Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Loading ...
  • Current
Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhiễm trùng huyết

02/03/2021 21:40:00

I. Nhiễm trùng huyết là gì ? - Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu hoặc nhiễm khuẩn huyết) là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiễm trùng. - Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tụt huyết áp (còn gọi là sốc nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan nội tạng (gan, thận, tim, thần kinh, chức năng đông máu...). Vì vậy, nhiễm trùng huyết là một cấp cứu nội khoa cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. II. Triệu chứng: - Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết mà biểu hiện các triệu chứng sau: + Sốt, mức độ sốt tuỳ thuộc vào từng người bệnh, thậm chí hạ thân nhiệt. + Rối loạn tri giác ở các mức độ khác nhau, thường có triệu chứng lẫn lộn, kích thích. + Nhịp tim nhanh. + Nhịp thở nhanh. + Huyết áp thấp nếu tình trạng nặng, sốc. + Lượng nước tiểu giảm mạnh nếu có sốc. III. Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu là gì? - Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt nhiễm trùng máu, ví dụ: + Viêm phổi. + Nhiễm trùng ổ bụng. + Nhiễm trùng da và mô mềm. + Nhiễm trùng đường tiết niệu. + Nhiễm trùng thần kinh trung ương: viêm màng não. IV. Ai có thể bị nhiễm trùng máu ? - Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm: + Trẻ nhỏ và người lớn tuổi. + Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư. + Người đang nằm trong phòng hồi sức cấp cứu. + Người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị xâm lấn: thở máy, lọc máu . . . V. Các phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm trùng máu là gì ? - Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sau: + Sốt, mặc dù ít gặp nhưng có khi có hạ thân nhiệt. + Huyết áp thấp. + Tăng nhịp tim. + Khó thở. - Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết, như sốt và khó thở, cũng thường gặp trong các bệnh khác, làm cho nhiễm trùng huyết khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. - Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương nội tạng, cấy các bệnh phẩm để tìm vi sinh vật gây bệnh. VI. Điều trị - Nhiễm trùng huyết là một cấp cứu nội khoa, điều trị sớm và kịp thời có thể cứu sống người bệnh. Những người bị nhiễm trùng huyết cần được theo dõi và điều trị tại khoa hồi sức tích cực. 1. Thuốc: - Kháng sinh: Điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nên được thực hiện ngay lập tức. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu và cấy máu, nếu tác nhân gây nhiễm trùng huyết được xác định, kháng sinh có thể được thay đổi để đáp ứng tốt hơn với tình trạng nhiễm trùng. - Truyền dịch: Những người bệnh bị nhiễm trùng huyết có hiện tượng giảm thể tích tuần hoàn do giãn mạch và thoát dịch. Do vậy, người bệnh được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ. - Thuốc vận mạch: Nếu huyết áp vẫn ở mức quá thấp ngay cả khi được truyền dịch, dùng thuốc vận mạch giúp co mạch máu và tăng huyết áp. - Ngoài ra, có thể chỉ định các loại thuốc khác tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể như: thuốc kiểm soát ổn định đường huyết, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch, thuốc giảm đau, thuốc an thần nếu người bệnh thở máy. 2. Các biện pháp hỗ trợ: - Thở máy nếu có tình trạng suy hô hấp nặng - Lọc máu (chạy thận) nếu có suy thận không đáp ứng với điều trị nội khoa - Đều trị các rối loạn cơ quan đi kèm: suy gan, rối loạn đông máu . . . 3. Phẫu thuật: - Cần thiết để loại bỏ các ổ nhiễm trùng nếu có như: áp xe, mô bị nhiễm trùng gây hoại tử hoặc hoại thư, nhiễm trùng do bệnh lý ngoại khoa.

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh thay huyết tương (Plasma Exchange_TPE)(28/06/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh lọc máu liên tục(11/06/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh Whitmore(02/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị viêm phổi liên quan thở máy(02/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị đặt ống nội khí quản(02/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị suy thận cấp(02/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẫm Mỹ Da
  • Khoa Tạo hình Thẫm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Chẩn đoán Nhiễm Trùng Máu