Bệnh Xơ Gan ứ Mật Có Những Biểu Hiện Nào? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Bệnh xơ gan ứ mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh xơ gan ứ mật, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa.
Menu xem nhanh:
- 1. Xơ gan ứ mật là gì?
- 1.1 Xơ gan ứ mật nguyên phát
- 1.2 Xơ gan ứ mật thứ phát
- 2. Bệnh xơ gan ứ mật có những biểu hiện nào?
- 2.1 Rối loạn tiêu hóa
- 2.2 Sạm mặt
- 2.3 Mệt mỏi, uể oải
- 2.4 Xuất huyết không rõ nguyên nhân
- 2.5 Giãn mạch nốt nhện
- 2.6 Các triệu chứng khác
- 3. Nguyên nhân gây xơ gan ứ mật
- 4. Điều trị xơ gan ứ mật bằng cách nào?
- 5. Phòng ngừa bệnh xơ gan ứ mật
- 5.1 Thăm khám sức khỏe định kỳ “lá gan”
- 5.2 Tiêm phòng đầy đủ
- 5.3 Xây dựng lối sống lành mạnh
1. Xơ gan ứ mật là gì?
Xơ gan ứ mật là tình trạng mật bị ứ đọng dịch do viêm, tắc đường mật cả ở bên trong và bên ngoài gan. Từ đó dẫn tới tổn thương gan, hình thành các vết sẹo và gây xơ gan.
Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách để ngăn chặn sự phát triển xơ gan là ưu tiên hàng đầu khi điều trị xơ gan ứ mật.
Bệnh xơ gan ứ mật được chia làm 2 loại:
1.1 Xơ gan ứ mật nguyên phát
Nguyên nhân xuất phát từ việc ống mật bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng. Khi ống dẫn mật bị tổn thương nặng sẽ không đào thải các chất độc ra ngoài và tích tụ trong gan. Dẫn đến tình trạng gan bị xơ và ngày càng tiến triển nặng hơn.
1.2 Xơ gan ứ mật thứ phát
Xuất phát do tắc nghẽn đường mật lâu dẫn đến mạn tính. Gan ứ mật mạn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi cho người bệnh. Lúc này, gan đã bị xơ hóa rất nặng nên cần phải có phác đồ điều trị lâu dài.
Ngoài ra, có một biến thể nặng của gan ứ mật đó là bệnh Byler – Đây là một loại rối loạn trong sự tạo thành mật của gan, gây ra ứ mật mạn tính tiến triển và cuối cùng là xơ gan.
Bệnh Byler hình thành do gen hoặc nhiễm sắc thể. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, thậm chí bé dưới 6 tháng tuổi cũng có thể gặp. Khoảng thời gian đầu, chứng ứ mật có thể lặp đi lặp lại, nhưng càng về sau sẽ duy trì và tiến triển nặng thêm.
2. Bệnh xơ gan ứ mật có những biểu hiện nào?
Xơ gan ứ mật khởi phát âm thầm, được báo trước bằng biểu hiện ngứa, sau đó bệnh tiến triển nặng hơn. Khi khám thấy gan và lá lách to hơn bình thường, trường hợp vàng da và tăng áp cửa thường là dấu hiệu muộn, bệnh đã phát triển nặng.
Một số dấu hiệu thường gặp như sau:
2.1 Rối loạn tiêu hóa
Đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu, cảm giác chán ăn, táo bón hoặc đi ngoài, đau hạ sườn phải, buồn nôn và nôn…
2.2 Sạm mặt
Da mặt sạm đi thường xuất hiện tại vùng mắt, xảy ra do rối loạn chức năng gan, sản sinh ra melanin khiến da bị tối màu lại.
2.3 Mệt mỏi, uể oải
Cơ thể cảm giác mệt mỏi, uể oải, các bộ phận cảm giác yếu hơn, không muốn làm gì… Đây chính là biểu hiện của gan bị tổn thương khiến lượng cholinesterase suy giảm, gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh của cơ.
2.4 Xuất huyết không rõ nguyên nhân
Trường hợp chảy máu không rõ nguyên nhân như khi đánh răng, hay tụ máu thành đốm trên da bất thường cũng là những dấu hiệu của việc gan bị tổn thương.
2.5 Giãn mạch nốt nhện
Đây là tình trạng giãn mạch nổi trên da và lan tỏa như hình mạng nhện, thường xuất hiện ở mặt, cổ, lưng, cánh tay và ngực. Đây cũng là biểu hiện rõ nhất ở những bệnh nhân xơ gan mạn tính.
2.6 Các triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh có thể đi kèm các dấu hiệu như: chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng ở trẻ, vàng da, ngứa, cơ thể mệt mỏi không muốn vận động, nước tiểu sẫm màu (do bilirubin bị ứ đọng nhiều và thoát ra theo đường nước tiểu ), phân có màu bạc, gan to, túi mật to bất thường, nhịp tim chậm (do tăng acid mật trong máu, gây loạn nhịp tim ngoại tâm thu)…
3. Nguyên nhân gây xơ gan ứ mật
Xơ gan ứ mật được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Có rất nhiều yếu tố gây bệnh, điển hình là các tác nhân sau:
– Do di truyền: gia đình có tiền sử bị bệnh gan ứ mật thì bạn sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn những người gia đình không có tiền sử bị bệnh này.
– Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn uống không khoa học, dung nạp nhiều chất độc hại, thực phẩm không có lợi làm suy yếu chức năng gan, lâu dần khiến gan bị suy giảm chức năng và nhiễm bệnh.
– Nghiện hút thuốc lá
– Bị nhiễm virus viêm gan B, C
– Nghiện bia, rượu
– Lạm dụng thuốc
– Tiếp xúc nhiều với các chất độc hại (môi trường ô nhiễm),…
4. Điều trị xơ gan ứ mật bằng cách nào?
Nếu được phát hiện từ sớm, mật ứ đọng trong gan không nhiều, người bệnh vẫn có nhiều cơ hội điều trị khỏi, thậm nhiều người có thể khỏi hẳn.
Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, gan bị xơ và tổn thương quá nhiều, thì khả năng điều trị khỏi là rất thấp. Lúc này, các phương pháp điều trị được đưa ra chủ yếu để kiểm soát, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng gây hư hại cho gan và làm giảm cảm giác ngứa.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh gan như: tình trạng ngứa lâu ngày không khỏi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,… bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa gan mật để được: khám, xét nghiệm và chụp chiếu, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả, tư vấn cách phòng ngừa, giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể gây xơ gan, ung thư gan.
Hiện nay phương pháp điều trị xơ gan ứ mật chủ yếu là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm nhiều Vitamin D và canxi trong quá trình sử dụng thuốc để ngăn ngừa loãng xương, hạn chế ăn muối để giảm các tích tụ trong gan. Trong các trường hợp nặng, cấy ghép gan hoặc gan nhân tạo chính là sự lựa chọn tốt nhất để điều trị xơ gan nguyên phát nhưng cần có chỉ định của bác sĩ khi cảm thấy thực sự cần thiết.
5. Phòng ngừa bệnh xơ gan ứ mật
5.1 Thăm khám sức khỏe định kỳ “lá gan”
Ngay khi bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy tìm đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa gan mật để được xác định rõ nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, giúp bạn có các biện pháp để ngăn chặn kịp thời. Khám sức khỏe định kỳ gan mật là biện pháp tốt nhất để “vệ sinh” và chăm sóc “lá gan” khỏe mạnh.
Các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, sinh thiết gan, chụp CT, MRI, siêu âm đàn hồi mô gan,… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý về gan, từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị đúng cách.
5.2 Tiêm phòng đầy đủ
Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, C là “liều thuốc tốt nhất” giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, C. Vì vậy, bạn nên tiêm ngừa đầy đủ.
5.3 Xây dựng lối sống lành mạnh
Ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Bỏ hút thuốc lá
Hạn chế tối đa bia, rượu, chất kích thích, nước có gas
Hạn chế thức khuya, căng thẳng
Xơ gan ứ mật nếu được phát hiện kịp thời vẫn có thể điều trị, nhưng những dấu hiệu ban đầu lại không hề rõ rệt. Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe gan mật, bạn vẫn nên đi thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế có chuyên khoa gan mật để được chẩn đoán đúng và tư vấn hiệu quả.
Từ khóa » Dấu Hiệu ứ Mật Trong Gan
-
Bệnh Gan ứ Mật: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Bệnh Xơ Gan ứ Mật Triệu Chứng, Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Bệnh
-
Viêm đường Mật Nguyên Phát (PBC) - Rối Loạn Về Hệ Gan Và Mật
-
Xơ Gan ứ Mật Nguyên Phát Là Gì? Triệu Chứng Và Thuốc • Hello Bacsi
-
Bệnh Xơ Gan ứ Mật Nguyên Phát Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh Byler: Một Thể Nặng Của ứ Mật Trong Gan Tiến Triển
-
Bệnh Xơ Gan ứ Mật Nguyên Phát - Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Ứ Mật Trong Gan Thai Kỳ - Hosrem
-
Sỏi Mật Trong Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Ứ Mật - Những điều Cần Biết Về Bệnh, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Xơ Gan ứ Mật Nguyên Phát
-
Xơ Gan Do Tắc Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Ứ Mật Thai Kỳ Và Cách điều Trị - Huggies
-
Bà Bầu Và Chứng ứ Mật Thai Kỳ | VIAM - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam
-
Ứ Mật Thai Kỳ - Y Học Cộng Đồng
-
Vàng Da ứ Mật: Những điều Bạn Cần Biết ở Trẻ
-
Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh