Bèo Hoa Dâu Và Những Tác Dụng Bạn Không Ngờ

Nếu bạn ở làng quê, thì bèo hoa dâu, bèo tây, bèo tấm, … hẳn bạn sẽ khá quen thuộc. Còn nếu bạn chưa biết thì cùng xem đây là loại bèo gì, có hình dạng như thế nào nha!

Nội dung tóm tắt

Bèo hoa dâu

Theo Wiki, bèo hoa dâu có tên khoa học là Azollaceae, độc chi Azolla. Sống trên mặt nước, ao hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây.

Rễ chìm hoàn toàn dưới nước, lá nổi trên mặt nước. Khi nước cạn, bèo nhanh chóng bị khô héo dẫn, rồi chết.

Thành phần trong cây bèo hoa dâu (*)

Bèo hoa dâu chứa nhiều đạm, đường bột, chất sơ dễ tiêu hoá, chất khoáng và sinh tố. Tính theo trọng lượng, bèo hoa dâu tươi, tỷ lệ prôtein chiếm 1,57%, gluxit chiếm 1,46%, lipit chiếm 0,24%. Sinh tố nhóm B nhất là sinh tố B12 có hàm lượng cao. Trong một tấn bèo hoa dâu khô chứa 70mg sinh tố B12 (1 tấn bột cá chứa 50 mg sinh tố B12).

Trong bèo hoa dâu chứa đủ các loại axitamin không thể thay thế như methionin, lơxin,hyttiđin, ácginin, izolơxin, fenilamin, trêônin, triptofan và valin. Trong đó nhiều nhất là trêônin chiếm 659 ing/100g bèo khô, lơxin 475 mg, triptofan 270 mg, mêthionin 168 mg.

Ngoài ra còn có đầy đủ các loại axitamin có thể thay thế như glixin, glutamin, xixtin, axparagin, prôtin, axit glutamit, axit axpađic… Các dạng axit amin trong bèo dễ được cơ thể gia súc đồng hoá trực tiếp. Sinh tố B12 có tác dụng tổng hợp hồng cầu trong quá trình sinh trưởng của lợn nhất là lợn con.

Điều đặc biệt có ở bèo hoa dâu

Là nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng

Bèo được chia làm 2 phần một phần: phần thân ở trên mặt nước, phần rễ chìm trong nước. Chúng có tác dụng ngăn cản thoạt hơi nước, chống hạn cho khu vực ruộng đồng. Ngoài ra, chúng cộng sinh với vi khuẩn lam, chuyển hóa nitrogen trong không khí thành dạng amoni giúp cây trồng có thể hấp thụ. Vi khuẩn lam sẽ hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ Bèo hoa dâu.

Trên thực tế, vi khuẩn lam có thể sống tự do, có khả năng tự quang hợp. Tuy nhiên, do thực vật thủy sinh nhiều trong môi trường (bèo, sen, súng), khiến vi khuẩn lam khó quang hợp. Do đó chúng cộng sinh cùng bèo.

Bèo cũng được các bác nông dân thu gom, tiến hành phơi ủ làm phân vi sinh cho cây trồng.

Sản xuất phân bón hữu cơ từ bèo
Sản xuất phân bón hữu cơ từ bèo

Bèo hoa dâu được dùng làm biện pháp chống nóng cho ao cá

Hiện nay, ao cá có điện tích khá rộng, không còn là một sào hay hai sào ruộng. Xung quanh ao cá cũng không có quá nhiều cây xanh, che phủ. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cá sẽ chịu tác động của nhiệt. Chúng cần tìm chỗ mát để nấp. Cây cối, bờ ao là không đủ cho chúng. Chính vì vậy người ta thường dùng bèo để phủ một phần mặt ao, tạo nơi trú ngụ tránh nóng cho cá. Bên cạnh đó, người ta cũng dùng bèo để làm thức ăn cho một số giống cá.

Là thức ăn cho lợn

Trong bèo có khá nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của vật nuôi. Mô hình nuôi lợn truyền thống, hay hiện đại hiện nay đều dùng bèo bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho lợn. Giúp lợn tăng sức đề kháng, mau lớn.

Là vị thuốc quý

Theo đông y, bèo hoa dâu có vị cay, tính lạnh quy kinh vào các kinh phế và bàng quang.

Tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch.

Theo nghiên cứu, bèo dâu có chứa hợp chất Phylamin – giúp nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, thải độc do phóng xạ, hỗ trợ điều trị ung thư. Trong bèo, còn chứa khá nhiều axit amin tương đương với thành phần dinh dưỡng sữa người. Giúp nâng cao sức đề kháng.

Chữa các vấn đề về da

Như mẩn ngứa, bệnh eczema.

Chữa bệnh eczema: Sử dụng bèo hoa dâu rửa sạch sẽ rồi giã nát với một ít muối đắp lên vùng da bị eczema. Bạn có thể kết hợp uống bèo cái khô với kim ngân hoa và bồ công anh cùng một số loại thuốc khác trong 10 ngày.

Chữa viêm xoang mũi mạn tính:

Bèo hoa dâu cái khoảng 10g, cây bạch chỉ 5g và hoàng cầm 5g cùng kim ngân hoa 8g và cam thảo 4g đem sắc với nước uống hàng ngày sẽ trị được chứng viêm xoang.

Chữa đi tiểu buốt, đái dắt:

Chỉ cần 20g lá cối xay, 20g râu ngô cùng 10g kim ngân hoa và 20g kim tiền thảo và tỳ giải 10g cộng với bèo hoa dâu cái khô 20g đem sắc lấy nước uống sẽ cải thiện được chứng đái dắt và buốt.

Nguyên liệu trong làm đẹp

Hiện nay, bèo hoa dâu cũng là một trong những thành phần của nguyên liệu làm đẹp thiên nhiên.

Sử dụng làm dược liệu
Sử dụng làm dược liệu

Có thể bạn chưa biết

Có nhiều nông dân đã làm giàu bằng việc nuôi thả bèo hoa dâu. Cụ thể anh Nguyễn Đình Hoàn, thông Phú Thọ, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) thả bèo hoa dâu ở 5 mẫu ruộng thu về mỗi năm nửa tỷ đồng. Đến đợt thu hoạch, bèo được thu mua bởi các công ty dược liệu.

>>>> Vi khuẩn: cấu tạo, phân loại, cách thức sinh trưởng và tính hai mặt

>>>> Virus là gì? Những virus nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại

Từ khóa » Cây Bèo Hoa Dâu