Bí ẩn “thú” Xăm Mình Của Người Việt Cổ

Chủ Nhật, 22/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French
Bảo tàng Lịch sử Quốc giaBảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lời giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Bộ máy tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
      • Công tác trưng bày
        • Trưng bày thường xuyên
        • Trưng bày chuyên đề
        • Trưng bày ngoài trời
        • Trưng bày lưu động
      • Công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản
      • Công tác đào tạo
      • Công tác nghiên cứu, sưu tầm
      • Công tác quản lý hiện vật
      • Công tác bảo quản
      • Công tác giáo dục, công chúng
      • Công tác truyền thông
      • Công tác Tư liệu, thư viện
      • Công tác Đối ngoại
      • Công tác Kỹ thuật
      • Công tác Bảo vệ
  • Tin tức
    • Hoạt động bảo tàng
    • CLB Em yêu lịch sử
    • Tin trong nước
    • Tin nước ngoài
  • Trưng bày
    • Trưng bày thường xuyên
    • Trưng bày chuyên đề
      • Chuyên đề sẽ diễn ra
      • Chuyên đề đang diễn ra
      • Chuyên đề đã diễn ra
    • Tham quan 3D
  • Nghiên cứu
    • Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
    • Theo dòng lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Thông tin khoa học
    • Khảo cổ học
      • Khảo cổ học Việt nam
      • Khảo cổ học Nước ngoài
    • Chuyên khảo
    • Ấn phẩm
      • Ấn phẩm
      • Thông báo khoa học
  • Dự án BTLSQG
    • Thông tin chung
    • Tiến độ dự án
    • Dự án khác
  • Thông tin hữu ích
    • Đến với Bảo tàng
    • Giờ mở cửa
    • Vé và lệ phí
    • Tham quan
    • Nội quy
  • Hỗ trợ
    • CLB Em yêu Lịch sử
    • CLB Tình nguyện viên
    • CLB Những người bạn BT
    • Tài trợ
    • Dịch vụ
    • Museum shop
    • Tiện ích

Bí ẩn “thú” xăm mình của người Việt cổ

  1. Trang chủ
  2. Nghiên cứu
  3. Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
22/10/2012 08:24 3526 Điểm: 0/5 (0 đánh giá)Xăm mình là một trong những tục cổ nhất, tồn tại lâu nhất ở Việt Nam và phát triển mạnh vào thời nhà Trần.Trong sách Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần viết: Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình, kéo dài đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt. Có người nói rằng, bởi tục này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Văn Lang.
Tục xăm mình của người Việt cổ. Ảnh: internet
Tục xăm mình của người Việt cổ. Ảnh: internet
Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy. Nhằm khẳng định lý do xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái (rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng. Từ thời Lý - Trần trở đi, đặc biệt là vào thời nhà Trần, từ vua quan cho chí thần dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải thi hành. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) đã phản đối việc này, vì nhà vua rất sợ thợ châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã chuẩn bị để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai thích thì xăm chứ không là quy định nữa. Theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ). Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 12, quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được nhiều quân ta, thấy người nào cũng thích hai chữ “Sát Thát”” bằng mực vào cánh tay, tức lắm, giết hết”. Không dừng ở đó, dưới vương triều Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá thì xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử); hay dân chúng thì thường xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu”, “hình vu báo quốc” thể hiện tinh thần thượng võ, vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Như vậy, tục xăm mình của người Việt cổ không chỉ thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, mà còn mang ý nghĩa quyết tâm chống địch; thậm chí là hình thức làm đẹp của người đương thời. Trường Sơnbee.net.vnChia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6708

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bài viết khác

Độc đáo “tượng say” trong chùa Bà Đanh

Độc đáo “tượng say” trong chùa Bà Đanh

  • 21/10/2012 11:07
  • 1960

Nói đến chùa Bà Đanh hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến ngôi chùa ở Hà Nam nhưng ít ai biết rằng Hà Nội cũng có một ngôi chùa mang tên Bà Đanh mà theo ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban Di tích đền và chùa Thụy Khuê, Hà Nội thì đây mới chính là nơi “phát tích” nên câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”.

Tượng cổ lạc đến chùa Võng Thị

Tượng cổ "lạc" đến chùa Võng Thị

Ai chém cụt đầu Liễu Thăng?

Ai chém cụt đầu Liễu Thăng?

Chuyện tình của công chúa Ê-đê và quốc vương Champa

Chuyện tình của công chúa Ê-đê và quốc vương Champa

10 người đàn bà đẹp huyền thoại Việt Nam (1)

10 người đàn bà đẹp huyền thoại Việt Nam (1)

Những chuyện ly kỳ quanh gốc thị ngàn năm tuổi

Những chuyện ly kỳ quanh gốc thị ngàn năm tuổi

Những chuyện tình éo le nhất trong cung đình Việt Nam (2)

Ông vua vui mừng vì có con mà đổi cả niên hiệu

Ông vua vui mừng vì có con mà đổi cả niên hiệu

Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á

Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á

Chúa Trịnh Cương: Bàn định chính sách để cứu vớt dân

Chúa Trịnh Cương: Bàn định chính sách để cứu vớt dân

Từ khóa » Hình Xăm Của Người Việt Cổ