BHT – Thành Phần Thường Trực Trong Bảng Thành Phần Mỹ Phẩm

bht

Khi chọn mỹ phẩm nếu bạn nào thường xuyên đọc bảng thành phần chắc hẳn đã không còn lạ gì với BHT. Vậy chất này là gì? Chúng có tác dụng gì trong sản phẩm và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng hay không? Hãy cùng TuDienLamDep tìm hiểu ngay nhé

Đi nhanh đến nội dung

  • I – BHT là gì?
  • II – Công dụng của BHT
  • III – Độ an toàn của BHT

I – BHT là gì?

BHT là viết tắt butylated hydroxytoluene. Đây là thành phần thường gặp trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác nhờ vào đặc tính chống oxy hóa.

bht là gì

Đồng thời BHT là một hợp chất hữu cơ lipophilic (tan trong chất béo). Về mặt hóa học thì chất này vẫn là một dẫn xuất của Phenol. Phù du sinh vật, tảo xanh và 3 loại vi khuẩn lam khác chính là thành phần chính tạo ra chất này

BHT có dạng tinh thể, màu trắng và không mùi. Chất này chủ yếu được dùng làm chất chống oxy hóa trong các sản phẩm có chứa chất béo và dầu hoặc dùng làm vật liệu đóng gói các sản phẩm chứa chất béo. BHT cũng được dùng rất phổ biến trong mỹ phẩm và dược phẩm

Theo WebMD, BHT được sử dụng để điều trị mụn do dậy thì hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ngoài ra, chất này còn có thể dùng trực tiếp trên da trong các trường hợp viêm loét. Chúng hoạt động theo cơ chế phá hủy lớp biểu bì bên ngoài của các tế bào virus, nhờ đó mầm bệnh không còn khả năng phát triển, ký sinh

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy thành phần này trong các sản phẩm như: kẻ mắt, son môi, phấn má, kem nền hoặc các mỹ phẩm khác như: nước hoa, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm…

II – Công dụng của BHT

Là một chất chống oxy hóa, BHT giúp chống lại tác động của các gốc tự do hay còn được gọi là phản ứng oxy hóa (ROS). Các phân tử oxy thường ổn định và không tạo phản ứng khi chúng có số electron chẵn.

Tuy nhiên, nếu các thành phần hóa học có trong mỹ phẩm phản ứng sẽ khiến số electron này bị lẽ và khi đó oxy sẽ biến thành chất cực nhạy phản ứng. Và điều này có thể khiến các sản phẩm mỹ phẩm bị ảnh hưởng về chất lượng, chính vì vậy  BHT được thêm vào công thức để bảo vệ tính toàn vẹn của sản phẩm

Để chống lại các phản ứng oxy hóa, BHT tạo cơ thế hoạt động tương tự như cơ chế tự tổng hợp của Vitamin E. Thành phần này sẽ ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra bằng cách bằng nhường một nguyên tử hydro – chất chuyển đổi các gốc peroxy thành hydroperoxide. Và BHT còn nổi tiếng như một chất liên hợp với những chất chống oxy hóa khác

III – Độ an toàn của BHT

FDA đã công nhận BHT là một chất phụ gia an toàn trong mỹ phẩm (GRAS) với nồng độ 0,02%.

Theo EWG (Tổ chức phi chính phủ vì môi trường), BHT được đánh giá đạt mức 4 trên thang 10 theo cấp độ nguy hiểm tăng dần đối với sức khỏe con người. Và nếu vượt nồng độ cho phép, thành phần này có khả năng gây nguy hiểm đối với mắt, phổi và gây kích ứng da

Đồng thời, mức độ an toàn của BHT cũng đã được công nhận bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Với các dữ liệu khoa học, Hội đồng đã kết luận chất này hoàn toàn an toàn trong mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác

Các nghiên cứu về việc sử dụng BHT tại chỗ cho thấy chất này còn có tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng của tia cực tím trên da. Các thí nghiệm này đã chứng minh rõ ràng không hề có dấu hiệu của sự nhạy cảm ánh sáng hoặc bất kỳ kích ứng nào

Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với BHT bằng miệng có thể gây các bệnh liên quan đến gan và thận. Thế nhưng, đây không phải là một vấn đề đáng báo động. Hội đồng chuyên gia CIR không cảnh báo về ảnh hưởng này do BHT hấp thụ qua da rất kém ở nồng độ 0.01 – 0.1% có trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác

Hiện nay, BHT đang là một trong những thành phần gây tranh cãi bởi những nghiên cứu gần đây đã cho thấy chất này vừa có khả năng gây ung thư vừa là chất chống ung thư.

Một nghiên cứu đã cho thấy BHT gây hại cho tế bào vì thành phần này có thể gây kích hoạt giải phóng Cytochrom C. Mặc dù không phải Cytochrom C là một chất hoàn toàn độc hại, nhưng trong trường hợp này đã khiến apoptosis hoạt động quá mức (chết tế bào). Sau khi thí nghiệm trên chuột bạch bằng cách tiêm BHT, phát hiện thấy khối u phổi gây hại

Tuy nhiên cùng lúc cũng có các nghiên cứu về khả năng chống ung thư của chất này. Và cũng đã có nghiên cứu chứng minh BHT có khả năng ức chế và ngăn ngừa sự phát sinh của các tế bào ung thư nhờ vào khả năng chống oxy hóa.

Có thể thấy BHT an toàn hay độc hại hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp sử dụng và nồng độ của chất này trong sản phẩm. Và FDA cũng đã phê duyệt tính an toàn của chúng.

Vậy là TuDienLamDep vừa cùng bạn tìm hiểu về thành phần BHT trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này không gây hại trong nồng độ cho phép và còn là một chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.

Nguồn bài viết tham khảo:

  1. Wikipedia, Butylated hydroxytoluene
  2. Cosmeticinfo, BHT
  3. WebMD, Butylated hydroxytoluene
  4. EWG Skin Deep, BHT
  5. CIR, Safety Assessment of BHT as Used in Cosmetics

Từ khóa » Nho Bht