Bí ẩn Về Lỗ đen Vũ Trụ Dần Bước Ra... ánh Sáng

TỌA ĐÀM KHOA HỌC: “BỨC ẢNH ĐẦU TIÊN CHỤP LỖ ĐEN"

PGS.TS Phan Bảo Ngọc - Trưởng Bộ môn Vật Lý, Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM, cho biết ngày 3/6, Trường ĐH Quốc Tế sẽ tổ chức buổi nói chuyện về “Bức ảnh đầu tiên chụp lỗ đen”, do GS Paul T.P. Ho - Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á làm diễn giả. Đài quan sát này là nơi đã góp hai hệ kính vô tuyến SMA và JCMT vào dự án kính EHT - đơn vị công bố bức ảnh đầu tiên của nhân loại về lỗ đen.

“Công trình công bố bức ảnh đầu tiên chụp lỗ đen là một công trình tiêu biểu về vai trò quan trọng của công nghệ và hợp tác khoa học trong nghiên cứu. Đằng sau một bức ảnh là công việc của hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, các công nghệ chế tạo ăng-ten tiên tiến nhất và kỹ thuật xử lý dữ liệu lớn. Hành trình để các nhà khoa học có thể có được ảnh chụp của lỗ đen siêu lớn này là một câu chuyện đầy lý thú. Tôi hy vọng buổi nói chuyện của GS Paul T.P. Ho sẽ giúp người yêu khoa học, đặc biệt là sinh viên, tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều mới mẻ về hành trình đầy thú vị này” - PGS.TS Phan Bảo Ngọc cho hay.

GS Paul T.P. Ho lấy bằng cử nhân và tiến sĩ Vật lý tại Học viện Công nghệ Massachusetts, nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Massachusetts, Amherst và ĐH Berkeley. Trước khi trở về làm giám đốc Viện Thiên văn Vật lý Đài Loan vào năm 2002, ông là giáo sư ĐH Harvard và là nhà khoa học cao cấp của Đài quan sát Smithsonian.

Từ năm 2014, ông giữ chức Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á. Đây là đài quan sát đã góp hai hệ kính vô tuyến là SMA và JCMT vào dự án kính EHT chụp ảnh lỗ đen đầu tiên như đã công bố vừa qua trên toàn thế giới. ĐHQG-HCM là thành viên quan sát đầu tiên ở Đông Nam Á của tổ chức khoa học này từ năm 2017.

Để tham dự chương trình, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

Từ khóa » Các Lý Thuyết Về Lỗ đen