Bèo Hoa Dâu - Loài Thực Vật Phổ Biến ở Nông Thôn Có Vô Vàn Công ...
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam, tại các vùng nông thôn bạn rất dễ bắt gặp các loại bèo thực vật trên mặt ao, hồ, đầm lầy,… Trong đó loài thực vật phổ biến nhất phải kể đến là bèo hoa dâu. Bèo hoa dâu không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn có rất nhiều công dụng khác mà ít người biết đến.
Giới thiệu về cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu là tên gọi chung của một họ Azollaceae, chi Azolla chứa 7 loài thực vật sống và phát triển trên mặt nước của các ao hồ, đầm lầy. Bèo hoa dâu là loài đầu tiên được con người mang vào vũ trụ để thí nghiệm. Bởi vì bèo hoa dâu chỉ cần nước và không khí để tạo ra chất đạm nên loài thực vật này có thể là 1 loại thực phẩm được dùng trong vũ trụ ở tương lai. Thật đặc biệt phải không nào ^^.
Phân bố của loài bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu là loài thực vật đã xuất hiện từ lâu và thường được bắt gặp tại những vùng nông thôn hơn là thành thị, bởi nông thôn có rất nhiều ao hồ, ruộng lúa có nước chảy thường xuyên nên tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển. Loài bèo này còn xuất hiện ở nhiều nước ôn đới và nhiệt đới trên thế giới như Lào, Malaysia,..
Đặc điểm của loài thực vật bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu là loài thực vật có kích thước nhỏ và phần bào tử mang nhiều phao nổi, vì thế mà bèo hoa dâu nổi bám trên bề mặt nước rất nhiều, chúng thường cộng sinh với loài tảo lục.
Các cành nhánh của bèo hoa dâu thường mọc nhiều tua ra xung quanh và san sát nhau từ kẽ lá này đến kẽ lá khác. Loài thực vật này sinh trưởng với tốc độ nhanh nên vây kín cả ao hồ, ruộng lúa,…
Lá của bèo hoa dâu mọc từ phần rễ, trông giống như một bông hoa hoặc cái quạt và xếp lại thành từng tầng trông rất bắt mắt, đây là nét đặc trưng nổi bật của loài thực vật này. Lá của bèo hoa dâu có hình vảy hoặc hình trứng xếp theo hàng và có độ dài khoảng 2 – 9cm, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới của lá có lông mịn. Lá bèo hoa dâu có 2 phần bao gồm phần nổi trên mặt nước màu xanh hoặc màu đỏ tía (tế bào của phần trên lá có chứa chất diệp lục), phần mặt lá chìm dưới mặt nước thì không chứa diệp lục và phần lá có gân song song.
Phần rễ của bèo hoa dâu mọc trực tiếp trên mặt nước, rễ cây thuộc dạng phân nhánh và mọc khá dài, thuộc loại thực vật rễ chùm. Bèo hoa dâu cộng sinh với vi khuẩn lam để có thể chuyển hóa Nitơ từ trong môi trường không khí để tạo nên các dưỡng chất rất có ích cho ngành nông nghiệp.
Ngoài ra loài bèo hoa dâu này còn có hoa nữa, hoa nhỏ mọc từ giữa các lá, có hình ống trông không đều nhau và có màu trắng nhạt. Có lẽ bởi vậy mà chúng có tên gọi này. Quả của bèo hoa dâu có hình quả mọng, bên trong chứa nhiều hạt.
Công dụng của bèo hoa dâu
Bào chế làm thuốc chữa bệnh trong đông y
Trong đông y học, bèo hoa dâu được dùng để làm thuốc chữa bệnh, là một loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Với đặc tính cay và lạnh, bèo hoa dâu được nghiên cứu để bào chế các dược liệu, có tác dụng thải độc do chất phóng xạ gây ra và dự phòng trong điều trị ung thư.
Trong bèo hoa dâu, các nhà khoa học đã tìm thấy axit dinh dưỡng với hàm lượng lớn như sữa mẹ, giúp cải thiện và làm chất kích hệ miễn dịch. Hiện nay bèo hoa dâu đang được bào chế và thí nghiệm trên cả người và động vật và cho tác dụng rất tốt.
Bèo hoa dâu có thể chữa viêm xoang mũi bằng cách kết hợp hoàng cầm và bạch chỉ. Ngoài ra, cây còn dùng để làm thuốc chữa hen suyễn hiệu quả.
Bèo hoa dâu cung cấp nitơ cho cây trồng
Bèo hoa dâu được biết đến như một nguồn phân bón rất tốt cho cây lúa, thường được dùng để bổ sung phân đạm tự nhiên cho cây lúa và giúp ruộng lúa chống chịu được với khô hạn. Đây còn là nguồn phân xanh cung cấp lượng đạm cho cây trồng.
Loài bèo này là loài thực vật có tiềm năng rất lớn đối với nông nghiệp, chúng được sử dụng làm phân hữu cơ để bón cho cây lúa và nhiều loại cây trồng khác. Ngoài ra, bèo hoa dâu phân hủy nhanh trong môi trường đất và là nguồn nito được các loại cây trồng hấp thụ nhanh nên được xem như là một loại phân vi sinh rất hiệu quả cho cây trồng. Bạn có thể dùng bèo hoa dâu bổ sung vào đất trồng để giúp cải thiện chất lượng đất trồng, làm cho đất xốp, giữ ẩm lâu hơn.
Bèo hoa dâu làm thức ăn cho vật nuôi
Tại các vùng nông thôn, bèo hoa dâu thường được sử dụng để làm thức ăn cho nhiều loại vật nuôi. Bởi cây chứa nhiều axit thiết yếu, dưỡng chất và các loại vitamin cần thiết để cung cấp sức đề kháng tốt cho vật nuôi.
Tốc độ phát triển của bèo hoa dâu nhanh và cây có giá trị dinh dưỡng khá cao, nên bèo hoa dâu đã trở thành nguồn thức ăn tiềm năng cho nhiều loại vật nuôi.
Bèo hoa dâu được dùng để trang trí và làm cảnh
Bèo hoa dâu có màu sắc xanh lục hoặc đỏ tía trông khá bắt mắt, nên thường được sử dụng để trang trí trong bể cá, tiểu cảnh nước trong sân vườn,… Bèo hoa dâu còn giúp tạo oxi và lọc nguồn nước khá hiệu quả.
Video giới thiệu công dụng của bèo hoa dâu
Cách trồng và nhân giống bèo hoa dâu
Cách nhân giống bèo hoa dâu
Việc nhân giống bèo hoa dâu rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần tách các nhánh bèo nhỏ sống riêng rẽ và thả trên mặt nước là bèo hoa dâu có thể sống và lan rất nhanh. Bạn nên chọn những cây có lá khỏe và xanh tốt để làm giống.
Cách trồng bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu trồng rất đơn giản. Trước hết, bạn cần chọn các ao hồ, ruộng với mực nước vừa phải và phải luôn duy trì ổn định. Lưu ý mực nước phải trên 10cm thì cây mới sinh trưởng và phát triển nhanh. Bèo hoa dâu là loài thực vật khá thanh mảnh, vì vậy trong quá trình thực hiện bạn phải thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương hoặc nát cây. Khi thực hiện trồng, bạn nên thực hiện bằng cách bỏ vào rổ, sau đó cho rổ xuống nước rồi khuấy nhẹ để bèo trôi trên mặt nước.
Trước khi thả giống bèo hoa dâu, bạn có thể bổ sung thêm phân dinh dưỡng pha loãng với nước. Sau đó tưới vào nơi trồng, nhằm bổ sung chất dinh dưỡng để bèo hoa dâu sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Bèo hoa dâu là loài thực vật mọc tự nhiên, cây có khả năng nhân sinh khối và phát triển rất nhanh nên có thể thu hoạch sau khi trồng từ 10 – 20 ngày.
Cách chăm sóc cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu sinh trưởng và phát triển rất nhanh, sức sống của cây vô cùng mãnh liệt, vì thế mà việc chăm sóc bèo hoa dâu khá đơn giản.
Về ánh sáng
Bèo hoa dâu có thể thích nghi tốt cả khi tiết trời nắng nóng hoặc lạnh giá và cây không cần nhiều ánh sáng. Khi tiết trời lạnh giá, bèo hoa dâu không chết mà chỉ chậm phát triển. Khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng, bèo hòa dâu sẽ lấy được chất diệp lục để quang hợp và phát triển nhanh hơn.
Về nước tưới
Bèo hoa dâu là loài cây ưa nước, nên càng nhiều nước cây càng phát triển nhanh. Chất dinh dưỡng để cây sinh sống chỉ cần có yếu tố nước là chính.
Về phân bón
Bạn có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng trực tiếp vào nước khi nuôi trồng bèo hoa dâu (ở một số nơi người ta dùng phân chuồng đã hoai mục pha loãng với nước), việc cung cấp thêm dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Một số hình ảnh khác của bèo hoa dâu
Nguồn tham khảo thông tin:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Bèo_hoa_dâu
Từ khóa » Cây Bèo Hoa Dâu Có Hoa Không
-
Bèo Hoa Dâu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi
-
Bèo Hoa Dâu Có Tác Dụng Gì Có Hoa Không Nơi Nào Bán - An Phú Pet
-
[ Bèo Hoa Dâu ] - Là 1 Loại Cây Có Nhiều Tác Dụng Tuyệt Vời
-
Cây Bèo Hoa Dâu - Cây Cảnh Hà Nội
-
Bèo Hoa Dâu Và Những Tác Dụng Bạn Không Ngờ
-
Bèo Hoa Dâu - Cây Tạo Phân Hữu Cơ Và Cách Nuôi Trồng | Canh Điền
-
Bèo Hoa Dâu | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Bèo Hoa Dâu – Loài Cây Cảnh Mang Nhiều Tác Dụng Hữu ích
-
Cây Bèo Hoa Dâu | Hoa Lạ | Cây Thủy Sinh
-
Ứng Dụng Của Bèo Hoa Dâu Trong Đông Y
-
Vị Thuốc Bèo Hoa Dâu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lợi ích Của Bèo Hoa Dâu Trong Cấy Lúa - Nguyên Liệu Dược