Bèo đất

  • Trang chủ
  • Cây thuốc Việt Nam
  • Bèo đất
Bèo đất Bèo đất

Bèo đất, Cỏ bắt ruồi, Bắt ruồi, cỏ trói gà, Trường lệ Burmann - Dr OS era burmannii Vahl, thuộc họ Gọng vó - Droseraceae.

Mô tả Bèo đất:

Bèo đất là dạng cây thảo cao 5-30cm; thân nhẵn gầy, không mang lá nhưng mang hoa ở ngọn. Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ đầy lông tuyến để bắt sâu bọ. Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu tím nhạt; đài 5; tràng 5; nhị 5; bầu 5 lá noãn hàn liền nhau bởi mép bên. Quả nang mở bằng 5 mảnh vỏ, có nhiều hạt xốp.

Sinh thái Bèo đất:

Cây Bèo đất mọc trên đất chua vùng đồng bằng.

Bèo đất ra hoa tháng 3-4.

Phân bố Bèo đất:

Ở nước ta, có gặp từ Vĩnh Phúc, Quảng Ninh vào Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Bến Tre... Còn có ở Ấn Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Ồxtrâylia.

Bộ phận dùng của Bèo đất:

Toàn cây Bèo đất - Herba Droserae.

Tính vị, tác dụng của Bèo đất:

Bèo đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích.

Công dụng làm thuốc của Bèo đất:

Toàn cây Bèo đất có tác dụng giảm co giật, được sử dụng làm thuốc trấn kinh, trị ho gà và trị ho. Ở Campuchia, người ta dùng để chế một loại thuốc trị bệnh nấm.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây Bèo đất được dùng làm thuốc có tên là cẩm địa la, để chữa viêm ruột, lỵ, sưng đau họng, ho do phổi nóng, khạc ra máu, đổ máu mũi và trẻ em cam tích. Ở Quảng Tây, toàn cây Bèo đất dùng trị đòn ngã tổn thương và bệnh mày đay.

Tag:
  • cây thuốc quanh ta
  • sức khỏe

Tin khác

Các câu hỏi liên quan

Các tin khác

Từ khóa » Cây Bèo đất