Béo Phì Trẻ Em
Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì, tuy nhiên WHO đưa ra định nghĩa thừa cân béo phì như sau: “Thừa cân”: là tình trạng cân nặng hiện tại vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao “Béo phì”: là tính trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy khi đánh giá béo phì chúng ta không chỉ tính đến cân nặng mà thôi mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ cơ thể nữa Đối với người trưởng thành từ 20 – 69 tuổi, cơ quan khu vực Thái bình Dương của WHO và Hội Nghiên Cứu Béo Phì Quốc Tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tể, trung tâm hợp tác dịch tể học ĐTĐ và các bệnh không lây của WHO đã khuyến nghị về chỉ số BMI phân loại thừa cân – béo phì cho cộng đồng các nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) như sau:
Loại | BMI (kg/m2) |
Bình thường | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân : | ≥ 23 |
– Tiền béo phì | 23 – 24,9 |
– Béo phì I | 25,0 – 29,9 |
– Béo phì II | ≥ 30,0 |
Việc phân phối lượng mỡ dư thừa có ý nghĩa đối với nguy cơ bệnh tật. Mỡ tích lũy vùng bụng (béo bụng) nguy hiểm hơn khi so với tích lũy ở ngoại vi, do vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nói trên, chúng ta cần theo dõi thêm tỷ số Vòng Bụng/Vòng Mông, khi tỷ số này cao hơn 0,9 ở Nam giới và 0,8 ở Nữ giới thì các nguy cơ bệnh lý ĐTĐ, tm mạch, cao huyết áp … tăng lên (người trưởng thành) Đối với trẻ em, Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng. Do đó, để đánh giá đúng thừa cân béo phì ở trẻ em, cần khám với bác sĩ khi ta thấy trẻ có những diễn tiến gợi ý bằng mắt thường: Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng dự trên biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách…trẻ hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy…
BÉO PHÌ GÂY RA CÁC VẤN ĐỀ GÌ ?
Người lớn béo phì: Béo phì không tốt cho sức khỏe. Người càng béo, nguy cơ cao mắc 1 số bệnh dưới đây :
-
- Tim mạch:
Tăng mỡ máu (cholesterol máu, lipid máu) Cao huyết áp. Bệnh lý mạch vành. Tai biến mạch máu não
- Đái Tháo Đường
- Sỏi mật: béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Nguy cơ này càng cao khi tình trạng béo bụng tăng
- Ung thư – tỷ lệ mắc ung thư vú, cổ tử cung, k vú, k túi mật tăng lên ở phu nữ béo phì; ở Nam giới, k thận và k tuyến tiền liệt hay gặp hơn
- Bệnh lý khớp:
- Bệnh Gout
Viêm khớp, đau cột sống, tăng tình trạng thoái hóa khớp … Phụ nữ béo phì khó khăn trong sinh nở (cao huyết áp, nguy cơ ĐTĐ mang thai)
- Phẫu thuật trên người bệnh béo phì có nhiều biến chứng và khó lành vết thương hơn.
- Do nặng nề, xoay chuyển khó, người béo phì dễ bị tai nạn trong lao động và cuộc sống điều đó làm tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong.
- Tuổi thọ người béo phì ngắn hơn so với người có cân nặng bình thường.
Trẻ em dư thừa cân nặng:
- Các bé sẽ gặp tât cả nguy cơ kể trên khi trẻ không được kiểm soát cân năng, diễn tiến thành 1 người lớn béo phì. Thế nhưng, ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã gặp nhiều bất lợi do dư thừa cân nặng.
- Trẻ dễ bị chọc ghẹo, “phân biệt đối xử” làm cho trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý dễ tự ti, cô độc, ảnh hưởng đến khả năng học tập và các thay đổi này để lại dấu ấn sâu đậm về tâm lý cho đến tuổi trưởng thành.
- Cảm xúc: khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng hình dáng cơ thể, trầm cảm
- Xã hội: bị kỳ thị, ấn tượng xấu, bị chọc ghẹo, bị bắt nạt để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho đến tuổi trưởng thành.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ & NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM CẦN TRÁNH
Ở góc độ dinh dưỡng, điều trị béo phì thật đơn giản về nguyên tắc. Chỉ cần ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cho các hoạt động trong. Thực tế rất khó thực hiện vì liên quan đến thay đổi lối sống, sở thích thói quen và phải thay đổi suốt đời.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc dinh dưỡng: 1. Ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước bữa ăn ta có thể uống một ly nước, ăn một chén canh, hay đĩa rau luộc, trái dưa leo, để tạo cảm giác no nhằm giảm lượng thức ăn ăn vào, và nên ngừng ăn trước khi có cảm giác quá no.
2. Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và hạn chế ăn tối.
3. Dùng thực phẩm nguyên vẹn: Tăng cường những thức ăn giàu chất xơ như gạo lức, khoai, bắp, rau xanh các loại và trái cây tươi ít ngọt (như mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ cam, quýt…) để vừa giảm cung cấp năng lượng, vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hóa hấp thu và ngừa táo bón, tăng thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nên chọn các loại ngũ cốc còn nguyên vỏ hoặc còn vỏ cám để có nhiều vitamin và chất xơ giúp no lâu hơn. Đối với trái cây, nên ăn cả xác thay vì ép lấy nước, hoặc đậu đỗ thì ăn cả vỏ… để tận dụng chất xơ.
4. Giảm tối đa chất bột đường: – Giảm bớt những thức ăn giàu năng lượng mỗi bữa ăn như: cơm, mì, dầu, mỡ, bơ, bánh ngọt, kẹo, chè ngọt, chocolat. – Hạn chế ăn đường, hạn chế uống nước ngọt, rượu, bia…
5. Giảm tối đa chất béo: – Nên ăn các loại thịt nạc (lột bỏ các loại da heo, gà, vịt …) – Hạn chế ăn óc, thận, tim, gan, cật, lòng, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo và Cholesterol. – Hạn chế các món chiên, quay, xào. Nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp, nướng, để giảm lượng dầu mỡ.
6. Nên ăn đều đặn tránh bỏ bữa: Các bữa ăn nhỏ đều đặn chống cảm giác đói giúp ta dễ thực hiện các nguyên tắc ăn uống hơn. Hơn nữa ăn quá nhiều vào một bữa dẫn đến tích lũy mỡ nhiều hơn là chia làm nhiều bữa với cùng số lượng thức ăn.
Nguyên tắc vận động: Chúng ta có thể lựa chọn một trong nhiều hình thức tập luyện như bơi, đi bộ, tập thể dục, yoga… hoặc chơi một môn thể thao nào đó để giảm cân và duy trì sức khỏe tốt. Với một số người lớn tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tim mạch, bệnh khớp … cần được kiểm tra và tư vấn với các bác sĩ hoặc chuyên gia về y học thể thao để có chương trình tập cũng như bài tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình
Thời gian và cường độ vận động: Bất cứ thời điểm nào trong ngày phù hợp với nếp sống sinh hoạt. Nếu không có thời gian dài, có thể vận động mỗi lần từ 5 – 10 phút, 3 – 4 lần/ngày đều hữu ích. Khi sắp xếp được thời gian, nên vận động thường xuyên, đều đặn hầu hết các ngày trong tuần (≥ 5 ngày/tuần) Mỗi lần vận động >10 phút, sao cho tổng thời gian tập trong 1 ngày >30 phút. Sau khi đã quen, nên cố gắng liên tục 30 phút/lần vận động. Việc tập luyện đều đặn và thường xuyên không làm tăng cảm giác thèm ăn. Chỉ khi nào tập ít lần nên tập cố, tập bù dễ dẫn tới ăn tăng số lượng sau mỗi lần tập. Điều đó giải thích vì sao một số ta đến các Trung Tâm tập luyện ngày một “tròn” thêm.
Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhà trẻ nói chung: Trẻ là các cơ thể đang tăng trưởng và phát triển, do đó không đặt vấn đề giảm cân ở trẻ mà chỉ giảm tốc độ tăng cân và đảm bảo cho sự tăng chiều cao theo lứa tuổi. Các trẻ béo phì cần được hướng dẫn theo dõi bởi các Bác Sỹ dinh dưỡng, chuyên viên tiết chế am hiểu để tránh thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ Chế độ ăn: Thực chất là trẻ vẫn ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý của mình hoặc chỉ giảm chút ít. Đặc biệt đảm bảo nhu cầu đạm và canxi cho trẻ (sữa, thịt, trứng, đậu…) Vận động:
- Hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi xem tivi dưới 1 giờ/ngày, không cho trẻ ngồi lâu 1 chỗ.
- Tập cho trẻ làm một số công việc ở lớp phụ cô và ở nhà phụ gia đình: dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, dọn bàn ghế, bưng đồ, lấy đồ, lau quét nhà… Cho trẻ đi bộ ở bất cứ nơi nào, lúc nào có thể…lên xuống cầu thang, nơi an toàn gần đến nhà, đến lớp thả cho bé đi bộ, trong công viên ngày nghỉ…
- Thông thường ở trẻ thì việc khuyến khích năng vận động đi lại và bớt các hoạt động thụ động như xem tivi, trò chơi điện tử…thì hiệu quả hơn là việc động viên tập thể dục thể thao. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát…
Yếu tố tâm lý: Tâm trạng bi quan, chán nản và tự ti, ta sẽ khó có thể giảm cân theo ý muốn.
MỘT SỐ NGỘ NHẬN TRONG ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ: 1. Nhịn ăn sáng chống béo: điều này không nên thực hiện vì khi quá đói sẽ ăn bù nhiều năng lượng hơn.
2. Nhịn uống nước … giảm cân:
- Khi khát, ta nên uống. Nếu nhịn uống, cơ thể ta sẽ bị thiếu nước, dẫn đến rối loạn nước và điện giải trong cơ thể.
- Nếu ta nhịn ăn để giảm cân, cân nặng có thể giảm nhanh song có thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, giảm sức lao động, khả năng làm việc, khối cơ giảm, hoạt động thể lực giảm theo và ta rất dễ lên cân trở lại và béo nhiều hơn sau các đợt nhịn ăn đó do … ăn bù!
3. Không uống sữa: đây thực sự là một ngộ nhận tai hại.
- Trước hết cần lưu ý là theo quan điểm của dinh dưỡng hiện đại, “không có thực phẩm tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống hợp lý hay không mà thôi”
- Sữa và các chế phẩm từ sữa thường được coi là một nhóm thực phẩm thiết yếu, cần thiết hàng ngày
- Trước hết bởi thành phần đạm sữa có đầy đủ các Axít Amin thiết yếu, đặc biệt giàu Lysin – là một Axít Amin thiết yếu có rất ít trong gạo là thực phẩm chính của chúng ta. Trong khi đó lysin rất cần cho sự tăng trưởng
- Sữa giàu Canxi và có tỷ lệ Canxi/phospho hợp lý cộng với sự hiện diện của đường sữa – đường Lactose nên canxi dễ hấp thu. Chất béo của sữa còn chứa Vit.A., Vit.D là các Vit .cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Sữa là thực phẩm cung cấp canxi hiệu quả nhất cho người nên gíúp phòng ngừa loãng xương ở người lớn, người cao tuổi.
- Tuy nhiên ngay cả người béo phì vẫn cần sữa, vì các chất dinh dưỡng thiết yếu mà sữa cung cấp như đã nêu ở trên, đặc biệt đối với trẻ béo phì cần đảm bảo sự tăng trưởng chiều cao để trẻ tự điều chỉnh hình thể của mình. Nếu uống từ 2 ly sữa trở lên hàng ngày thì nên đổi sữa béo qua sữa gầy hay còn gọi là sữa tách béo.
4. Vào trong cơ thể, các chất đạm, chất béo, chất tinh bột … đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo, mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt cũng có thể gây béo.
5. Cho rằng không có thời gian thể dục: điều quan trọng là áp dụng 1 lối sống năng động (đi cầu thang bộ thay thang máy, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, chạy xe đạp …)
6. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động ưa thích và phù hợp. Môn thể thao tốt nhất với trẻ là môn mà trẻ thích chứ không phải cha mẹ thích.
7. Tránh thái độ cực đoan đối với béo phì trẻ nhỏ : – Thái độ coi thường, không quan tâm
- Cho là trẻ nhỏ thì càng béo, càng tốt, càng “sổ sữa” càng dễ thương với quan niệm lâu nay “béo tốt “ “béo khỏe” “béo mạnh” “trẻ mát da, mát thịt dễ nuôi”.
- Thật ra thì trẻ nhỏ béo phì đã có nguy cơ tăng các rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa đường huyết, thoái hóa mỡ gan, ảnh hưởng về tâm thần xã hội…và 20 – 30% tiếp tục béo phì cho đến tuổi trưởng thành.
- Béo phì xuất hiện từ nhỏ cho đến lớn rất khó chữa trị và thường là béo phì nặng.
– Thái độ ngược lại là quá lo sợ, bắt trẻ kiêng ăn quá mức, giễu cợt, “chọc quê” trẻ để trẻ bớt ăn, quá nhấn mạnh đến hình dáng trẻ, quá nhấn mạnh đến chuyện giảm cân.
- Thật ra tất cả điều này gây hại hơn là giúp trẻ.
- Trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên rất nhạy cảm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như các vitamin và muối khoáng đặc biệt chất đạm, canxi, vit.D…
- Việc chế giễu, quá nhấn mạnh đến vóc dáng, vào mục tiêu giảm cân tạo một sức ép về tâm lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ tự ti mặc cảm, cô độc (ở lứa tuổi học đường) và các rối loạn hành vi ăn uống như háu ăn quá mức (bulimia) hay ngược lại là chán ăn tâm lý (Anorexia nervosa) rất khó chữa trị, có tỷ lệ tử vong khá cao.
Do vậy, người chăm sóc trẻ, người tiếp xúc với trẻ béo phì cần có thái độ quan tâm đúng mức, trên cơ sở hiểu biết, không có thái độ khác biệt giữa trẻ béo và các trẻ khác, giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt và vận động hơn là nhấn mạnh đến hình thể và sự giảm cân.
8. Sử dụng đúng biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe:
- Biểu đồ tăng trưởng là dụng cụ rất tốt để theo dõi thường xuyên sự phát triển sự phát triển của trẻ, tuy nhiên không thể đánh giá béo phì dựa vào biểu đồ tăng trưởng vì đây là chỉ số cân nặng so với tuổi.
- Trẻ có thể quá nặng so với tuổi nhưng cân nặng đó lại phù hợp với chiều cao của mình do vậy đây là một trẻ cao to cân đối không phải trẻ béo phì.
- Vì thế, phải đánh giá cân nặng so với chiều cao của trẻ để nhận định trẻ có dư thừa cân nặng hay không
9. Mỡ không thể mất đi từ một bộ phận nào được, mà phải từ toàn bộ cơ thể. Việc lấy mỡ ra bằng phẫu thuật, hút mỡ có tác dụng về thẩm mỹ giảm được vòng eo, nhưng không giúp ta mạnh khỏe hơn, vì mỡ dư thừa trong các mạch máu, bọc quanh nội tạng (tim, gan …) vẫn còn.
Ths. Bs. Dương Công Minh BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Từ khóa » Con Béo Phì Là Gì
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Béo Phì ở Trẻ Em | Vinmec
-
Trẻ Em Béo Phì Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Gì? | Vinmec
-
Béo Phì ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách điều Chỉnh
-
Thừa Cân Béo Phì Là Gì? Cách điều Trị Béo Phì ở Trẻ Em Hiệu Quả
-
Bệnh Béo Phì ở Trẻ Em Nguy Hiểm đến Mức Nào? - MarryBaby
-
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Béo Phì ở Trẻ Em Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Hệ Luỵ Và Biện Pháp Khắc Phục để Kiểm ...
-
Béo Phì Là Gì Và Những ảnh Hưởng Của Bệnh Tới Sức Khỏe
-
5 Nguyên Nhân Gây Béo Phì ở Trẻ Em Bố Mẹ Nên Biết | Genetica®
-
Tại Sao Tình Trạng Béo Phì ở Trẻ Mầm Non Lại Trở Nên Phổ Biến?
-
Béo Phì ở Trẻ Em: Những điều Bố Mẹ Hiện đại Cần Biết! - YouMed
-
[Béo Phì Là Gì?] Nguyên Nhân, Mức độ Nguy Hiểm Và Cách điều Trị