Bèo Hoa Dâu - Cây Tạo Phân Hữu Cơ Và Cách Nuôi Trồng | Canh Điền

Trong các hệ thống ao, hồ kênh, rạch, ruộng lúa nước ngọt từ vùng núi xuống đến vùng trung du và hạ du đều có các loại bèo cùng sinh sống. Trong đó, bèo hoa dâu chiếm tỷ lệ khá cao trong số đó. Cây không chỉ là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, rau màu. Mà chúng còn có tác dụng tốt trong nhiều lĩnh vực mà rất ít người biết đến.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Bèo hoa dâu II. Đặc điểm của cây Bèo hoa dâu III. Tác dụng của cây Bèo hoa dâu 1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh 2. Tác dụng trong nông nghiệp IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bèo hoa dâu

I. Giới thiệu về cây Bèo hoa dâu

Tên thường gọi:Cây bèo hoa dâu
Tên khoa học:Azolla caroliniana
Họ thực vật:Cây thuộc họ Azollaceae (họ Hoa Dâu)
Nơi sống:Bèo hoa dâu thường sống ở trên bề mặt các hệ thống ao, hồ, ruộng lúa nơi có nước thường xuyên
Phân bố:Cây được nuôi trồng nhiều ở hầu khắp các vùng có nước ngọt trên khắp đất nước
Tuổi thọ:Là cây sống lâu năm
Cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu thường sống ở trên bề mặt các hệ thống ao, hồ, ruộng lúa nơi có nước thường xuyên

II. Đặc điểm của cây Bèo hoa dâu

  • Hình dáng bên ngoài: Bèo hoa dâu là loài thực vật sống thủy sinh trên mặt nước, một phần thân thường ngâm trong nước phần còn lại nổi trên mặt
  • Rễ: Bèo hoa dâu có bộ rễ ngắn chỉ khoảng 1 – 2cm và nhiều luôn chìm trong nước. Rễ của chúng sống cộng sinh với vi khuẩn lam để chuyển hóa Nitơ từ không khí, khi nước cạn bèo chết để lại nguồn phân đạm sinh học (phân xanh) rất tốt cho cây trồng.
  • Cành: Các cành nhánh của cây thường mọc nhiều tua tủa, san sát từ kẽ lá này đến kẽ lá kia. Chúng sinh trưởng nhanh làm vây kín cả mặt nước ao, hồ, ruộng lúa…
  • Lá: Lá bèo hoa dâu thường nhỏ chỉ từ 1 – 2mm, hình vảy hoặc hình xuyến xếp theo hàng. Lá gồm có 2 phần, một phần nổi trên mặt nước màu đỏ tía hoặc màu xanh lục có lớp tế bào chứa diệp lục. Còn phần chìm dưới nước không chứa diệp lục.

III. Tác dụng của cây Bèo hoa dâu

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Với màu sắc xanh lục hoặc đỏ tía khá đẹp mắt, bèo hoa dâu thường được nuôi trồng trong chậu, bể cá cảnh, tiểu cảnh nước trong biệt thự, nhà vườn… Giúp tạo mảng màu xanh hoặc đỏ phủ mặt nước làm mát, tạo ôxy cho bể cá hơn nữa còn giúp lọc nguồn nước rất tốt tránh bị ô nhiễm.

Ngoài ra, bèo hoa dâu cũng được trồng chậu thủy sinh để bàn để trang trí nội thất cho ngôi hoặc văn phòng làm việc. Cây không cần phải chăm sóc nhiều mà vẫn tạo không gian đẹp cho nơi làm việc.

2. Tác dụng trong nông nghiệp

Có thể khẳng định rằng, bèo hoa dâu là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng cũng như vật nuôi. Trong cơ thể chúng có xoang chứa Tảo lam (Anabaena azollae), mà tảo lam lại có chứa hàm lượng Nitơ cao cộng với các chất dinh dưỡng có trong trong bèo hoa dâu. Đó là Protein, các axit amin, caroten, vitamin B12 và nhiều khoáng chất như: Photpho, kali, lưu huỳnh, magie…cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất cho cây trồng cũng như vật nuôi.

Tìm hiểu về cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng cũng như vật nuôi

Do đó cây bèo hoa dâu tươi sống là nguồn phân xanh rất tốt cho canh tác lúa nước.

Bèo hoa dâu cũng là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá rất tốt, thu hoạch cho năng suất cao hơn 20 – 30% so với lúc không chăn nuôi bằng bèo.

Có thể ủ bèo hoa dâu làm phân hữu cơ để bón cây ăn quả, rau màu bằng cách vớt bèo để ráo rồi ủ cùng với phân vi sinh. Ủ khoảng 4 – 6 tháng cho phân hoai mục là có thể đem bón cho cây trồng.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bèo hoa dâu

Việc nhân giống cây bèo hoa dâu rất đơn giản, chỉ cần bẻ nhiều nhánh bèo nhỏ thả nhiều nơi trên mặt nước là bèo có thể sống được. Cây rất dễ sống và hầu như không phải chăm sóc nhiều.

Bèo hoa dâu không cần nhiều ánh sáng, cây cũng thích nghi khá tốt với điều kiện ngoại cảnh như nắng nóng hoặc lạnh giá. Ở điều kiện thời tiết lạnh, cây không chết chỉ kém phát triển và sinh trưởng nhanh khi điều kiện tự nhiên thuận lợi trở lại.

Thường xuyên duy trì lượng nước trong ao, hồ, ruộng với mức độ nhiều, cạn nước bèo hoa dâu sẽ chết làm ảnh hưởng đến loài thủy sinh dưới lớp bèo.

Cây bèo hoa dâu tuy nhỏ bé, vô chi vô giác nhưng lại có tác dụng rất tốt đối với cây trồng và vật nuôi. Khi bón cho cây trồng hoặc cho vật nuôi ăn thường cho năng suất chất lượng cao hơn, đồng thời thu nhập cũng cao hơn. Nên lựa chọn bèo hoa dâu trong chăn nuôi để trở thành nhà nông thông thái nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Khuẩn Bèo Dâu