Bèo Ong, Bèo Tai Chuột, Bèo Vẩy ốc, Công Dụng, Cách Dùng, ứng Dụng

BÈO ONG

bèo ong Salvinia cucullata

Bèo ong: Salvinia cucullata Roxb.; Ảnh istockphoto.com and aquasabi.com

Tên khác: 

Bèo tai chuột, Bèo vẩy ốc.

Tên khoa học: 

Salvinia cucullata Roxb.; thuộc họ Bèo ong (Salviniaceae).

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây mọc ở nước. Lá không có cuống, mọc thành cụm dày, phiến lá hình tam giác, chiều rộng lớn hơn chiều dài, gốc hình nêm hay hình tim, đầu cụt, cuộn lại dọc theo sống lá, như tổ ong, mặt dưới có lông, mặt trên có những nhú xếp sít nhau.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Salviniae).

Phân bố:

Trên thế giới cây phổ biến ở Ðông Dương Ấn Độ. Ở Việt Nam phổ biến trong các ao đầm. 

Thu hái: 

Toàn cây quanh năm.

Công dụng: 

Dùng nuôi lợn; giữ cho nước ao và giếng trong, không có chất keo làm vẩn đục. Dùng nuôi lợn; giữ cho nước ao và giếng trong, không có chất keo làm vẩn đục. Dùng với công dụng lợi tiểu, tiêu độc (Lá).

Ứng dụng:

Bèo tai chuột được đánh giá là loài thực vật ngoại lai, có tác hại nhiều hơn là tác dụng. Chúng có khả năng phát triển rất mạnh tạo thành thảm dày che mặt nước nên khiến ánh sáng và oxy không xâm nhập được vào trong nước, tạo thành môi trường bất lợi cho các loài thủy sinh vật.

Sự xâm lấn của bèo tai chuột vào các thủy vực tự nhiên và nhân tạo có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế: gây tắc nghẽn kênh thoát nước, hạn chế giao thông đường thủy, giảm lượng thủy sản, tạo môi trường thuận lợi cho sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não

Bèo tai chuột thường được sử dụng trong các hồ thủy cảnh, bể cảnh. Tuy nhiên, người chơi cần lưu ý nếu bỏ đi thì phải tiêu hủy, không được vứt ra môi trường tự nhiên. Tốt nhất hãy chôn xuống đất hoặc bỏ vào túi nilon kín.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org 

Từ khóa » Cây Bèo Ong Là Cây Gì