Bệnh Zona Thần Kinh Và Những điều Cần Biết - Tin Tức Sự Kiện

Bệnh zona thần kinh và những điều cần biết Ngày đăng 06/02/2020 | 22:14 | Lượt xem: 220039

Bệnh zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là varicella zoster virus (VZV) gây nên. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, nóng rát và khó chịu tại vị trí tổn thương.

TIN LIÊN QUAN

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh zona thần kinh không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh zona tên tiếng Anh là shingles, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể... loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Triệu chứng bệnh

Bệnh zona chỉ phát triển ở một bên cơ thể hoặc tập trung ở những vị trí đặc biệt chứ không phát triển trên toàn bộ cơ thể. Nơi bệnh hình thành phổ biến nhất là ở cổ, vai, cánh tay hoặc quanh trán, mắt và đầu. Ngoài ra, zona cũng có thể tập trung dọc từ hông xuống đùi hoặc liên sườn từ một bên ngực lan ra sau lưng. Ở một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể bị cả hai bên hay lan tỏa.

Bệnh khởi đầu với cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chích, tê, đau, nhất là về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1-5 ngày. Kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu. Thời kỳ này được cho là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh.

Giai đoạn khởi phát: Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn bề mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.

Triệu trứng bệnh zona thần kinh. (sưu tầm)

Giai đoạn toàn phát: Vài ngày sau, trên những mảng đỏ da xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước trong căng khó vỡ nhưng về sau, chúng bắt đầu đục dần và vỡ ra tạo thành các vết loét. Khi lành, mụn đóng kết vẩy và để lại sẹo. Thời gian kể từ khi xuất hiện mụn nước cho đến khi vỡ và lành lại kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh zona thần kinh còn gây đau nhức như kiểu bỏng buốt ở quanh khu vực bệnh. Nguyên nhân gây đau chủ là do virus gây bệnh tấn công dây thần kinh cảm giác. Thông thường, triệu chứng đau thường diễn ra mạnh mẽ ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh.

Tùy thuộc vào vị trí bệnh zona thần kinh phát triển mà bệnh được chia thành các thể sau: Zona thần kinh ở cổ, zona thần kinh ở đầu, zona sọ não, zona hạch gối, zona mắt,.. Ngoài các vị trí nêu trên, đôi khi zona thần kinh còn xảy ra ở bộ phận sinh dục, hông, cánh tay, xương cùng và ụ ngồi,… Do đó, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường ở những vị trí này, bệnh nhân nên thăm khám sớm.

Đường lây truyền

Bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể dễ lây lan trong gia đình, cộng đồng khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella zoster (nguyên nhân gây bệnh). Vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa bệnh dễ bùng phát. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 - 3 tuần và có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Biến chứng

Bệnh zona thần kinh thường tiến triển lành tính và khỏi sau 2 – 3 tuần chữa trị. Tuy nhiên, tổn thương dây thần kinh kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Gây ảnh hưởng đến mắt, nặng có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc mù
  • Viêm phổi
  • Gặp các vấn đề về thính giác
  • Viêm não

Điều trị

Điều trị bệnh nhằm mục tiêu làm giảm tổn thương, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc thường được chỉ định ở giai đoạn cấp nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ có tính sát trùng, chống viêm như dung dịch xanh metylen 1%, tím methyl 1%, hồ nước, thuốc mỡ acyclovir và dung dịch castellani,…

Thuốc điều trị toàn thân: Bao gồm thuốc kháng sinh chống bội nhiễm hoặc thuốc kháng virus acyclovir… Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề...

Với zona thần kinh, trong những trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần được dùng thuốc an thần, giảm đau mạnh. Các loại thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua để dùng.

Phòng bệnh

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh zona thần kinh là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu. Vắc xin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nhờ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể kháng lại varicella zoster virus hoặc giữ cho chúng ở trạng thái bất hoạt. Liều tiêm vắc xin ở người lớn khỏe mạnh thường được khuyến cáo tiêm 2 liều. Tùy thuộc vào độ tuổi mà bác sĩ sẽ khuyến nghị liều vắc xin phòng ngừa thích hợp ở mỗi người.

Trong trường hợp mắc bệnh zona, để ngăn ngừa virus gây bệnh lây truyền cho những người xung quanh, người bệnh nên:

  • Sử dụng băng gạc hay quần áo che lại vết phát ban hoặc mụn nước.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tay sạch sẽ.
  • Không dùng tay chạm mụn nước tiếp xúc thân mật với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người chưa từng bị thủy đậu.

Bệnh zona thần kinh có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng và thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh tái phát.

Đỗ Hương

ad syt ad

Các tin khác
  • Thông báo thuốc giả Theophylline 200mg
  • Không sử dụng thuốc giả Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 5/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 4/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 3/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 2/1/2025

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 205 Lượt truy cập trong tuần: 22859 Lượt truy cập trong tháng: 47165 Lượt truy cập trong năm: 47165 Tổng số lượt truy cập: 47342206 Về đầu trang

Từ khóa » Bỏng Rát Dưới Da