Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Loading ... Loading ...

[Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5] Nhọc nhằn nghề điều dưỡng phòng mổ và niềm hạnh phúc vỡ òa khi người bệnh được cứu sống

12/05/2022 09:58:00

"Tôi là người làm trong phòng mổ đã gần 30 năm, tham gia công tác quản lý gần 20 năm tại Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Hàng ngày, hàng đêm, hàng giờ, tôi gắn bó với các anh chị em đồng nghiệp tại đây. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những khó khăn của nghề và cả những phút giây hạnh phúc vỡ òa khi thực hiện những ca mổ hay, thành công ngoài mong đợi và cứu sống nhiều người bệnh tưởng chừng như đã vô vọng. Những bước tiến của phẫu thuật hiện đại như ghép tạng, phẫu thuật nội soi... đều cần những người điều dưỡng giỏi, có tay nghề và y đức. Gần đến ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5, tôi xin viết đôi dòng về những “người thầm lặng” nhất trong những người thầm lặng cứu người. Đó là các anh chị em điều dưỡng phòng mổ - những người mà mỗi khi thấy họ làm việc, tôi lại thấy cảm phục và yêu thương. Một ca báo mổ khẩn. Người bệnh cần cấp cứu máu tụ ngoài màng cứng tại phòng số 6. Rất nhanh chóng, ê-kíp Gây mê hồi sức gồm 6 - 8 người đã “vào cuộc”, chuẩn bị phòng mổ, dụng cụ và những thiết bị cần thiết. Người bệnh được mổ ngay sau 15 phút, qua cơn nguy hiểm và nhanh chóng hồi phục tại khu hồi tỉnh. Cả ê-kíp ai nấy cũng mừng vì đã kịp thời cứu sống người bệnh. Đó là một trong hàng ngàn ca cấp cứu mà chúng tôi cùng với ê-kíp phẫu thuật viên đã thực hiện. Trong ê-kíp mổ ấy có hơn 50% là các bạn điều dưỡng. Ngoài ra, tại khu hồi tỉnh mỗi người bệnh đều được một điều dưỡng chăm sóc để phát hiện nhanh chóng những biến chứng sau mổ nếu có và xử trí kịp thời. Đúng trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5, chúng tôi sẽ thực hiện ca ghép gan thứ 20 của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Thành công của những ca đã ghép trước đó đã thể hiện thành tựu y học tuyệt vời, sự đầu tư bài bản hàng chục năm của cả hệ thống Bệnh viện. Bên cạnh phẫu thuật viên, điều dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của các ca ghép. Tôi còn nhớ các bạn điều dưỡng sau khi được đào tạo tại Hàn Quốc, Đài Loan… đã nhanh chóng nắm vững kỹ thuật, đến nỗi chỉ cần vài lần sang hỗ trợ, nhóm dụng cụ và gây mê hồi sức của Hàn Quốc đã có thể kết luận: “Các bạn có thể đứng một mình”. Và kể từ đó, anh chị em khoa Gây mê hồi sức đã chứng minh được năng lực của mình, cùng với các phẫu thuật viên tiếp tục thực hiện những ca ghép tạng thành công. Nếu có dịp chứng kiến một ca mổ ghép gan, bạn mới có thể hiểu được sự nhọc nhằn của người điều dưỡng. Với số lượng khoảng 15-20 người cho mỗi ca mổ, chúng tôi chuẩn bị hàng trăm loại dụng cụ trước mổ, sắp xếp ngay ngắn máy móc, thiết bị để “trao gửi nhanh chóng” cho phẫu thuật viên, giúp thao tác trong phẫu thuật được thuận tiện, kịp thời. Các ê-kíp được tổ chức chặt chẽ theo quy trình từ lấy gan người cho, tạo hình mảnh ghép, cắt bỏ gan hỏng và ghép gan mới cho người nhận. Tất cả các khâu trong quy trình đều được huấn luyện trước và phối hợp một cách nhịp nhàng để tránh sai sót, chậm trễ. Xuyên suốt 15 – 20 giờ ca ghép diễn ra, người điều dưỡng đều thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tụy trong tất cả các khâu cũng như trong từng khoảnh khắc. Nghề điều dưỡng nói chung và phòng mổ nói riêng không còn thầm lặng mà được đánh giá cao từ Ban lãnh đạo Bệnh viện, các phẫu thuật viên và các Bác sĩ chuyên khoa. Họ hoạt động song song và có mảng sáng tạo riêng trong từng công việc và nhóm công việc, ngày càng phát triển chuyên sâu từng chuyên khoa như: phòng mổ, DSA, hồi sức… góp phần phối hợp cứu sống và hồi phục sớm cho người bệnh. Với những đóng góp và cống hiến ấy, họ luôn xứng đáng được tôn trọng và tôn vinh. Mỗi năm, ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 là dịp để vinh danh nghề điều dưỡng – một nghề vốn thầm lặng nhưng không thể thiếu trong công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Đã có không ít bài viết vinh danh người làm nghề điều dưỡng, nhưng chưa có nhiều người biết về công việc của những người điều dưỡng trong phòng mổ. Hãy một lần nhìn họ làm việc trong màu áo xanh đồng phục, cần mẫn và tận tụy trong những ca mổ hàng chục giờ đồng hồ để thấu hiểu hơn về những người cống hiến thầm lặng nhưng luôn hạnh phúc trong sự nghiệp chữa bệnh - cứu người. Mỗi một người bệnh được cứu sống, được phẫu thuật thành công là niềm hạnh phúc không điều gì có thể sánh bằng! Có thể là hình ảnh về 5 người và mọi người đang đứng Nếu có dịp chứng kiến một ca mổ ghép gan, bạn mới có thể hiểu được sự nhọc nhằn của người điều dưỡng. Với số lượng khoảng 15-20 người cho mỗi ca mổ, chúng tôi chuẩn bị hàng trăm loại dụng cụ trước mổ, sắp xếp ngay ngắn máy móc, thiết bị để “trao gửi nhanh chóng” cho phẫu thuật viên, giúp thao tác trong phẫu thuật được thuận tiện, kịp thời. Các ê-kíp được tổ chức chặt chẽ theo quy trình từ lấy gan người cho, tạo hình mảnh ghép, lấy gan hỏng và ghép cho người nhận. Tất cả các khâu trong quy trình đều được huấn luyện trước và phối hợp một cách nhịp nhàng để tránh sai sót, chậm trễ. Xuyên suốt 15 – 20 giờ ca ghép diễn ra, người điều dưỡng đều thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tụy trong tất cả các khâu cũng như trong từng khoảnh khắc. Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng, bệnh viện và trong nhà

Niềm hạnh phúc của những người điều dưỡng trong phòng mổ khi cứu sống nhiều người bệnh tưởng chừng như đã vô vọng.

Có thể là hình ảnh về 6 người

Điều dưỡng khoa Gây mê Hồi sức chuẩn bị dụng cụ cho ca mổ.

Theo TS BS. Phan Tôn Ngọc Vũ – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Các tin đã đăng

  • Nơi hồi sinh những thiên thần bé nhỏ(18/05/2022)
  • Chương trình chia sẻ về công tác đào tạo nội bộ(12/05/2022)
  • [Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5] Thương gửi những thiên thần thầm lặng(12/05/2022)
  • [Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5] Nơi tuyệt vời để người điều dưỡng vươn mình phát triển(12/05/2022)
  • [Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5] Câu chuyện về lớp học “Sơ sinh”(11/05/2022)
  • Tự uống thuốc trị mất ngủ, "Cựu" F0 rơi vào trầm cảm (04/05/2022)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Hình ảnh Kíp Mổ