Bèo Tây - Bèo Nhật Bản Với Các Công Dụng Bất Ngờ ít Người Biết đến.

Bèo tây (bèo Nhật Bản) có tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Theo Đông Y, Bèo Nhật Bản có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống nóng, giảm đau, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng.

Mục lục

  • 1. Bèo tây (bèo Nhật Bản).
  • 2. Đặc điểm cây bèo tây.
    • 2.1 Mô tả cây, hoa, lá bèo tây.
    • 2.2 Phân bố, thu hái và chế biến bèo tây.
  • 3. Thành phần hoá học của cây bèo tây.
  • 4. Tác dụng của bèo Nhật Bản.
    • 4.1 Bèo Nhật Bản có thể làm thức ăn.
    • 4.2 Bèo Nhật Bản có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau, giải độc.

1. Bèo tây (bèo Nhật Bản).

Bèo tây còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Có tên khoa học Eichhornia crassipes Solms.

Tên bèo tây vì có nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật Bản đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.

cay beo tay- cay beo nhat ban
         Cây bèo tây- cây bèo Nhật Bản

2. Đặc điểm cây bèo tây.

2.1 Mô tả cây, hoa, lá bèo tây.

Bèo tây thuộc loại cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt. Do có khả năng đẻ nhánh khoẻ từ các chồi gốc, bèo nhanh chóng phát triển thành những đám hay mảng bèo lớn. Ở những nơi nước động bèo thường xuyên bị trôi dạt thì chiều cao của cây thường thấp ( dưới 50cm). Những cây sống ở nơi nước lặng, ít bị động thì cây mọc chen lấn nhau, thường cao gần 1m.

Lá bèo tây mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, trông giống như chiếc lọ lộc bình. Đây là giống cây nhập vào nước ta từ năm 1905 ( không rõ từ nước nào), nhưng mọc lan rất nhanh khắp nơi, do đó nhân dân gọi là bèo Nhật Bản hay bèo tây, khác với loại bèo lâu đời ở nước ta.

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa bèo tây không đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính với nhau ỏ gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng 6 nhị, 3 dài, 3 ngắn, bầu hình thượng 3 ô đựng nhiều noãn. Quả nang.

hoa cay beo nhat ban (Eichhornia crassipes Solms)
                               Hoa cây bèo tây (bèo Nhật Bản)

2.2 Phân bố, thu hái và chế biến bèo tây.

Bèo tây có nguồn gốc Nam Mỹ sau đó lan ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Cây phân bố ở hầu hết các vùng Đông Nam Á và Nam Á.

Cây bèo tây chỉ được đưa vào Việt Nam từ năm 1905 để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh.

Từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền nam nước ta nhân dân dùng lá cây này giã nát với muối trắng đắp lên những vết sưng tấy hay bị viêm có kết quả tốt. Thường chỉ dùng tươi. Hái quanh năm không phải chế biến gì.

3. Thành phần hoá học của cây bèo tây.

Trước đây người ta chỉ nhận xét bèo tây là loại cây dễ trồng, cho lợn ăn chống béo.

Bèo Nhật Bản còn là một trong những cây thuỷ sinh quan trọng làm sạch hệ sinh thái ao hồ, góp phần lọc nước, làm sạch nước.

Toàn cây bèo Nhật Bản chứa nước 92,6%, protid 2,9%, gluxid 0,9%, xơ 22%, tro 1,4 mg%, calci 40,8mg%, phosphor 0,8mg %, caroten 0,86 mg%, vitamin C 20 mg%.

Thành phần vô cơ trong cây là SiO2, Ca, Mg, K, Na,Cl,Cu, Mn, Fe. Trong lá có Ca, Fe, p, Mg, Zn, Cu, Na, K, s. Ngoài ra còn có caroten, các vitamin B2, B1, E, B6) B12, A, caroten và protein, acid béo tự do, đường acid amin.

Trong hoa bèo tây có delphinidin diglucosid.

4. Tác dụng của bèo Nhật Bản.

Beo nhat ban (Eichhornia crassipes Solms)
Bèo nhật bản (Eichhornia crassipes Solms) có nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo Đông Y, Bèo Nhật Bản có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống nóng, giảm đau, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng. Tuy vậy việc dùng và biết đến công dụng của bèo Nhật Bản còn rất ít ở Việt Nam. Dưới đây là một số công dụng của bèo Nhật Bản.

4.1 Bèo Nhật Bản có thể làm thức ăn.

Đọt non và cuống lá bèo Nhật Bản dùng để nấu ăn các món như: luộc, nấu canh, ăn mát, không ngứa. Ngoài ra bèo tây còn được dùng để chế biến các món như: nộm bèo tây, dùng làm rau ăn lẩu, bèo tây xào… ăn mát, không ngứa.

4.2 Bèo Nhật Bản có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau, giải độc.

Khi bị đau mụn nhọt, vết thương sưng tấy.

Cách dùng: lấy bèo tây, rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên vết thương sưng tấy (100g bèo dùng 10g muối). Khô thì thay miếng đắp khác. Ngày thay từ 2 đến 3 lần.

Vết tấy sẽ nhanh rút. Nếu chưa có mủ thì thường sẽ tan nếu đã có mủ thì thời gian nung mủ rút ngắn, chóng vỡ.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Từ khóa » Cây Bèo để Làm Gì