Bệnh Xơ Vữa động Mạch - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị

Xơ vữa động mạch là bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các động mạch trong cơ thể, gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị được.

1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì

2. Triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch

4. Biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch

5. Điều trị bệnh xơ vữa động mạch

  • Chẩn đoán
  • Điều trị

6. Phòng chống bệnh xơ vữa động mạch

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch (tên tiếng Anh là Arteriosclerosis) xảy ra khi những mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các động mạch còn lại của cơ thể trở nên dày và cứng – đôi khi làm cản trở dòng máu đến các nội tạng và mô của bạn. Các động mạch khỏe mạnh sẽ linh hoạt và đàn hồi, nhưng qua thời gian, thành động mạch có thể trở nên cứng lại - một tình trạng thường được gọi là sự cứng động mạch.

Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một thể đặc biệt của xơ cứng động mạch, tuy nhiên các thuật ngữ này đôi khi được dùng thay thế cho nhau. XVĐM hình thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch (mảng bám), cái mà có thể gây cản trở dòng máu.

Các mảng bám này có thể vỡ ra, bắt đầu hình thành cục máu đông. Mặc dù XVĐM thường được xem như là một vấn đề về tim, nó có thể gây ảnh hưởng đến bất kì động mạch nào khác của cơ thể bạn. XVĐM có thể ngăn ngừa và chữa trị được.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch

XVĐM phát triển dần dần. XVĐM khi ở mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng.

Bệnh nhân thường sẽ không có triệu chứng cho đến khi một động mạch bị quá hẹp hoặc bị tắc nghẽn khiến nó không thể cung cấp đủ máu tới các cơ quan và mô của bạn. Đôi khi một cục máu đông gây tắc hoàn toàn dòng máu chảy, thậm chí là vỡ ra và có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Triệu chứng XVĐM từ trung bình đến nặng phụ thuộc vào những động mạch nào bị ảnh hưởng bởi nó, cụ thể là:

  • Nếu các động mạch ở tim của bạn bị xơ vữa: bạn có thể biểu hiện triệu chứng, như đau ngực hoặc nặng ngực (đau thắt ngực).
  • Nếu các động mạch đi đến não của bạn bị xơ vữa: bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như đột ngột bị tê hay yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói đớ, mất tạm thời thị lực một mắt, hoặc cơ mặt bạn bị xệ xuống. Các dấu hiệu này biểu hiện một cơn thiếu máu thoáng qua (TIA), nếu như không điều trị có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Nếu động mạch ở tay hoặc chân bạn bị xơ vữa: bạn có thể có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, như đau chân khi đi bộ (cơn đau như chuột rút).
  • Nếu động mạch thận của bạn bị xơ vữa: bạn sẽ bị tăng huyết áp hoặc suy thận.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh XVĐM như trên, hãy đi gặp bác sĩ. Đồng thời hãy để ý đến các triệu chứng sớm của việc dòng máu cung cấp không đủ, như đạu ngực (đau thắt ngực), đau chân hoặc cảm giác tê.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn XVĐM trở nên nặng hơn và ngừa cơn nhồi máu tim, đột quỵ hoặc các trường hợp cấp cứu y khoa khác.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch

Động mạch ở tim bị xơ vữa sẽ dẫn đến những cơn đau thắt ngực

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch

XVĐM là một bệnh tiến triển chậm có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được xác đinh XVĐM có thể bắt đầu từ thương tổn lớp bên trong của một động mạch. Thương tổn này có thể gây ra bởi:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Tăng Trigly-ceride (một loại chất béo trong máu )
  • Thuốc lá và các loại thuốc hút khác
  • Kháng in-su-lin, béo phì hoặc tiểu đường
  • Các bệnh viêm nhiễm, như viêm khớp, bệnh lupus ban đỏ hoặc nhiễm trùng, hoặc tình trạng viêm nhiễm không rõ nguyên nhân

Một khi thành trong động mạch bị tổn thương, các tế bào máu và các chất khác thường đọng lại ở nơi thương tổn và tích tụ ở lớp trong động mạch.

Qua thời gian, các lớp chất béo (mảng bám) hình thành bởi cholesterol và các sản phẩm tế bào khác cũng tích tụ ở nơi thương tổn và trở nên cứng hơn, làm hẹp các động mạch. Các cơ quan và mô được dẫn máu đến bởi các động mạch bị tắc nghẽn sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Hơn nữa, lớp mảng bám mỏng có thể vỡ ra, đẩy cholesterol và các chất khác vào dòng máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông, làm ngăn máu chảy đến một bộ phận nào đó của cơ thể, chẳng hạn khi dòng máu chảy đến tim bị tắc nghẽn gây ra cơn nhồi máu tim. Một cục máu đông có thể đi đến các nơi khác của cơ thể, làm tắc dòng chảy đến cơ quan khác.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch

Các động mạch sẽ bị cứng lại qua thời gian. Bên cạnh tuổi tác, những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ XVĐM bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Tiền căn gia đình có người sớm bị bệnh tim
  • Thiếu tập thể dục
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

4. Biến chứng và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch

Bệnh XVĐM làm cho thành động mạch bị xơ cứng lòng động mạch bị hẹp lại khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, máu không cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, máu không đủ để cung cấp đến cơ tim có thể gây đau thắt ngực và trong trường hợp xấu nhất có thể gây đau tim dẫn đến tử vong.

Nếu động mạch ở não bị xơ cứng thì bệnh nhân có thể bị rối loạn tuần hoàn não và nặng nhất là bị đột quỵ do tắc mạch máu não hoặc nhũn não.

Các biến chứng của XVĐM phụ thuộc vào động mạch nào bị tắc, cụ thể là:

Bệnh động mạch vành: Khi XVĐM làm hẹp những ĐM ở gần tim, bạn có thể mắc bệnh mạch vành, làm gây ra đau ngực (đau thắt ngực), một cơn nhồi máu tim hoặc suy tim.

Bệnh động mạch cảnh: Khi XVĐM làm hẹp các động mạch đi đến gần não, bạn có thể mắc bệnh mạch cảnh, gây ra cơn thoáng thiếu máu não (TIA) hoặc đột quị.

Bệnh động mạch ngoại biên: Khi XVĐM làm hẹp động mạch ở tay hoặc chân, bạn có thể có các vấn đề về tuần hoàn máu gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Điều này có thể làm bạn kém nhạy với nóng hoặc lạnh, làm tăng nguy cơ bị bỏng hoặc tê cóng. Trong một số trường hợp, tuần hoàn kém ở tay hoặc chân có thể gây chết mô (hoại tử).

Phình động mạch: XVĐM có thể gây phình động mạch, một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Phình động mạch là sự to ra của thành động mạch.

Hầu hết những người bị phình động mạch đều không biểu hiện triệu chứng. Đau và nhói ở vùng phình mạch có thể xảy ra và là một cấp cứu y khoa.

Nếu phình mạch vỡ ra, bạn có nguy cơ đối mặt với tình trạng xuất huyết nội. Mặc dù điều này thường xuất hiện đột ngột, một tình huống rò rỉ từ từ vẫn có thể xảy ra. Nếu một cục máu đông trong phình mạch vỡ ra, nó có thể làm nghẽn một động mạch ở xa.

Suy thận mạn: XVĐM có thể gây hẹp động mạch thận, ngăn không cung cấp oxy cho thận. Qua thời gian, điều này làm ảnh hưởng chức năng thận, làm giữ lại các chất thải không thoát ra khỏi cơ thể bạn được.

5. Các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

Chẩn đoán

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể tìm ra các dấu hiệu của động mạch bị hẹp, to ra hoặc cứng lên, bao gồm:

  • Mạch yếu hoặc vắng mạch dưới vùng động mạch bị hẹp
  • Giảm huyết áp ở vùng chi bị ảnh hưởng
  • Âm thổi ở động mạch, phát hiện bằng ống nghe

Tùy thuộc vào kết quả khám bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán, gồm có:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm có thể phát hiện tình trạng tăng cholesterol và đường máu, làm tăng nguy cơ XVĐM. Bạn sẽ cần nhịn ăn uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc từ 9-12 giờ trước khi làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ nhắc bạn trước nếu xét nghiệm được thực hiện trong lúc bạn khám.

Siêu âm Doppler: Bác sĩ có thể sử dụng máy siêu âm đặc biệt (Siêu âm Doppler) để đo huyết áp tại các điểm khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân. Những phép đo này có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tắc nghẽn cũng như tốc độ của dòng máu chảy trong động mạch

Chỉ số cánh tay - mắt cá chân: Thử nghiệm này có thể cho biết liệu bạn có XVĐM ở chân và bàn chân hay không.

Bác sĩ có thể so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay của bạn. Đây được gọi là chỉ số cánh tay – mắt cá chân. Một sự khác biệt bất thường có thể chỉ ra bệnh mạch máu ngoại biên, thường là do XVĐM gây ra.

Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi nhận tín hiệu điện khi chúng chạy qua tim. Điện tâm đồ có thể cho thấy bằng chứng của một cơn nhồi máu tim trước đó. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn xảy ra hầu hết lúc gắng sức, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong quá trình đo điện tâm đồ.

Nghiệm pháp gắng sức: Một nghiệm pháp gắng sức, còn được gọi là nghiệm pháp gắng sức thể dục, dùng để thu thập thông tin tim hoạt động như thế nào trong khi gắng sức.

Bởi vì khi bạn gắng sức, tim sẽ bơm khó khăn hơn và nhanh hơn so với khi hoạt động bình thường, nghiệm pháp gắng sức có thể tiết lộ các vấn đề của tim mà không được chú ý đến.

Nghiệm pháp gắng sức thường là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong khi nhịp tim, huyết áp và hơi thở của bạn được theo dõi.

Ở một số loại nghiệm pháp gắng sức, hình ảnh của tim có thể được chụp lại, như trong siêu âm tim gắng sức hoặc nghiệm pháp gắng sức hạt nhân. Nếu bạn không thể làm nghiệm pháp, bạn có thể được uống thuốc có tác dụng giống như khi làm cho tim gắng sức.

Thông tim và chụp mạch máu: Thử nghiệm này có thể cho thấy động mạch vành bị hẹp hoặc bị tắc hay không.

Một chất lỏng được đưa vào động mạch của tim thông qua một ống thông nhỏ, dài (catheter) được dẫn vào từ động mạch, thường là ở chân để đến các động mạch trong tim. Khi chất này vào động mạch, hình ảnh động mạch sẽ hiển thị trên hình ảnh X-quang và cho thấy các khu vực bị tắc nghẽn;

Các chẩn đoán hình ảnh khác: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp mạch máu cộng hưởng từ (MRA) để xem các động mạch. Những xét nghiệm này thường có thể cho thấy các động mạch lớn bị hẹp và cứng, cũng như phình động mạch và lắng đọng canxi trong thành động mạch.

Điều trị

Các thay đổi lối sống như chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục là những phương pháp điều trị thích hợp nhất cho XVĐM. Đôi khi, điều trị thuốc và phẫu thuật cũng là cần thiết.

Thuốc

Thuốc có thể làm chậm đi, hoặc thậm chí làm đảo nghịch tác động của XVĐM. Sau đây là một số thuốc thường gặp:

  • Thuốc giảm Cholesterol: Giảm cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (LDL cholesterol), một cholesterol “xấu”, có thể làm chậm, ngưng lại, hoặc thậm chí làm giảm sự tích tụ chất béo trong động mạch. Tăng cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (cholesterol HDL), một cholesterol “tốt” cũng có tác dụng. Bác sĩ có thể chọn các thuốc đặc trị để đưa vào phác đồ điều trị của bạn.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Bác sĩ của bạn có thể cho thuốc chống kết tập tiểu cầu để làm giảm khả năng tiểu cầu tập trung ở nơi các động mạch bị hẹp, làm hình thành cục máu đông và gây thuyên tắc ở xa.
  • Thuốc ức chế Beta: Các thuốc này thường được sử dụng cho bệnh mạch vành. Chúng làm chậm nhịp tim và huyết áp, giảm nhu cầu của tim và làm giảm các triệu chứng đau ngực. Thuốc ức chế Beta giảm nguy cơ nhồi máu tim và các rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI): Các thuốc này có thể giúp làm chậm tiến trình của XVĐM bằng cách làm giảm huyết áp và tạo ra các tác động có lợi cho động mạch tim. ACEI có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn nhồi máu tim.
  • Thuốc ức chế kênh Canxi: Các thuốc này làm giảm huyết áp và đôi khi được dùng để điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Thuốc lợi tiểu: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của XVĐM. Lợi tiểu sẽ làm giảm huyết áp.
  • Các thuốc khác: Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ cụ thể, như tiểu đường. Các thuốc cụ thể đôi khi điều trị các triệu chứng của XVĐM, như đau chân khi gắng sức đã được mô tả.

Phẫu thuật

Đôi khi các điều trị tích cực là cần thiết để chữa XVĐM. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc một tắc nghẽn động mạch gây đe dọa cơ hoặc mô da của bạn, bạn có thể phải thực hiện các phẫu thuật sau:

  • Nong mạch và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ của bạn sẽ luồn một ống dài, mỏng (catheter) vào phần động mạch bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp. một catheter khác với quả bong bóng đã xẹp sẽ được luồn qua vùng động mạch bị hẹp đó.

Bong bóng sau đó sẽ được bơm phình lên, đè vào các mảng bám chống lại thành động mạch. Một ống stent sẽ được đặt ở đó để giữ cho động mạch luôn được mở rộng

  • Nạo mảng xơ vữa: Trong một số trường hợp, các mảng bám phải được phẫu thuật lấy ra khỏi thành động mạch bị hẹp. Khi thủ thuật được thực hiện trên động mạch cổ (động mạch cảnh), nó được gọi là phẫu thuật nạo xơ vữa động mạch cảnh.
  • Tiêu sợi huyết: Nếu động mạch cảnh bị tắc bởi cục máu đông, bác sĩ của bạn có thể dùng thuốc để làm tan nó ra.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Một mạch máu từ phần khác cơ thể hoặc một ống được làm từ sợi tổng hợp sẽ được dùng để bắc cầu. Điều này sẽ làm cho dòng máu chuyển hướng chảy quanh động mạch bị tắc hoặc hẹp.

Các thuốc thay thế

Một số thức ăn và các chất bổ sung có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai yếu tố nguy cơ chính làm tiến triển XVĐM. Với sự đồng ý của bác sĩ, bạn có thể sử dụng các chất sau:

  • Alpha-linolenic acid (ALA)
  • Lúa mạch
  • Beta-sitosterol (có trong thuốc uống hoặc bơ thực vật như Promise Activ)
  • Trà đen
  • Blond psyllium (có trong vỏ hạt hoặc sản phẩm như Metamucil)
  • Calcium
  • Ca cao
  • Dầu gan cá
  • Coenzyme Q10
  • Dầu cá
  • Folic acid
  • Tỏi
  • Trà xanh
  • Yến mạch
  • Sitostanol (có trong thuốc uống hoặc bơ thực vật như Benecol)
  • Vitamin C

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng các chất trên . Một số chất có thể có phản ứng với thuốc, gây ra các tác dụng phụ.

Bạn cũng có thể thực tập các kĩ thuật thư giãn, như yoga hoặc hít thở sâu, để giúp bạn thư giãn và giảm stress. Các bài tập này có thể giảm áp lực máu tạm thời, làm giảm nguy cơ tiến triển XVĐM.

6. Phòng chống bệnh xơ vữa động mạch

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình của XVĐM. Bạn cần:

- Ngưng hút thuốc:Hút thuốc sẽ gây hại cho động mạch. Nếu bạn sử dụng thuốc lá ở bất kì hình thức nào, ngưng hút là cách tốt nhất để làm hoãn lại tiến trình cảu XVĐM và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần: Tập thể dục thường xuyên khiến cho cơ bạn sử dụng oxy một cách hiệu quả.

Hoạt động thể lực có thể làm cải thiện tuần hoàn máu và phát triển các mạch máu hình thành cầu nối tự nhiên quanh chỗ tắc nghẽn. Tập thể dục giúp giảm áp lực máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cố gắng tập mỗi ngày 30 phút. Nếu bạn không thể tập 1 lần suốt 30 phút, bạn có thể chia làm từng khoảng 10 phút.

Bạn có thể đi thang bộ thay vì dùng thang máy, đi bộ quanh tòa nhà trong suốt giờ ăn của bạn, hoặc làm vài động tác đứng lên ngồi xuống trong khi xem tivi.

- Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn cho một trái tim khỏe mạnh gồm có trái cây, rau củ quả và các loại hạt - ít carbohydrate, đường, chất béo bão hòa và muối – có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, huyết áp, cholesterol và đường máu.

Thử dùng bánh mì nguyên hạt thay cho bánh mì trắng, dùng táo, chuối, hoặc cà rốt như món ăn nhẹ; đọc thành phần dinh dưỡng trên các nhãn dán để kiểm soát lượng muối và chất béo mà bạn ăn. Sử dụng chất béo đơn không bão hòa, như dầu olive, và giảm hoặc không sử dụng đường.

- Giảm cân: Nếu bạn bị quá cân, giảm 2.3 tới 4.6kg có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol cao, hai yếu tố nguy cơ chính làm tiến triển XVĐM.

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp kiểm soát tình trạng của bạn nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

- Kiểm soát stress: Giảm stress càng nhiều càng tốt. Tập các bài tập để kiểm soát stress, như giãn cơ và hít thở sâu.

Nếu bạn bị cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh mạn tính khác, hãy hợp tác với bác sĩ của bạn để kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Phòng ngừa

Thay đổi lối sống cũng giúp ngăn ngừa XVĐM, gồm có:

  • Bỏ hút thuốc
  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm soát cân nặng

Chỉ cần nhớ rằng hãy từng bước thay đổi, và những lối sống mà bạn thay đổi có thể quản lí được bạn trong thời gian dài.

Khi bạn điều trị xơ vữa động mạch tại Hello Doctor, bạn sẽ được bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.

Từ khóa » Xơ Vữa Tiếng Anh Là Gì