Bệnh Võng Mạc đái Tháo đường

Skip to content
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Bài viết chuyên môn
  6. /
  7. Bệnh võng mạc đái tháo đường

 

Bs Nguyễn Văn Trí

 

Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.

  • Bệnh lý Võng mạc Đái Tháo Đường

Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) gây nhiều biến chứng tại mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng tại mắt rất hay gặp.

 

Võng mạc là các lớp sợi thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu nhận được đến não, và ngược lại truyền hình ảnh mà não phân tích được đến mắt, trong đó hoàng điểm là quan trọng nhất cho hình ảnh tinh tế nhất.

Võng mạc Đái tháo đường là bệnh lý tại võng mạc gây ra do bệnh lý ĐTĐ. Bệnh VMĐTĐ xảy ra hầu hết ở các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm. Người ta thống kê, nhìn chung sau 15 năm bị ĐTĐ, 2% bệnh nhân sẽ mù, 10% bệnh nhân thị lực kém. Tần suất bệnh VMĐTĐ trong IDD (40%) cao hơn trong NIDD (20%). Bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất từ 20-65 tuổi.

 

  • Cơ chế phát sinh bệnh

Bệnh sinh của bệnh VMĐTĐ là một bệnh lý vi mạch máu ảnh hưởng đến các tiểu động mạch võng mạc trước mao mạch, mao mạch, và các tiểu tĩnh mạch. Có cả 2 nguyên nhân là sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự rò rỉ.

– Tổn thương thành mạch võng mạc biểu hiện bằng mất tế bào nội mạch, màng đáy dày lên, các vi phình mạch, thành mạch bị xơ hóa, rối loạn chức năng, tắc mạch gây giảm khả năng tưới máu, thiếu oxy tổ chức, thành mạch có thể vỡ gây xuất huyết, tính thấm thành mạch tăng gây xuất tiết. 

– Những tắc mạch gây thiếu máu, kích thích tăng sinh các mạch máu mới còn gọi là tân mạch. Các mạch máu mới này rất yếu, dễ dàng vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết võng mạc giảm thị lực.

 

 

  • Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường, điều trị

– Bệnh lý VMĐTĐ giai đoạn nền (BDR): vi phình mạch có thể quan sát trên lâm sàng đầu tiên, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù võng mạc. BDR không cần điều trị laser, tái khám hằng năm và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, thiếu máu, suy thận

 

 

– Bệnh lý hoàng điểm (HĐ) ĐTĐ: phù, xuất tiết cứng hố trung tâm, nguyên nhân thường gặp nhất của giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường

 + Bệnh lý HĐ khu trú: vùng rò rỉ giới hạn rõ kèm xuất tiết cứng

 + Bệnh lý HĐ lan tỏa: phù HĐ dạng nang

 + Bệnh lý HĐ thiếu máu cục bộ giảm thị lực kèm biểu hiện tương đối bình thường của HĐ mặc dù có xuất huyết, xuất tiết nơi khác. Xác định trên chụp mạch huỳnh quang

 + Bệnh lý HĐ hỗn hợp phù HĐ lan tỏa, thiếu máu cục bộ

 

 

– Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh (PPDR): tất cả các sang thương gây thiếu máu cục bộ võng mạc, biến đổi tiểu tĩnh mạch dưới dạng chuỗi hạt, các tiểu động mạch thu hẹp và tắc nghẽn, nốt dạng bông, xuất huyết dạng vết, những bất thường vi mạch

 

 

– Bệnh VMĐTĐ tăng sinh (PDR): tân mạch đĩa thị (NVD), tân mạch nơi khác (NVE), đánh giá tân mạch dựa trên độ trầm trọng (so sánh với đường kính gai thị, đáp ứng điều trị), vị trí (NVE ít xuất huyết hơn NVD), xơ hóa nguy cơ bong võng mạc do co rút

  

 

 

  • Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường

Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm (mắt mờ) là mắt đã bị tổn thương võng mạc.

  • Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

– Bác sĩ nhãn khoa soi đáy mắt

– Chụp mạch không hình quang

– Chụp mạch huỳnh quang

– Chụp OCT

  • Ngăn ngừa bệnh VMĐTĐ

Bệnh nhân ĐTĐ có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh, hoặc làm chậm diễn tiến bệnh VMĐTĐ bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp ổn định. Các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị ĐTĐ đặt ra. Phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như thuốc lá, béo phì…Tất cả các điều này sẽ giúp bảo vệ thị lực của bạn lâu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ phải đi khám mắt định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, để bác sĩ tại bệnh viện mắt phát hiện sớm tổn thương võng mạc, điều trị sớm sẽ giữ được thị lực, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực hoặc mù

  • Chẩn đoán bệnh bằng máy chụp võng mạc

 

 

 Bác sĩ Nguyễn văn Trí – khoa mắt – đang chụp võng mạc không  huỳnh quang cho bệnh nhân 

 

Ngày 10/5/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đưa vào sử dụng máy chụp võng mạc. 

Máy có khả năng chẩn đoán ở giai đoạn sớm và theo dõi diễn tiến bệnh glôcom; bệnh lý võng mạc trung tâm: lỗ hoàng điểm, bệnh lý võng mạc trung tâm thanh dịch, thoái hóa hoàng điểm ở người già, tiểu đường…

Ưu điểm của máy là cho kết quả chính xác, mô tả được hình ảnh cấu trúc tổn thương, không tiếp xúc và không gây hại cho mắt.

Để được tư vấn: Hãy liên hệ với chúng tôi:  

Khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa                               

181 Hải thượng lãm Ông –P. Đông vệ –Tp Thanh Hóa  

ĐT : 0237.3950.278 hoặc 091.656.9186  (bác sỹ Nguyễn Văn Trí)

                                                     

 

 

Liên kếtTrang
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban Giám đốc
    • Ban chấp hành Đảng bộ
    • Ban chấp hành Công đoàn
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban chấp hành Đoàn Thanh niên
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Video
    • Lịch tuần, lịch trực
    • Công tác xã hội
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám chữa bệnh
    • Sơ đồ bệnh viện
    • Hướng dẫn tìm đường
  • Dich vụ y tế
    • Khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ y tế tại nhà
    • Dịch vụ kĩ thuật Cận lâm sàng
    • Dịch vụ kĩ thuật Ngoại khoa
    • Dịch vụ kĩ thuật Nội khoa
  • Đào tạo – NCKH
    • Đào tạo chỉ đạo tuyến
      • Danh sách đăng kí đào tạo
      • Danh sách đã hoàn thành đào tạo
    • Kiến thức chuyên môn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Khoa – phòng chức năng
  • Liên hệ
  • 2024 © Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Liên hệ nhanh
  • Hotline: 19001536
  • Phòng KHTH: 0237.3951467
  • lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
  • Bộ Y tế: 1900 -9095
  • Sở Y tế: (0237). 3759313
  • Chat messenger

Từ khóa » Bong Võng Mạc Tiểu đường