Bệnh Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Có thể bạn quan tâm
Xơ vữa động mạch chi dưới là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hoại tử dẫn tới phải cắt bỏ hoàn toàn chân. Điều này gây gánh nặng tàn phế suốt đời cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn gây biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (đột quỵ) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
- 1. Xơ vữa động mạch chi dưới là thế nào?
- 2. Dấu hiệu của xơ vữa động mạch chân
- 2.1 Hẹp nhẹ động mạch chậu, đùi
- 2.2 Hẹp động mạch mức nặng
- 2.3 Hẹp rất nặng
- 3. Phòng ngừa xơ vữa động mạch vùng chi dưới
- 3.1 Không hút thuốc lá
- 3.2 Kiểm soát đường huyết giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
- 3.3 Luyện tập thể dục thể thao
- 3.4 Phòng bệnh xơ vữa động mạch chi dưới bằng chế độ ăn uống khoa học
1. Xơ vữa động mạch chi dưới là thế nào?
Xơ vữa động mạch là một bệnh lý phổ biến gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Những người bị xơ vữa động mạch vùng chi dưới thường đi kèm xơ vữa động mạch vành.
Nếu không điều trị tích cực từ sớm, bệnh có thể gây hoại tử vì tắc mạch, làm máu không được cung cấp đến vùng sau đoạn chân bị tắc mạch. Hơn nữa, bệnh nhân có thể bị tử vong do các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, trong số những người bị xơ vữa động mạch ở chi dưới có tới 55% số người tử vong do biến chứng ở tim và 10% do tai biến mạch máu não.
Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, có một số thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
– Huyết áp cao
– Hút thuốc lá
– Bệnh tiểu đường
– Thừa cân, béo phì
– Chế độ ăn uống không lành mạnh
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về tim
2. Dấu hiệu của xơ vữa động mạch chân
2.1 Hẹp nhẹ động mạch chậu, đùi
Các trường hợp xơ vữa động mạch gây hẹp nhẹ động mạch chậu, đùi thường không có biểu hiện triệu chứng gì. Người bệnh chỉ có thể phát hiện thông qua đo chỉ số mắt cá – cánh tay. Những người bệnh không có triệu chứng thường là người bị đái tháo đường. Di chứng thần kinh khiến vận động đi lại ít nên không bộc lộ rõ triệu chứng cho dù bệnh có tiến triển đến tầm trung.
2.2 Hẹp động mạch mức nặng
Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
– Đau ở bắp chân hoặc đùi, có thể một hoặc hai bên, xuất hiện sau khi đi một quãng đường và giảm dần sau vài phút nghỉ ngơi.
– Người bệnh bị đi khập khiễng cách hồi, điển hình là đau bắp chân khi đi lại và giảm dần khi nghỉ ngơi. Tuy đây là triệu chứng phổ biến nhưng chỉ có 30% người bệnh động mạch ngoại biên mới có triệu chứng này, còn lại gần như không hề có.
– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng ở chân khi gắng sức hoặc đau lúc nghỉ dạng thiếu máu.
2.3 Hẹp rất nặng
Một trong những trường hợp khi bị hẹp rất nặng đó là người bệnh bị đau do thiếu máu ở chân nặng, đau khi cả khi nghỉ, vết thương lâu lành và có thể hoại tử.
3. Phòng ngừa xơ vữa động mạch vùng chi dưới
Để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch chân hiệu quả, bạn nên thực hiện một số thay đổi trong lối sống, cụ thể là các phương pháp sau:
3.1 Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch nói chung. Ngay khi được chẩn đoán là xơ vữa động mạch, người bệnh nên từ bỏ ngay việc hút thuốc lá. Trường hợp không thể tự bỏ thuốc thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành cai thuốc lá.
3.2 Kiểm soát đường huyết giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch chi dưới
Tiểu đường là nguyên nhân thúc đẩy xơ vữa động mạch nói chung, gây ra các biến chứng thiếu máu ở các mạch máu và giảm sức đề kháng với tác nhân nhiễm trùng. Các yếu tố này có thể dễ đến loét chân và nhiễm trùng bàn chân. Do vậy, việc kiểm soát và ổn định đường huyết là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
3.3 Luyện tập thể dục thể thao
Người bệnh có thể luyện tập để cải thiện chức năng, cải thiện mức độ nặng của đau khập khiễng cách hồi, bạn có thể luyện tập bằng cách đi bộ trên máy hoặc trên đường đến khi có cảm giác đau khập khiễng cách hồi thì ngừng lại nghỉ cho đến khi hết đau và tập lại. Mỗi lần tập luyện kéo dài từ 30 – 60 phút, có thể chia làm 3 lần trong tuần và tập đều đặn trong ít nhất 3 tháng.
3.4 Phòng bệnh xơ vữa động mạch chi dưới bằng chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh xơ vữa động mạch cần hạn chế ăn mỡ động vật, các loại thịt đỏ bởi chúng chứa nhiều cholesterol. Nên ăn các loại thức ăn giàu chất béo omega-3, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả. Riêng người bị đái tháo đường nên tham khảo bác sĩ các loại hoa quả có thể ăn được.
Các biện pháp phòng tránh chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên duy trì việc thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe hệ tim mạch của mình. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu, cần thăm khám ngay tại chuyên khoa tim mạch để được thực hiện các chẩn đoán bằng các phương pháp và thiết bị hiện đai. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Như vậy, có thể thấy xơ vữa động mạch vùng chi dưới là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi lối sống và thăm khám thuowng xuyên.
Từ khóa » Xơ Vữa Tĩnh Mạch Chi Dưới
-
Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới: Dấu Hiệu Và điều Trị | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới | TCI Hospital
-
Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới - Cẩn Thận Nguy Cơ Cắt Cụt Chi - Cardocorz
-
Xơ Vữa động Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
[PDF] BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH
-
Xơ Vữa động Mạch Chân Có Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
Bệnh động Mạch Chi Dưới
-
Cảnh Giác Với Bệnh động Mạch Chi Dưới Mạn Tính
-
Xơ Vữa Tĩnh Mạch: Vì Sao Khó Gặp Bệnh Này? - Giảm Mỡ Máu
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Xơ Vữa động Mạch Chân - Nguy Cơ Cụt Chi Nếu Không điều Trị Kịp Thời
-
Xơ Vữa động Mạch 2 Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán ...
-
Khuyến Cáo Trong Điều Trị Bệnh động Mạch Ngoại Biên Chi Dưới
-
Lâm Sàng Tim Mạch Học: Bệnh động Mạch Chi Dưới Mạn Tính | BvNTP