai.

Tiến triển và biến chứng của bệnh:

Viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm, chích dẫn lưu chủ động hoặc sau vỡ mủ làm thuốc tai cẩn thận thì bệnh sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần, màng tai sẽ kiền và không để lại di chứng.  Viêm tai giữa mạn tính nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra một số biến chứng như: viêm tai xương chũm mạn tính hoặc cấp tính và có thể gây ra một số biến chứng như viêm màng não, liệt mặt, áp xe não, nhiễm trùng máu…

Điều trị: Viêm  tai giữa cấp tính mủ, điều trị tùy theo từng giai đoạn, ở giai đoạn đầu điều trị chống viêm mũi họng là chính như nhỏ mũi bằng thuốc Acgyron 1-3%, nhỏ dung dịch Glyxerin Borat 2-5%, dùng kháng sinh toàn thân và thuốc giảm đau. Theo dõi để chích rạch màng nhĩ kịp thời (bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng). ở giai đoạn mủ tai đã chảy ra rồi hoặc sau khi được thầy thuốc chuyên khoa chích rạch màng nhĩ phải làm thuốc tai và theo dõi thường xuyên, hàng ngày cho tới khi màng nhĩ liền.

Viêm tai giữa mạn tính mủ:

Làm thuốc tai hàng ngày bằng Oxy già 3% hoặc nước muối. sau khi lau rửa tai khô nhỏ dung dịch nhỏ tai như Polydexa, phun thuốc bột Chlorocid nguyên chất vào tai. Khi bệnh nhân đã viêm xương chũm thì nên phẫu thuật lấy hết xương viêm để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

 

Phòng bệnh:

Phải điều trị và giải quyết sớm các ổ viêm nhiễm vùng mũi họng như: Nạo VA, cắt Amydan, chữa bệnh viêm mũi xoang nếu bị. Khi bị cúm, sởi, phải dùng kháng sinh để đề phòng sự bội nhiễm của vi khuẩn. Không được lặn ở ao hồ, sông, suối, chọc ngoáy bẩn vào tai. Khi bị đau nhức, ù tai, chảy mủ tai thì bệnh nhân nên tới bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời. 

Liên kếtTrang
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban Giám đốc
    • Ban chấp hành Đảng bộ
    • Ban chấp hành Công đoàn
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban chấp hành Đoàn Thanh niên
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Video
    • Lịch tuần, lịch trực
    • Công tác xã hội
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám chữa bệnh
    • Sơ đồ bệnh viện
    • Hướng dẫn tìm đường
  • Dich vụ y tế
    • Khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ y tế tại nhà
    • Dịch vụ kĩ thuật Cận lâm sàng
    • Dịch vụ kĩ thuật Ngoại khoa
    • Dịch vụ kĩ thuật Nội khoa
  • Đào tạo – NCKH
    • Đào tạo chỉ đạo tuyến
      • Danh sách đăng kí đào tạo
      • Danh sách đã hoàn thành đào tạo
    • Kiến thức chuyên môn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Khoa – phòng chức năng
  • Liên hệ
  • 2024 © Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Liên hệ nhanh
  • Hotline: 19001536
  • Phòng KHTH: 0237.3951467
  • lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
  • Bộ Y tế: 1900 -9095
  • Sở Y tế: (0237). 3759313
  • Chat messenger

Từ khóa » đau Tai Giữa Bên Trái