Bệnh Viện Vinmec - Chỉ định Mở Khí Quản Cấp Cứu - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Chỉ định mở khí quản cấp cứu Bác sĩ gia đình 10:04 +07 Thứ tư, 05/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Mở khí quản là thủ thuật cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu hoặc bệnh nhân nặng mà không có khả năng tự thở bằng mũi, miệng và mặt nạ dưỡng khí không thể cung cấp đủ oxy.

    1. Mở khí quản và mục đích của mở khí quản

    Mở khí quản là thủ thuật mở da, cơ cổ, rạch khí quản và đưa một ống thông vào khí quản để duy trì đường thở cho bệnh nhân. Mục đích của việc mở khí quản là tạo một đường dẫn khí ngắn hơn thông thường giúp giảm khoảng chết sinh lý cho bệnh nhân.

    2. Mở khí quản có những loại nào?

    Có 2 dạng mở khí quản cơ bản là mở khí quản cao và mở khí quản thấp.

    • Mở khí quản cao: Là kỹ thuật tiếp cận khí quản ở trên eo tuyến giáp tại các vòng sụn khí quản số 1 và 2..
    • Mở khí quản thấp: Là kỹ thuật mở khí quản tại các vòng sụn dưới eo tuyến giáp, (tại các vòng từ 4-6).

    Đối với trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng thường áp dụng kỹ thuật mở khí quản cao, kỹ thuật này tương đối nhanh khi thực hiện. Ngược lại, mở khí quản thấp thường áp dụng cho trường hợp bệnh nhân chỉ khó thở nhẹ, chưa đến mức đe dọa ngạt, kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề thành thạo và tốn thời gian hơn.

    Chỉ định mở khí quản cấp cứu
    Mở khí quản được áp dụng đối với bệnh nhân từ khó thở nhẹ đến mức đe dọa ngạt

    3. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản cấp cứu

    3.1 Chỉ định

    3.1.1 Chỉ định mở khí quản trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề tai- mũi- họng

    • Bệnh nhân bị u lành tính hoặc u ác tính (ung thư hạ họng thanh quản ở người lớn, u nhú thanh quản đối với trẻ em).
    • Bệnh nhân gặp chấn thương họng và thanh quản.
    • Sau viêm hoặc chấn thương, bệnh nhân gặp các di chứng về sẹo hẹp thanh khí quản.
    • Một số dị tật bẩm sinh ở họng hoặc thanh khí quản.
    • Các dạng viêm tiến triển cấp tính ở thanh quản như: Lao thanh quản gặp ở người lớn hoặc bạch hầu thanh quản thường gặp ở trẻ em.
    • Bệnh nhân gặp dị vật cản trở đường thở.
    • Các dạng liệt thường gặp ở thanh quản như: Liệt cơ mở, liệt hồi quy,..
    Chỉ định mở khí quản cấp cứu
    Bệnh nhân lao thanh quản được chỉ định mở khí quản

    3.1.2 Chỉ định mở khí quản thuộc phạm vi hồi sức hô hấp

    • Mở khí quản cho bệnh nhân mắc bệnh thần kinh trung ương mà có biểu hiện hô hấp (suy hô hấp do bệnh tích não trung ương, hình thái hành tủy gặp phải trong bại liệt ở trẻ em,...).
    • Mở khí quản cho bệnh nhân bị ứ đọng đờm và xuất tiết trong khí quản do hôn mê kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau
    • Bệnh nhân mắc uốn ván có kết hợp cứng hàm gây khó nuốt, cần phải mở khí quản đề phòng cơn co thắt thanh môn.
    • Bệnh nhân bị nhược cơ có biểu hiện hô hấp cũng cần được mở khí quản.
    • Mở khí quản cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc mãn tính.
    • Mở khí quản cho bệnh nhân cần phẫu thuật như phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tim mở, phẫu thuật thần kinh (ở một số bệnh của hố não sau và tuỷ sống).

    Trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng như: Chấn thương ở lồng ngực, sọ não, hoặc những vết thương hàm mặt nặng, bỏng nặng... khi đó mở khí quản được xem là cần thiết vì giúp tạo điều kiện hồi sức và kéo dài thêm thời gian để có thể di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế cấp cứu.

    Chỉ định mở khí quản cấp cứu
    Mở khí quản thuộc phạm vi hồi sức hô hấp được chỉ định đối với bệnh nhân uốn ván

    3.2 Chống chỉ định

    Trong trường hợp cấp cứu đặc biệt là cấp cứu bệnh nhân nặng, mở khí quản không có chống chỉ định.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Chỉ định Mở Khí Quản