Bèo Cũng Là Cây Thuốc - Đại Học Đại Nam

Đại học Đại Nam

    • Giới thiệu
      • Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
      • Chiến lược phát triển
      • 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
      • Cơ sở vật chất
      • Lịch sử phát triển
      • Sơ đồ tổ chức
      • Đội ngũ giảng viên
      • Hội đồng khoa học
      • Hội đồng trường
      • Ban giám hiệu
      • Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
      • Brochure ĐH Đại Nam 2024
    • Tuyển sinh
    • Phòng
      • Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
      • Phòng Đào Tạo
      • Phòng Hành Chính Quản Trị
      • Phòng Tài Chính Kế Toán
      • Phòng Công tác Sinh Viên
      • Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
      • Phòng Khảo thí
    • Khoa
      • Khối Sức khỏe
        • Khoa Y
        • Khoa Dược
        • Khoa Điều dưỡng
      • Khối Kỹ thuật - Công nghệ
        • Khoa Công nghệ thông tin
        • Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
        • Khoa Khoa học máy tính
        • Khoa Công nghệ bán dẫn
        • Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
        • Khoa Công nghệ sinh học
        • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      • Khối Kinh doanh & Kinh tế
        • Khoa Quản trị kinh doanh
        • Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
        • Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
        • Khoa Kế toán
        • Khoa Tài chính ngân hàng
        • Khoa Luật
        • Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
      • Khối khoa học xã hội và nhân văn
        • Khoa Ngôn ngữ Anh
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
        • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
        • Khoa Truyền thông
        • Khoa Du lịch
        • Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
        • Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
      • Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
      • Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
    • Sau ĐH
      • Viện Sau đại học
      • Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
    • Đào tạo
      • Chương trình đào tạo
      • Kế hoạch năm học
      • Thời khóa biểu
      • Lịch thi
      • Thông báo
      • Các quy trình đào tạo
      • Quy chế đào tạo tín chỉ
      • Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
      • Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
    • Sinh viên
      • Hoạt động sinh viên
      • Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
      • Sinh viên tiêu biểu
      • Sổ tay sinh viên
      • Quy trình một cửa
      • Cổng thông tin sinh viên
      • Mẫu văn bản
      • Thư viện số
      • Đóng góp ý kiến
    • KHCN - HTĐT
      • Thông tin KHCN - HTĐT
      • Đối tác hợp tác
      • Công trình, đề tài
      • Hội nghị hội thảo
      • Tạp chí khoa học
    • Ba công khai
      • Báo cáo ba công khai
      • Báo cáo chuẩn đầu ra
      • Danh mục các ngành đào tạo
      • Sổ tay đảm bảo chất lượng
      • Tỷ lệ sinh viên có việc làm
    • Mở rộng
      • Các hoạt động xã hội
      • Thư viện hình ảnh và video
      • Báo chí nói về Đại Nam
      • Văn bản quản lý
      • Thông tin tuyển dụng
      • Đảm bảo chất lượng
      • Kiểm định chất lượng
      • Văn bản đảm bảo chất lượng
      • Liên hệ

19/01/2018

5483

Bèo cũng là cây thuốc Các ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch quanh nơi chúng ta sống có khá nhiều loài Bèo. Đó là những Thực vật thủy sinh, sống trôi nổi trên mặt nước, thuộc nhiều họ khác nhau, có hình dạng và kích thước khác nhau. Có loài nhỏ như trứng cá, không có rễ (Bèo trứng cá -Wolffia arrhiza); to hơn là Bèo tấm, Bèo ong, Bèo cái hay Bèo ván (thuộc họ Ráy -Araceae), và to nhất là Bèo tây.                                                     TSKH. Trần Công Khánh Các ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch quanh nơi chúng ta sống có khá nhiều loài Bèo. Đó là những Thực vật thủy sinh, sống trôi nổi trên mặt nước, thuộc nhiều họ khác nhau, có hình dạng và kích thước khác nhau. Có loài nhỏ như trứng cá, không có rễ (Bèo trứng cá -Wolffia arrhiza); to hơn là Bèo tấm, Bèo ong, Bèo cái hay Bèo ván (thuộc họ Ráy -Araceae), và to nhất là Bèo tây. Thông  thường, người ta nghĩ chúng chỉ dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm phân xanh, hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng…, nhưng có một ứng dụng quan trọng hơn đó là nhiều loài còn được dùng làm thuốc. Sau đây là những loài Bèo làm thuốc thường gặp. 1. Bèo tấm Bèo tấm có tên khoa học là Lemna minor L., thuộc họ Bèo tấm (Lemnaceae). Cơ quan sinh dưỡng thoái hóa chỉ còn lại một phiến lá mỏng hình bầu dục, rộng 4-5mm, màu xanh lục, mang một rễ nhỏ như sợi chỉ ở mặt dưới và thường tụ lại thành nhóm 2-3 cây. Cụm hoa là mo mọc trên phiến lá, trong đó có một hoa đực trần với 2 nhị và một hoa cái trần mang bầu gồm 1 lá noãn, chứa 1 noãn. Quả bế.  Bèo tấm thu hoạch quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Đây là loại thuốc dân gian dùng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi tiểu, trị đái buốt, đái dắt, dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Dùng ngoài chữa mụn nhọt và bệnh ngoài da. Bèo tấm còn có tác dụng làm trong nước và thức ăn cho cá. Hình 1: Bèo tấm (nguồn: Internet) 2.      Bèo hoa dâu  Bèo hoa dâu là thực vật thủy sinh trong ngành Dương xỉ, thuộc chi Azolla, họ Bèo dâu (Azollaceae). Ở nước ta, chi Azolla có 6 loài, trong đó có 2 loài được dùng làm thuốc là Bèo hoa dâu Bèo hoa dâu lá nhỏ. · Bèo hoa dâu (Azolla pinnata R.Br.), sống ở các ruộng nước, ao hồ. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu xanh lục trên mặt nước. Thân ngắn mang rễ. Lá xếp thành hai hàng kết lợp, có 2 thuỳ, thuỳ dưới chìm dưới nước. Cây sinh sản bằng bào tử, bào tử quả mang các túi bào tử lớn (phao nổi) và túi bào tử nhỏ. Ngoài tác dụng làm phân xanh cho ruộng Lúa và làm thức ăn cho vịt, Bèo hoa dâu còn dùng làm thuốc chữa sốt, chữa ho, lợi tiểu. Ở Vân Nam (Trung Quốc), Bèo hoa dâu được dùng trị phong thấp, tê đau, sởi không mọc. Hình 2: Bèo hoa dâu (nguồn: Internet) · Bèo hoa dâu lá nhỏ (Azolla microphylla Kaulf.) Loài Bèo này được nhập vào nước ta từ năm 1981. Cây chỉ dài 1-2cm, hình tròn như cúc áo, mọc thành lớp. Lá có 2 thùy, thùy dưới thoái hóa biến thành phao nổi cho cây, thùy trên chứa diệp lục để quang hợp. Nách lá ở cành già có những cặp bào tử quả làm chức năng sinh sản hữu tính. Bèo hoa dâu nói chung có khả năng cố định đạm từ khí trời với hiệu suất rất cao nhờ sống cộng sinh với loài Tảo lam Anabaena azollae. Hình 3: Bèo hoa dâu lá nhỏ (nguồn: Internet) Từ năm 1982, nhiều nhà khoa học Việt Nam, đứng đầu là GS.TSKH. Lê Thế Trung (Học viện Quân y) đã chiết cao toàn phần từ loài Bèo hoa dâu lá nhỏ gọi là Phylamin. Chất này có hoạt tính sinh học cao, gồm 17 loại acid amin, 27 nguyên tố vi lượng, các flavonoid, phytosterol, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…), vitamin C, β-caroten và các loại đường đơn như glucose, maltose, fructose.... Phylamin tác động đến nhiều chức năng của cơ thể như quá trình miễn dịch, sinh trưởng, tác động lên hệ thần kinh, tim mạch, chống sự lão hoá. Đặc biệt, các acid amin arginin, cystein, L-cystin, các chất vi lượng Mg, Mo, Se, chất chống oxy hoá, giúp làm chậm sự phát triển của khối u, giảm tác hại của tia phóng xạ, hạn chế các cơn đau và tăng cường khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống từ 3-5 năm cho bệnh nhân ung thư. Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc Mediphylamin của Cty CP Dược TƯ (Mediplantex). · Bèo tây Cây bèo này có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazin), nhưng được người Phương Tây đưa vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, nên mới có tên là ‘Bèo tây’, còn gọi là bèo Lục bình, bèo Nhật Bản, tên thuốc gọi là Phù bình, tên khoa học là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Do thích nghi tốt với môi trường sống ở nước ta nên Bèo tây phát triển nhanh chóng, trôi trên sông nước khắp nơi, gây tắc nghẽn dòng chảy, làm cản trở giao thông đường thuỷ, vv. Đây là cây thảo sống trôi nổi trên mặt nước hoặc bám trên đất bùn, thường cao khoảng 30-50cm, ở gốc mang một chùm rễ dài. Lá mọc xòe ra thành hình hoa thị, gân lá hình cung, cuống lá phồng lên thành phao nổi. Cụm hoa là bông trên một cán dài 15cm hay hơn ở ngọn thân. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím nhạt; đài và tràng cùng màu, hàn liền ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6 nhị (3 dài, 3 ngắn); bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn. Quả nang. Cây ra hoa từ mùa hạ tới mùa đông. Hình 4: Bèo tây (nguồn: Internet) Cây Bèo tây chứa nước 92,6%, protid 2,9%, glucid 0,9%, chất xơ 22%, tro 1,4%, calci 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten 0,66mg%, vitamin C 20mg% và các chất vô cơ khác. Hoa có delphinidin diglucosid. Bèo tây là loài thực vật xâm lấn có hại, nhưng cũng có nhiều ứng dụng trong đời sống con người, như đọt non và hoa có thể ăn sống hoặc nấu canh, chăn nuôi lợn, làm phân xanh, cuống lá phơi khô để đan đồ thủ công mỹ nghệ và còn được dùng làm thuốc. Theo Đông y, Bèo tây có vị nhạt, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm và giảm đau. Khi bị mụn nhọt, sưng tấy, sưng bắp chuối … thì lấy lá (cả cuống) rửa sạch, giã nát, thêm ít muối (5-8g trong 100g bèo) rồi đắp hoặc bó lên chỗ sưng. Khô miếng này lại thay miếng khác, chỗ sưng tấy tan rất nhanh. Nếu có mủ thì chóng vỡ mũ, giảm đau nhức, không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh. Hoa Bèo tây có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi bị ho hen, ho gió, thì lấy một nắm hoa chưng với đường phèn để uống, kết hợp thêm hoa Khế, hoa Hòe càng tốt. Ở Ấn Độ, hoa Bèo tây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây Bèo làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ. Tuy mang tên “Bèo” nhưng giá trị sử dụng của những cây Bèo nói trên không phải là loại ‘vô dụng’ mà rất có ích cho con người.  

Từ khóa » Cây Bèo Tây Thuộc Nhóm Thực Vật Nào