Bệnh Xơ Gan Là Gì? Xơ Gan Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh xơ gan được coi là một trong “tứ chứng nan y”. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biển bởi thói quen uống bia rượu nhiều như ở Việt Nam. Để hiểu hơn xơ gan là gì, triệu chứng và tác hại của nó. Bạn đọc hãy cùng viemgan.com.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Xơ gan là gì?
- 2. Nguyên nhân do đâu?
- 3. Triệu chứng điển hình của xơ gan
- 4. Các giai đoạn của xơ gan
- 4.1. Xơ gan giai đoạn 1
- 4.2. Xơ gan giai đoạn 2
- 4.3. Xơ gan giai đoạn 3
- 4.4. Xơ gan giai đoạn 4
- 5. Sự nguy hiểm của xơ gan?
- 6. Phương pháp điều trị như thế nào?
- 6.1. Dùng thuốc Tây
- 6.2. Dùng thuốc nam
- 6.3. Phương pháp nâng cao
- 7. Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan
- 8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ gan?
Xơ gan là gì?
Xơ gan là quá trình tổn thương gan có tính chất lan tỏa, kéo dài ở gan biểu hiện bằng: viêm, hoại tử tế bào nhu mô gan, tăng sinh xơ của tổ chức liên kết tạo sẹo xơ hóa và hình thành các hạt tái tạo từ tế bào gan còn nguyên vẹn, làm đảo lộn cấu trúc bình thường dẫn tới hình thành các u cục tronh nhu mô gan, làm mất dần đi chức năng của gan.
Bệnh xơ gan tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với các mức độ bao gồm:
- Xơ gan độ 1 – F1: Xơ hóa ở mức độ nhẹ
- Xơ gan độ 2 – F2: Xơ hóa có ý nghĩa, mức độ xơ lan tỏa đến các vùng gan ở quanh mạch máu.
- Xơ gan độ 3 – F3: Xơ hóa nặng, mức độ xơ gan đã trải rộng và đã có sự nối các vùng gan bị xơ với nhau.
- Xơ gan độ 4 – F4: Xơ gan cổ trướng, xơ gan giai đoạn cuối.
Ngoài ra, còn một loại phân loại khác là tính toán dựa theo khả năng còn bù của gan. Theo cách này, xơ gan được chia thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn xơ gan còn bù: Các tế bào gan đã bị tổn thương và xơ hóa một phần nhưng các phần còn lại có thể tăng cường hoạt động, bù lại cho phần đã mất.
- Giai đoạn xơ gan mất bù: Gan bị tổn thương và xơ hóa nặng, các phần lành lặn còn lại không đủ khả năng bù đắp cho phần đã bị tổn thương.
Khi bệnh ở giai đoạn F1, F2 bệnh có thể được điều trị dứt điểm nhưng khi bệnh xơ gan tiến triển sang giai đoạn F3, F4 quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị khi này chỉ giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, hạn chế bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Theo thống kê của WHO, tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở Việt Nam thuộc top cao trên thế giới, chiếm 5% dân số. Số ca tử vong về xơ gan ở Việt Nam chiếm đến 3% trong tổng số ca tử vong do bệnh tật gây ra.
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan, trong đó gồm các nguyên nhân chính sau:
- Xơ gan do viêm gan virus: được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh xơ gan, nhất là viêm gan virus B. Theo thống kê có khoảng 20% số người nhiễm viêm gan virus có khả năng biến chứng thành xơ gan.
- Xơ gan do rượu: Đây là nguyên nhân gây xơ gan nhiều thứ hai chỉ sau viêm gan virus. Thống kê cho thấy có khoảng 71,7% nam giới Việt Nam bị xơ gan do uống nhiều rượu bia.
- Xơ gan do gan nhiễm mỡ: gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ nhiều trong gan gây nên viêm gan và tạo thành các mô sẹo khiến gan bị xơ hóa.
- Xơ gan do ứ mật: mật bị ứ đọng do viêm, tắc đường mật ( cả đường mật trong gan và ngoài gan). Mật sẽ tác động làm ảnh hưởng, tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.
- Xơ gan do nhiễm độc: hóa chất (DDT, urethane, phosphor, tetraclorocarbon…) và thuốc ( isoniazid, rifamid, methotrexate, phenylbutazon…)
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên bệnh xơ gan như: ký sinh trùng sán máng, sán lá gan, xơ gan do mạch máu hoặc xơ gan do xung huyết, xơ gan do lách to ( do sốt rét hoặc do lách to không rõ nguyên nhân)…
Trong số các nguyên nhân trên, viêm gan do virus (chiếm 40 % số ca xơ gan) và viêm gan do rượu (chiếm 18% số ca xơ gan ) được coi là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan.
Triệu chứng điển hình của xơ gan
Giai đoạn đầu (xơ gan còn bù): Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ với các biểu hiện điển hình như:
- Ăn không ngon miệng, chán ăn: tình trạng này kéo dài dẫn tới việc sút cân, cơ thể gầy đi nhanh chóng
- Đau tức vùng bụng hoặc đầy bụng, buồn nôn
- Ngứa là triệu chứng khá phổ biến, ngứa chủ yếu ở chân tay và lưng.
- Cơ thể mệt mỏi
Minh họa; Dấu hiệu lâm sàng của xơ gan
Giai đoạn nặng (xơ gan mất bù): ở giai đoạn này chức năng gan kém hẳn và suy yếu nhanh chóng, người bệnh bắt đầu cảm thấy các triệu chứng rõ ràng hơn như:
- Đau hạ sườn phải: những cơ đau có thể xuất hiện thành nhiều lần trong ngày và thường không kéo dài.
- Vàng da: Một triệu chứng phổ biến, vàng da có thể nhìn thấy trong ánh mắt và da của bệnh nhân.
- Sưng chân (phù) và bụng (cổ trướng): Lúc này gan bị tổn thương gan nặng nề, cơ thể người bệnh bắt đầu giữ muối và nước. Ban đầu, các muối và nước dư thừa tích tụ chủ yếu ở bàn chân và mắt cá chân (phù nề), lâu dần các chất lỏng cũng có thể thu thập ở bụng.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu: chảy máu chân răng, máu cam.
Xem chi tiết: Triệu chứng cảnh báo mắc xơ gan
Các giai đoạn của xơ gan
Xơ gan giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, các triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt. Ở giai đoạn này gan không có dấu hiệu bị tổn thương nhưng đã bắt đầu bị viêm. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng nhưng rất khó xác định vấn đề đang xảy ra với gan. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp bệnh có thể được điều trị khỏi, chức năng gan được phục hồi trở lại.
Xơ gan giai đoạn 2
Ở giai đoạn này các tế bào gan đã có những tổn thương nhất định, có xuất hiện các mô sẹo và bị xơ hóa. Ngoài ra, chức năng gàn cũng có dấu hiệu bị suy yếu. Do gan mất đi chức năng nên cơ thể bị rối loạn về chuyển hóa vì chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài. Các triệu chứng xơ gan giai đoạn 2 gần giống giia doạn 1 tuy nhiên mức độ tăng lên.
Người bệnh mệt mỏi, khó tiêu, da chuyển vàng, nước tiểu vàng đậm, hạ sườn phải đau, hay bị chảy máu cam, chảy máu chân răng…Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này vẫn có thể điều trị khỏi.
Xơ gan giai đoạn 3
Người bệnh xơ gan ở giai đoạn này đã có những tổn thương khá nghiêm trọng. Chức năng của gan bị rối loạn, xác mô xơ hóa chiếm chủ yếu tế bào gan. Lượng dịch tại ổ bụng tăng lên nhanh báo hiệu gan bị xơ hóa rất nhiều.
Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng đáng chú ý phải kể tới như:
- Tiêu hóa rối loạn nặng, phân chuyển màu đen, có thể bị nôn ra máu
- Chân bị phù, sụt cân nhanh
- Da có màu vàng khác thường
- Ăn không ngon, người mệt mỏi
- Nhịp tim tăng nhanh, người bệnh có cảm giác chóng mặt và bị ngất xỉu.
Ở giai đoạn này quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều, người bệnh cần phải điều trị ngay lập tức theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc cần có chế ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Xơ gan giai đoạn 4
Bệnh tiến triển sang giai đoạn 4 quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng người bệnh phải đối mặt như xuất huyết tiêu hóa, não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Việc phục hồi chức năng gan là điều khó xảy ra. Ở giai đoạn này người bệnh cũng không thể tiến hành ghép gan. Thông thường những người bị xơ gan giai đoạn 4 thường khó sống quá 2 năm sau khi mắc bệnh, Trùng bình có thể sống khoảng 12 tháng khi bệnh ở giai đoạn này.
Các dấu hiệu của bệnh giống giai đoạn 3 kèm một số triệu chứng khác như:
- Dễ rơi vào hôn mê, gan không còn chức năng loại bỏ độc tố
- Suy thận, thiếu máu trầm trọng, bầm huyết dưới da, sụt cân
- Sốt cao
- Viêm màng bụng
- Dịch ứ ở bụng quá nhiều khiến bụng phình to (cổ trướng). Nếu dịch quá nhiều khiến vỡ tĩnh mạch vùng thực quản khiến người bệnh chảy máu ồ ạt và tử vong.
Sự nguy hiểm của xơ gan?
Xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn gan bị tổn thương nặng nề, lúc này gan sẽ không hoạt động được nữa. Nếu nói một cách chi tiết hơn thì có thể kể đến những nguy hiểm tiêu biểu sau:
Xuất huyết tiêu hóa: Xơ gan khiến cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa-chủ tăng cao, đặc biệt là làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày. Các tĩnh mạch này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi ngoài phân đen. Nếu không xử trí kịp thời rất dễ gây tử vong.
Nhiễm trùng: Ngoài lọc máu gan có có chức năng miễn dịch và lọc thải các độc tố ra khỏi cơ thể để không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên khi gan bị xơ hóa, nó không thực hiện được chức năng của mình từ đó khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng dịch bang, viêm phổi, nhiễm trùng máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho bệnh tình trở nặng hơn cũng như thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện như hôn mê gan, suy thận…
Bệnh não gan hay còn gọi là hôn mê gan: là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan giai đoạn cuối. Do gan lúc này bị suy không thể đào thải được các độc chất trong cơ thể gây tình trạng rối loạn tri thức với các biểu hiện như: không tỉnh táo, ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy.
Ung thư gan: người mắc bệnh xơ gan nguy cơ rất cao dẫn đến tình trạng ung thư gan rồi tử vong, xơ gan chiếm 80% trường hợp ung thư gan nguyên phát.
Phương pháp điều trị như thế nào?
Tùy thuộc tình trạng tổn thương gan mà có biện pháp điều trị khác nhau. Mục đích của quá trình điều trị làm chậm quá trình xơ hóa ở gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị chủ yếu:
Dùng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh xơ gan, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc đơn lẻ hoặc sử dụng một số loại sau
- Nhóm thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan: Uống/tiêm Glucose, bổ sung vitamin B, C, acid Folic.
- Truyền Albumin 10 – 20%: Trường hợp huyết tương giảm
- Thuốc ức chế miễn dịch như Prednisolon
- Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Vasopressin, Sandostatin,…
- Thuốc lợi tiểu: Aldactone, Spironolactone, Furosemide…sử dụng khi có dịch trong bụng
Dùng thuốc nam
Một số bài thuốc nam với nguyên liệu lành tính giúp cải thiện tình trạng bệnh mà tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Cây cà gai leo:
Cà gai leo là vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm gan B, xơ gan. Cà gai leo có tác dụng phục hồi chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, điều trị vàng da, giúp hỗ trợ cho điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. Cà gai leo kết hợp với cây an xoa điều trị xơ gan:
- Cà gai leo 30g
- Cây an xoa 70g
Sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 400ml nước để uống trong ngày
Cây mã đề:
- Mã đề 50g
- Dứa dại khô 100g
- Cây chó đẻ 100g
- Bột tam thất 6g
Các nguyên liệu trên rửa sạch sau đó sắc với 2 lít nước cho tới khi cạn còn 550ml thì dừng, chia uống 3 lần/ngày.
Phương pháp nâng cao
Ngoài các phương pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định phương pháp sau để chữa bệnh.
- Phẫu thuật ghép gan: Có thể ghép 1 phần gan hoặc toàn bộ gan khỏe mạnh từ người khác trong trường hợp chữa trị xơ gan bắt buộc
- Phương pháp tế bào gốc: Dùng tế bào gốc tự thân từ tủy xương vào nuối cấy sau đó đưa lại cơ thể để xử lý virus, vi khuẩn gây hại gan
- Liệu pháp xung mạch tần số thấp: Đây là phương pháp kích hoạt phản ứng miễn dịch, phá bỏ DNA của virus có hại cho gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý khi điều trị:
- Cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ
- Tuyệt đối tránh xa rượu bia
- Hạn chế căng thẳng, stress
- Không sử dụng thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan
Khi bị xơ gan, nhất là xơ gan mất bù nếu bệnh nhân có một chế độ chăm sóc, ăn uống khoa học có thể giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì vậy người bệnh cần chú ý như sau:
Chế độ sinh hoạt
- Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tránh lo âu, căng thẳng, stress
- Tránh làm việc quá sức, dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi
Chế độ ăn uống
- Tăng cường thực phẩm giàu kali, ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa)
- Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm thực vật như: đậu hà lan, đỗ đen, đậu đỏ
- Nói không với rượu bia, thuốc lá
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều vì lượng muối có thể gây tích nước trong cơ thể khiến tình trạng phù tăng lên.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ gan?
Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh xơ gan hiệu quả:
- Tiêm phòng vacxin viêm gan B, C để ngăn chặn bệnh viêm gan.
- Dự phòng và điều trị các bệnh viêm gan cấp và mạn tính để giảm thiểu tối đa hậu quả dẫn đến xơ gan.
- Điều trị tốt các bệnh về đường mật, phòng chống sán lá gan
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích khiến gan phải hoạt động nhiều
- Thận trọng khi dùng thuốc gây hại cho gan
- Kiểm tra sức khỏe ngay khi thấy có biểu hiện không tốt về gan như; mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, vàng da, đau tức hạ sườn.
- Tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, mỗi người nên chủ động bảo vệ gan và phòng xơ gan một cách thường xuyên, đặc biệt với những người bị viêm gan virus, người hay uống rượu bia…cần nâng cao ý thức tăng cường chức năng gan, giảm thiểu thương tổn ở tế bào gan, giải độc gan bằng cách sử dụng kết hợp với các thảo dược tự nhiên.
Sử dụng Sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh để giải độc gan sau cho người uống nhiều bia rượu, người vị viêm gan virus là cách hiệu quả để phòng ngừa xơ gan.
Tóm lại:
Trên đây là bài viết tổng quan về bệnh xơ gan, bài viết bao gồm những thông tin cơ bản nhất về bệnh xơ gan. Để được tư vấn chi tiết về bệnh xơ gan, gọi theo số hotline: 18001190 – 0912571190 (miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn cho bạn.
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Cirrhosis
Từ khóa » Tiền Xơ Gan Là Gì
-
Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai đoạn? Làm Thế Nào để Phát Hiện Sớm ...
-
Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh
-
Xơ Gan Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Điều Trị Xơ Gan Tiến Triển: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bệnh Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Xơ Gan Là Gì, Các Giai đoạn Phát Triển Và Cách Phát Hiện Bệnh Sớm
-
Xơ Gan - Rối Loạn Về Hệ Gan Và Mật - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Xơ Gan Khó Chữa Nhưng Dễ Phòng
-
Xơ Gan Là Gì?
-
Xơ Gan Là Gì? Nguyên Nhân Và Những Biểu Hiện Của Xơ Gan. Chế độ ...
-
Xơ Hóa Gan Là Gì? Các Giai đoạn Xơ Gan | BvNTP
-
Bệnh Xơ Gan Có Chữa Khỏi được Không?
-
Xơ Gan Có Nguy Hiểm Không?