Bèo Hoa Dâu – Nguồn Dinh Dưỡng Tự Nhiên Cho Cây Trồng Và Vật Nuôi
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm sinh thái
- 2. Vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu
- 3. Ứng dụng của bèo hoa dâu
- 4. Cách trồng bèo hoa dâu
1. Đặc điểm sinh thái
Bèo hoa dâu còn được gọi là bèo dâu, tên khoa học là Azolla sp, là thủy dương xỉ nổi tự do, chúng nổi trên mặt nước và cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ Anabaena azollae. Là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta.
Do có kích thước nhỏ và có phần bào tử mang nhiều phao nổi, chính vì thế chúng nổi bám quanh trên bề mặt nước rất nhiều. Bèo dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời và nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.
2. Vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu
Chúng ta đều biết Nitơ là một thành phần quan trọng, rất cần thiết đối với sự phát triển của thực vật. Mặc dù cây trồng sống trong biển khí N (N chiếm khoảng 78% lượng không khí) nhưng thực vật không có cách nào để hút N từ không khí mà chúng chỉ có thể hấp thụ Nitơ dưới dạng nitrate (NO3-) và amoni (NH4+).
Do rễ bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh. Vi khuẩn lam có khả năng hấp thụ nitơ (N2) từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ bèo hoa dâu.
3. Ứng dụng của bèo hoa dâu
3.1 Cung cấp nguồn nitơ cho cây trồng
Từ lâu bèo hoa dâu được biết đến là một nguồn phân bón rất tốt lúa. Thường được thả vào các ruộng lúa để bổ sung lượng phân đạm tự nhiên cho lúa và giúp các ruộng lúa chống được khô hạn.
Những năm gần đây khi mà các vấn đề về môi trường sinh thái được đặt ra khắp nơi, người ta bắt đầu tìm kiếm các nguồn phân bón tự nhiên để thay thế cho phân bón hóa học. Và họ tìm ra nguồn dinh dưỡng rất lớn từ tự nhiên như kali có trong thân chuối, tro bếp, dã quỳ; nitơ có trong các loại cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh,… và một nguồn nitơ rất lớn trong bèo hoa dâu.
Là một nguồn nitơ tự nhiên, nên tiềm năng nông nghiệp của loài bèo này rất lớn. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng.
Đặc điểm quan trọng trong việc sử dụng bèo hoa dâu làm một loại phân sinh học cho cây trồng là do chúng được phân hủy nhanh trong đất và nitơ từ chúng được cây trồng hấp thụ được một cách dễ dàng.
Bổ sung thường xuyên bèo hoa dâu vào đất trồng giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đất, làm cho đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm lâu và giàu dinh dưỡng hơn. Từ đó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng, hạn chế được nguồn đầu vào hóa học rất lớn.
3.2 Thức ăn cho các loại vật nuôi
Ngoài việc được sử dụng làm phân xanh để cung cấp đạm cho cây trồng, đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá.
Bèo hoa dâu chứa 25 – 35 % protein trong trọng lượng khô và giàu các amino acid thiết yếu, các chất khoáng, vitamin, các carotenoid (bao gồm chất chống oxy hóa beta-caroten), chlorophyll a và chlorophyll b. Tảo cộng sinh Anabaena azollae có chứa chlorophyll a, phycobiliprotein và các carotenoid. Sự kết hợp hiếm có của giá trị dinh dưỡng cao và tốc độ sinh sản nhanh đã khiến nó trở thành nguồn thức ăn thay thế hiệu quả và tiềm năng cho các loại vật nuôi.
3.3 Vị thuốc trong Đông Y
Bèo hoa dâu trong Đông Y là một bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh, có công dụng phát hãn, giải biểu, lợi thủy tiêu thũng.
Ngoài ra còn được nghiên cứu để sản xuất cao dược liệu. Cao bèo hoa dâu có tác dụng làm chất kích thích hệ miễn dịch, thải độc do phóng xạ, nâng cao sức khỏe, dự phòng trong điều trị ung thư.
4. Cách trồng bèo hoa dâu
Là một loài thực vật mọc tự nhiên, với khả năng nhân sinh khối và phát triển mạnh nên sẽ thu hoạch được từ sau 15 – 20 ngày. Bèo hoa dâu không yêu cầu nhiều ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Chọn các ao, hồ hay ruộng nước ngọt sâu vừa phải, mực nước luôn phải được duy trì, không thấp hơn mức 10cm.
Bèo hoa dâu là một loại cây mảnh dẻ, phải thận trọng khi vận dụng để khỏi nát và cũng không nên để khô héo ngoài nước. Không được vứt nó xuống ruộng bừa bãi mà phải nghiêng rổ trong nước rồi lấy tay khẽ quậy cho bèo nhẹ nhàng rời rổ trôi vào ruộng.
Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn. Nên trước khi thả giống có thể bổ sung thêm phân trâu, bò đã hoai trộn với nước rồi tưới vào ruộng.
Với tiềm năng kép là phân bón sinh học và thức ăn cho vật nuôi làm cho bèo hoa dâu trở thành một nguồn đầu vào tự nhiên có hiệu quả, có các thành phần quan trọng cho cả trồng trọt và chăn nuôi.
>> Xem thêm:
Dùng cây dã quỳ làm phân bón thay thế kali tổng hợp
Vì sao bạn nên trồng chuối trong vườn?
Từ khóa » Cây Bèo Xanh
-
Cây Bèo Tây (lục Bình) - Có Công Dụng Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cây Bèo Cái | Dữ Liệu Xanh
-
Sạch Bèo, Tốt Cây - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Cây Bèo Cái – Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Và Chăm Sóc
-
BÈO TẤM XANH ĐẸP | Shopee Việt Nam
-
Cây Bèo Tai Tượng Loại To - Cây Thủy Sinh + (Tặng 3 Cây Chè Xanh)
-
Cây Bèo Hoa Dâu - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Bèo Cái
-
Chậu Bèo Xanh - Cobtainlife
-
Những Thông Tin Về Cây Bèo Nhật Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Bèo Cũng Là Cây Thuốc - Đại Học Đại Nam
-
Cây Bèo Hoa Dâu | Hoa Lạ | Cây Thủy Sinh
-
Bèo Hoa Dâu | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ