Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương – Wikipedia Tiếng Việt

Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Vị trí
Vị trísố 43 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Loại bệnh việnBệnh viện chuyên khoa
Giường600
Lịch sử
Thành lập19/07/1955
Liên kết
Điện thoại+84-24-3825 2161
Websitebenhvienphusantrunguong.org.vn

Bệnh viện Phụ sản Trung ương (tên gọi cũ: Bệnh viện C) (tên tiếng Anh là National Hospital of Obstetrics and Gynecology (NHOG)) hay tiếng Pháp là Hôpital National de Gynécologie Obstétrique (HNGO)) nằm ở số 43 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành Phụ sản và Sơ sinh Việt Nam, là trung tâm đào tạo đại học và sau đại học. Bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh; 14 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 06 trung tâm; 01 đơn vị chăm sóc sức khỏe sơ sinh tại nhà.

Ban Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • TTND. GS. TS. Nguyễn Duy Ánh (Kiêm nhiệm) - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Phó Giám đốc:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS. TS. Lê Hoài Chương
  • ThS. BS. Lê Đình Cường
  • PGS. TS. Vũ Văn Du

Giám đốc qua các thời kỳ:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • GS. Đinh Văn Thắng (1966 - 1974)
  • GS. Nguyễn Cận (1979 - 1985)
  • GS. Nguyễn Thị Xiêm (1986 - 1988)
  • GS. Dương Thị Cương (1988 - 1998)
  • GS. TS. Nguyễn Đức Vy (1998 - 2004)
  • GS. TS. Nguyễn Viết Tiến (2004 - 2013)
  • PGS. TS. Vũ Bá Quyết (2013 - 2018)
  • GS. TS. Trần Danh Cường (2018 - 2023)
  • ThS. Đinh Anh Tuấn (10/2023 - 12/2023) - Phụ trách, điều hành bệnh viện.
  • TTND. GS. TS. Nguyễn Duy Ánh (2/1/2024 đến nay)

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ Y tếBệnh viện Phụ sản Trung ương
Phòng ban (14) Khối lâm sàng (14) Khối cận lâm sàng (09) Trung tâm (06)
1. Công đoàn bệnh viện

1. Khoa Hồi sức cấp cứu

1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 1. Trung tam Chăm sóc và điều trị sơ sinh
2. Phòng Chỉ đạo tuyến 2. Khoa Khám bệnh 2. Khoa Dinh dưỡng 2. Trung tâm Chẩn đoán trước sinh
3. Phòng Công nghệ thông tin 3. Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - 56 Hai Bà Trưng 3. Khoa Dược 3. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia
4. Phòng Công tác xã hội 4. Khoa Phẫu thuật - Gây mê 4. Khoa Giải phẫu bệnh lý 4. Trung tâm Sàn chậu
5. Phòng Kế hoạch tổng hợp 5. Khoa Phụ ngoại 5. Khoa Huyết học 5. Trung tâm Tế bào gốc cuống rốn
6. Phòng Nghiên cứu khoa học 6. Khoa Phụ nội tiết 6. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 6. Trung tâm Tư vấn Sức khỏe Sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình
7. Phòng Quản lý chất lượng

7. Khoa Phụ ung thư

7. Khoa Sinh hóa
8. Phòng Tổng chức cán bộ 8. Khoa Sản bệnh lý 8. Khoa Tế bào di truyền
9. Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế 9. Khoa Sản nhiễm khuẩn 9. Khoa Vi sinh
10. Phòng Điều dưỡng 10. Khoa Sản thường
11. Văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến 11. Khoa Điều trị theo yêu cầu
12. Đoàn Thanh niên Bệnh viện 12. Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà
13. Phòng Đào tạo 13. Đơn vị Chống đau
14. Phòng Hành chính quản trị 14. Khoa Đẻ

Chức năng nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khám, chữa bệnh
  • Nghiên cứu khoa học
  • Đào tạo
  • Chỉ đạo tuyến dưới
  • Phòng bệnh
  • Hợp tác Quốc tế
  • Quản lý tài chính trong bệnh viện

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Khi hòa bình lập lại (1955), nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.

Ngày 19 tháng 7 năm 1955, BS Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện "C" đặt nền móng đầu tiên cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày nay.

Ngày 8 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại Bệnh viện C theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên Bệnh viện C thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu "Bảo vệ tốt sức khỏe phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc".

Năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi về tính chất, quy mô của Viện, ngày 18 tháng 6 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành Bệnh viện Phụ sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang chủ
Hình tượng sơ khai Bài viết thành phố Hà Nội này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
Bệnh viện đa khoa
  • Bạch Mai (Hà Nội)
  • 71 TW (Thanh Hóa)
  • C Ðà Nẵng
  • Chợ Rẫy (TP.HCM)
  • Đa khoa TW Cần Thơ
  • TW Huế
  • Đa khoa TW Quảng Nam
  • Đa khoa TW Thái Nguyên
  • E (Hà Nội)
  • Hữu Nghị (Hà Nội)
  • Thống Nhất (TP.HCM)
  • Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình)
Bệnh viện chuyên khoa
  • Bệnh nhiệt đới TW (truyền nhiễm)
  • 74 TW (lao phổi)
  • Châm cứu TW (y học cổ truyền)
  • Y học cổ truyền TW (y học cổ truyền)
  • Da liễu TW (da liễu)
  • Ðiều dưỡng Phục hồi chức năng TW (phục hồi chức năng)
  • K (ung bướu)
  • Lão khoa TW (lão khoa)
  • Mắt TW (nhãn khoa)
  • Nhi TW (nhi đồng)
  • Nội tiết (nội tiết)
  • Phổi TW (lao phổi)
  • Phong – Da liễu TW Quy Hòa (da liễu)
  • Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập (da liễu)
  • Phụ sản TW (phụ sản)
  • Răng Hàm Mặt TW Hà Nội (răng hàm mặt)
  • Răng Hàm Mặt TW TP.HCM (răng hàm mặt)
  • Tai Mũi Họng TW (tai mũi họng)
  • Tâm thần TW 1 (tâm thần)
  • Tâm thần TW 2 (tâm thần)
  • Việt Đức (ngoại khoa)
  • Bệnh viện
  • Đào tạo, nghiên cứu & xuất bản

Từ khóa » địa Chỉ Bệnh Viện Sản C Hà Nội