Bệnh Viện TWQĐ 108 ứng Dụng Ghép Tế Bào Gốc CD34 điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Vào tháng 4/2006, cách đây 15 năm sau khi sinh con được 4 tháng, chị Nguyễn Thị Vân Anh, 40 tuổi ở Hà Nội thấy cơ thể yếu dần đi, có khi đi cầu thang cũng ngã, và phải có người bế lên.
Bệnh nhân Vân Anh được huy động tế bào gốc từ tháng 3.2021
Là bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương Viện trưởng Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108 nhận định: “Đây là bệnh nhân còn khá trẻ bị bệnh lý nhược cơ được chẩn đoán từ năm 2006, Bệnh nhân đã được phẫu thuật u tuyến ức năm 2009 và sau đó trải qua rất nhiều phương pháp điều trị hiện tại có tại Việt Nam như là điều trị thuốc thuốc corticoid; thuốc ức chế miễn dịch; phương pháp lọc huyết tương nhưng sau mỗi phương pháp điều trị đó thì cùng lắm 1 vài ngày hoặc 1 tháng các triệu chứng của bệnh nhân cải thiện, sau đó lại trở lại như cũ và ngày càng trầm trọng. Đến bây giờ trước khi đến ghép thì tình trạng bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình.”Sau khi đã áp dụng rất nhiều phương pháp mà không đạt được hiệu quả triệt để, bệnh nhân được các y bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Hiện nay, ghép tế bào gốc đã được ứng dụng điều trị cho một số bệnh như: xơ gan, khớp giả, đột quỵ và ung thư máu... Đó là những khối tế bào bạch cầu đơn nhân (bao gồm tế bào gốc và có lẫn các thành phần khác) được tách từ máu ngoại vi hoặc tủy xương.
Nhược cơ là một bệnh tự miễn, do đó đòi hỏi phải có khối tế bào gốc tinh khiết, không bao gồm các thành phần khác. Nếu không tinh khiết thì dễ gây ra các phản ứng tự miễn sau ghép. Vì vậy, bệnh nhân Nguyễn Thị Vân Anh đã được ghép tế bào gốc tự thân tinh khiết CD34. Đây là loại tế bào gốc được tách với độ tinh khiết cao, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố tự miễn trong đó.
Kỹ thuật này là một trong hai nội dung nghiên cứu chính thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh nhược cơ và lupus ban đỏ hệ thống”. Chủ nhiệm đề tài, Đại tá, PGS.TS Mai Văn Viện chia sẻ: “Đứng trước thực trạng nhiều bệnh nhân nhược cơ nặng dù đã trải qua thời gian dài điều trị tích cực từ nội khoa đến ngoại khoa và các phương pháp bổ trợ khác nhưng vẫn không mang lại kết quả, có nhiều biến chứng nặng, thậm chí bất lực và tử vong. Bằng kinh nghiệm đã có qua nhiều năm quan tâm gắn bó, tìm tòi nghiên cứu về bệnh nhược cơ, tôi đã đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước. Từ đề xuất đến quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi, động viên của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị có liên quan trong Bệnh viện và đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của Bộ Khoa học và Công nghệ”.
Ngày 29.5.2021 Bệnh nhân Vân Anh được điều trị điều kiện hóa chất liều cao
Sau hơn 1 năm chuẩn bị, 90 ngày thực hiện kỹ thuật, những ngày căng thẳng cân não, theo dõi bệnh nhân sát sao, từ quá trình diệt tủy, đưa cơ thể bệnh nhân về trạng thái không có khả năng đáp ứng miễn dịch để sẵn sàng ghép, thực hiện ghép tế bào gốc CD34 và theo dõi quá trình mọc ghép hàng ngày, các bác sỹ phải đếm từng tế bào, lo lắng và hy vọng…
Với kết quả mọc ghép theo đúng tiến độ, biểu hiện lâm sàng bệnh nhân có thể vận động được, ngày 29/6/2021 bệnh nhân đã được ra viện trong sự vui mừng phấn khởi của CBNV Bệnh viện TWQĐ 108 cũng như bệnh nhân và gia đình.
Bệnh nhân Vân Anh gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện và các bác sĩ điều trị trong buổi chia tay ra viện
Bệnh nhân Vân Anh chia sẻ sau khi ghép tế bào gốc CD34: “Sau khi được ghép thì mình thấy trong cơ thể của mình nhẹ nhàng thư thái hơn. Đi lại thấy nhẹ nhàng hơn, tôi rất là mong muốn những bệnh nhân nhược cơ khác cũng được thực hiện phương pháp mới này như tôi để có thể thay đổi được cuộc sống và chất lượng cuộc sống tốt hơn.”
Đánh giá về ca bệnh này, Đại tá PGS.TS.TTƯT Nguyễn Hoàng Ngọc – Phó Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: “Với thành công của ca bệnh đầu tiên ngày hôm nay được ra viện. Khi quy trình kỹ thuật này được úng dụng trong lâm sàng sẽ triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân ở nhóm tự miễn như nhược cơ và lupus ban đỏ sẽ thành thường quy ở bệnh viện để tạo điều kiện để các bệnh nhân ở nhóm bệnh này – đó là những bệnh nhân không còn khả năng điều trị thông thường nữa, có cơ hội để duy trì được chất lượng cuộc sống tốt.”
Bệnh nhân Vân Anh chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban Giám đốc Bệnh viện và các bác sĩ điều trị trực tiếp
Ca bệnh này không chỉ mở ra hướng điều trị mới mà còn thể hiện trình độ chuyên môn của các y bác sỹ Việt Nam đã và đang làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trong kỷ nguyên mới của y học thế giới - ứng dụng của tế bào gốc để điều trị thành công nhiều bệnh nan y hiện nay./.
Thực hiện: Mai Chi – Hoài Quyên, Truyền thông Bệnh viện TWQĐ 108
Từ khóa » Ghép Tế Bào Gốc Hết Bao Nhiêu Tiền
-
TẾ BÀO GỐC TỪ ĐÀI LOAN VỀ VIỆT NAM GHÉP CHO CHÀNG ...
-
Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc - Viện Huyết Học- Truyền Máu Trung ...
-
Hỗ Trợ 400 Triệu đồng Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc Cứu Sống Bệnh Nhi 5 ...
-
Tìm Hiểu: Chi Phí Ghép Tế Bào Gốc Hết Bao Nhiêu Tiền?
-
Tìm Hiểu Ghép Tủy, Ghép Tế Bào Gốc Chữa Ung Thư Máu | Vinmec
-
Chi Phí Các Gói Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Tại Vinmec Từ 1-17 Năm Là Bao ...
-
Giảm Hơn 50% Chi Phí Cho Bệnh Nhân Ghép Tế Bào Gốc Nhờ Kỹ Thuật ...
-
Ghép Tế Bào Gốc Trị Ung Thư Khó đến Với Người Nghèo
-
Chi Tiền Tỷ Tiêm Tế Bào Gốc để Hồi Xuân - Hànộimới
-
Cấy Tế Bào Gốc Bao Nhiêu Tiền? Thông Tin Không Nên Bỏ Qua
-
GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ Ở TRẺ EM
-
MC VTV Diệu Linh Bị Ung Thư Máu: Chi Phí, Ghép Tủy Như Nào?
-
Ghép Tế Bào Gốc Tạo Máu, Hy Vọng Chữa Khỏi Bệnh Máu ác Tính
-
Trị Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc ở Việt Nam