BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN HEO NÁI - Thuốc Trang Trại
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân Bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở lợn sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống, ít thấy ở những lợn nái hậu bị. Bệnh thường do những nguyên nhân sau: - Thời gian chửa, khẩu phần không cân đối, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm: Tai xanh (PRRS), lợn nghệ (Leptospirosis), sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Pavrovirus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác... Lợn nái khó đẻ, sẩy thai, thai chết lưu và viêm tử cung. Trong khi đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, nhau thai bị sót... là nguyên nhân dẫn đến lợn nái bị viêm dạ con. - Do phối giống trực tiếp với lợn đực bị bệnh và truyền nhiễm bệnh cho lợn nái. - Dụng cụ thụ tinh nhân tạo không sạch từ đó vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. Những vi khuẩn thường hay gặp là E.Coli, Streptococcus, Staphylococcus, Proteuspyogenes... 2. Triệu chứng và bệnh tích Triệu chứng thường thấy ở lợn nái đẻ trong vòng 12-72 giờ. - Lợn kém ăn, sốt 39,5 - 41,5°C, tiết sữa kém. - Toàn bộ bầu vú nóng đỏ hơn bình thường. - 1-3 ngày sau đó thấy từ âm đạo có những chất nhờn đục trắng chảy ra liên tục và có mùi hôi tanh. - Nếu trong trường hợp chết lưu thai, âm đạo sưng tấy, đỏ, có chất chứa dịch tiết màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối, thân nhiệt tăng, lợn nái đi lại mệt mỏi, khó khăn. ⇒ Mổ khám thấy thành tử cung có màu xanh sẫm, mỏng, bở, một phần nhau thai bị sót nát, có khi còn một vài thai chết lưu. Thể mạn tính: Heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo. 3. Chẩn đoán Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường 3-4 ngày sau khi đẻ. Nếu sau khi đẻ, kiểm tra âm đạo sẽ thấy nhưng miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung sẽ có mùi hôi thối đặc biệt. 4. Phòng bệnh Phòng các bệnh truyền nhiễm Tai xanh, Leptospirosis, Brucellosis, Pavrovirus... bằng cách dùng vacxin đúng quy trình, thời gian khuyến cáo cho đàn lợn sinh sản. Nái chửa phải được vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y khi phối giống và thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình đẻ, nên kết hợp dùng Oxytocin hay Han - Prost để thúc đẻ nhanh đồng thời tránh sót nhau và tống các sản dịch ứ trong tử cung ra ngoài. Tiêm bắp AMOXOIL RETARD hay Amoxisol LA ( Bayer ) với liều 1ml/15 kg thể trọng, 5-8 giờ trước khi lợn đẻ. Sau khi đẻ có thể tiêm nhắc lại 1 mũi để phòng được bệnh viêm tử cung - viêm vú 5. Điều trị Bước 1: Tiêm F PIN INJ để kháng viêm, giảm đau, hạ sốt liều 1ml/ 20 kg thể trọng ( Chi tiết Xem tại đây ) Bước 2: Thụt rửa âm đạo, dạ con bằng HAN IODINE 10% (10ml pha với 0,5-1 lít nước đun sôi để nguội), hoặc dung dịch RIVANOL (2-4 gam pha 2 lít nước). Trường hợp không có thuốc trên có thể dùng nước sắc lá trầu không + thêm chút muối cũng rất tốt. Dùng dẫn tinh quản bơm vào tử cung heo nái, sau 30 phút tiêm cho heo nái 2 ống ( 4ml ) thuốc Oxytocin để kích thích tử cung co bóp tống đẩy dịch ra ( Lưu ý dung dịch bơm rửa cần có nhiệt độ khoảng 35-38o ) Sau khi thụt rửa 4-6h nên bơm vào tử cung dung dịch kháng sinh ( 4-5 lọ Penicillin + 100 ml nước + 10 viên Metronidazol ). Thụt rửa 3-4 lần ( ngày 1 lần ) Bước 3: Dùng kháng sinh tiêm liên tục 5 ngày. Chọn một trong những loại kháng sinh cho hiệu quả điều trị tốt sau - CITIUS ( Virbac ) : 1ml cho 15 kg thể trọng - AMOXOIL RETARD 1ml/10kg thể trọng. - Amoxisol LA ( Bayer ) : 1ml / 10 kg thể trọng - HAN-CLAMOX ( Hanvet ): 1ml/10 kg thể trọng. - GENTAMOX INJ ( Greenvet ) : 1ml/10kg thể trọng. - SHOTAPEN LA ( Virbac ): 1ml / 15 kg thể trọng - CEFTIKETO ( Viavet ) : 1ml / 15 kg thể trọng Bước 4 : Tiêm cho heo nái thuốc tăng lực, bồi bổ và cho uống ( ăn ) thuốc giải độc gan, đường gluco + Vitamin. Giúp heo tăng sức đề kháng, thèm ăn trở lại và nhanh khỏi - Tiêm Catosal hoặc CATOVET : 10 - 15 ml / heo nái, ngày 1 lần ( 3 ngày liền ) - Pha Gluco KC + SUPELIV vào nước hoặc trộn thức ăn ( liều theo chỉ dẫn trên bao bì )
Từ khóa » Thụt Rửa Tử Cung Heo
-
| Phòng Bệnh Viêm Tử Cung ở Heo Nái
-
Máy Rửa âm đạo Heo Nái (máy Rửa Tử Cung) | Shopee Việt Nam
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Viêm Tử Cung ở Lợn Nái
-
Cách điều Trị Bệnh Viêm Tử Cung ở Lợn Nái Sau Sinh | Thú Y Trần Thúy
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Tử Cung ở Lợn Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN HEO NÁI - VB Pharma
-
Máy Rửa âm đạo Heo Nái, Thụt Rửa Tử Cung Cho Lợn
-
Máy Thụt Rửa âm đạo Heo Nái (máy Thụt Rửa Tử Cung)
-
BỆNH VIÊM TỬ CUNG - Heo - Hanvet
-
CB- Kinh Nghiệm Xử Lý Bệnh Viêm Tử Cung ở Lợn Nái Sinh Sản
-
Phòng Và Trị Bệnh Viêm Tử Cung Trên Heo Nái - Cùng Nông Dân Hội Nhập
-
Cách Chữa Bệnh Viêm Tử Cung ở Lợn Nái I VTC16 - YouTube
-
DỤNG CỤ THỤT RỬA TỬ CUNG