Bệnh Viện đảm Bảo Mục Tiêu Kép Phòng, Chống Dịch Và Khám, điều ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân cứ yên tâm đến khám, điều trị
Cụ thể, trước đây, mỗi ngày khoa Khám, BVĐK tỉnh tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhân khám bệnh, từ 180 - 200 bệnh nhân cấp cứu, song hiện tại số lượng người khám bệnh giảm xuống còn 350 - 400 bệnh nhân/ngày, bệnh nhân cấp cứu giảm còn 50 - 60 người/ngày. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở tuyến huyện, một số bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã trở nặng, nguy hiểm.
Bệnh nhân khai báo y tế trước khi vào khoa Khám, BVĐK tỉnh.Ảnh: NGỌC NHUẬN
Không riêng người dân ở khu vực đông dân cư mà ở miền núi, đồng bào cũng rất e dè. Ông Lang Đình Bính, Giám đốc TTYT huyện Vân Canh, cho biết: Ngoài công tác phòng, chống dịch, khám chữa bệnh, các trạm y tế vẫn tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ vì nếu không tiêm đủ, sức khỏe của các cháu sẽ bị ảnh hưởng. Tại điểm tiêm chủng mở rộng vẫn thực hiện đúng quy định 5K nhưng nhiều người dân cũng rất lo sợ, không dám đưa con đến tiêm, đội ngũ y tế cơ sở phải vận động rất nhiều.
Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng cho biết: Phòng, chống dịch Covid-19 nhưng các cơ sở y tế cũng phải đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh, tránh việc bệnh nhân sợ lây nhiễm mà ngại đến khám chữa bệnh. Nhiều loại bệnh còn nguy hiểm, gấp gáp hơn Covid-19 rất nhiều, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, phải lưu ý việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ chứ nếu chỉ chăm chú phòng, chống dịch Covid-19 thì sẽ ảnh hưởng lâu dài.
Vừa được bác sĩ tại BVĐK tỉnh khám bệnh xong, bà Nguyễn Thị Nhiên, ở xã Canh Vinh (huyện Vân Canh), bộc bạch: “Từ Vân Canh tôi xuống Phòng Khám đa khoa Diêu Trì (huyện Tuy Phước) để khám bệnh và phát hiện mình bị bệnh gan, nên họ làm thủ tục chuyển viện cho tôi đến khám tại BVĐK tỉnh. Ban đầu tôi cũng chần chừ không dám đi nhưng mà sợ để bệnh nặng rồi khổ. Tôi tuân thủ quy định 5K, Bệnh viện cũng rất kỹ càng nên yên tâm”.
Vừa cấp cứu thành công bệnh nhân 60 tuổi đột quỵ do nhồi máu não cấp, bác sĩ CKII Hà Thị Phi Điệp, Trưởng Đơn nguyên Thần kinh - đột quỵ, Bệnh viện Bình Định, chia sẻ: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ nhưng e ngại đến bệnh viện, từ đó không được xử trí kịp thời, để lại nhiều di chứng. Là thầy thuốc, khi thấy những người mang di chứng nặng do đến cơ sở y tế muộn, chúng tôi rất bức xúc, rất tiếc cho bà con. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, tim mạch, khi phát hiện đột quỵ cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay, càng sớm càng tốt. Tôi mong cơ quan truyền thông chuyển thông tin đến bà con - có dấu hiệu mắc bệnh thì nên đến cơ sở y tế khám. Lo ngại dịch bệnh thì tự mình phòng bị trước chu đáo là được.
Phân luồng, đảm bảo an toàn
Thời gian qua, BVĐK tỉnh tích cực chuẩn bị các điều kiện, phương án thực hiện song hành nhiệm vụ chống dịch và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài đội ngũ y, bác sĩ của khoa Khám, BVĐK tỉnh điều thêm lực lượng từ các khoa khác để chi viện thêm 3 khu vực tại khoa Khám, gồm: Phòng khám hô hấp; khu vực lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và sàng lọc, phân luồng; phòng khám cho các bệnh nhân đến từ các địa phương trong tỉnh đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Bác sĩ CKII Trần Thượng Dũng, Trưởng khoa Khám, BVĐK tỉnh, cho biết: “Với bệnh nhân nhập viện, khoa Khám sẽ báo cho các khoa nội trú biết để chuẩn bị tiếp nhận. Cụ thể, bệnh nhân từ vùng thực hiện Chỉ thị 16 khi nhập viện được bố trí phòng riêng để quản lý, bệnh nhân từ vùng thực hiện Chỉ thị 15 được lấy mẫu test nhanh trước khi nhập viện. Riêng bệnh nhân cấp cứu sẽ được đưa thẳng vào khu vực cấp cứu và được test nhanh SARS-CoV-2 tại khoa Cấp cứu”.
Tương tự, tại các khoa khác cũng bố trí làm 2 khu, khu cách ly để sàng lọc bệnh nhân đến từ vùng Chỉ thị 16 và khu thường. Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bích Vân Thùy, Trưởng khoa Sản, cho biết: Ở khu cách ly của Khoa, bệnh nhân vùng Chỉ thị 16 sẽ được xét nghiệm RT-PCR. Có kết quả âm tính thì mới chuyển sang khu thường. Khu cách ly sẽ có 1 đội, gồm 1 bác sĩ, 4 nữ hộ sinh và 1 hộ lý vào làm chuyên biệt 7 ngày. Sau khi hết 7 ngày, các nhân viên y tế phải chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của bản thân họ và của ca bệnh tiếp xúc cuối cùng có kết quả RT-PCR âm tính thì mới được về.
Tương tự, các bệnh viện tuyến huyện cũng thực hiện 2 nhiệm vụ như trên. Bác sĩ CKI Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc TTYT TX An Nhơn, cho biết: Bên cạnh việc tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, Trung tâm đã tiến hành phân chia bệnh viện thành các khu riêng biệt để thực hiện công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân khác. Để đảm bảo an toàn, tất cả bệnh nhân, người nhà phải được test nhanh SARS-CoV-2, nếu có kết quả âm tính thì mới được vào khám bệnh.
Tác giả bài viết : THẢO KHUY - NGỌC NHUẬN
Nguồn tin : Báo Bình Định online
Từ khóa » đi Khám Bệnh Khi Chỉ Thị 16
-
Giãn Cách Xã Hội, Người đi Khám Bệnh Cần Chuẩn Bị Gì ?
-
Tạo Thuận Lợi để Người Bệnh Tại Các địa Phương đang Giãn Cách Xã ...
-
Người Dân Khu Vực Phong Tỏa Muốn đi Khám Bệnh Phải Làm Sao?
-
Không Bắt Buộc Test COVID-19 Khi đi Khám Bệnh - Bộ Y Tế
-
Tránh Lạm Dụng Chỉ định Khi Người Dân đi Khám Hậu Covid-19
-
Người Dân Có Tâm Lý E Ngại đến Bệnh Viện Trong Mùa Dịch
-
KHÔNG BẮT BUỘC TEST COVID-19 KHI ĐI KHÁM BỆNH | Sự Kiện
-
Quy Trình Xử Lý Khi Phát Hiện F0 Tại Các Cơ Sở Khám, Chữa Bệnh
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần đi Khám Hậu Covid-19
-
Người Dân Nên đi Khám Hậu Covid-19 Khi Sức Khỏe Bị Suy Giảm Kéo ...
-
Khám Chữa Bệnh Răng Miệng - Hàm Mặt Trong Mùa Dịch COVID-19
-
Người Dân Còn Ngại đi Khám, Chữa Bệnh Thông Thường ?
-
Nhiều Người Dân “nén Cơn đau” Chờ Ngày đi Khám Bệnh Tại TPHCM
-
Những Ai Cần Phải đi Khám Hậu Covid-19? - Báo Quân đội Nhân Dân