Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Chóng Khỏe? - Dược Phẩm Vinh Gia
Có thể bạn quan tâm
1. Người bị cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Các triệu chứng thông thường khi mắc cảm cúm như sốt cao, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể, chán ăn, mệt mỏi đuối sức. Với những người sức đề kháng kém có thể bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.
Hầu hết người bị cảm cúm đều ăn không ngon miệng, ăn kém hơn bình thường, nhưng đây là thời điểm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vì tiêu hao năng lượng. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp sức khỏe hồi phục nhanh nhất, giảm thời gian điều trị, ngăn ngừa tình trạng trở nặng biến chứng nguy hiểm. Vậy bị cảm cúm nên ăn gì? Một số loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, cải thiện nhanh các triệu chứng cảm khó chịu mà người bệnh nên ăn nhiều như:
1.1. Các loại thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là vi chất mà cơ thể rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu. Khi bị cúm, việc tăng cường bổ sung các thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,… rất cần thiết, vì đây là thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.
1.2. Rau xanh
Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau xanh khác ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch còn là nguồn cung cấp giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Bạn cũng có thể thêm rau xanh vào cùng sinh tố trái cây hoặc ăn sống cùng với dầu ô liu.
Nghiên cứu cho thấy sắt cần thiết cho việc sản xuất các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
1.3. Bông cải xanh
Các nhà nghiên cứu của Đại học California ở Los Angeles cho biết, bông cải xanh có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn nếu bạn đang cố gắng ngăn ngừa cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Theo nghiên cứu, bông cải xanh và các loại rau họ cải khác đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sulforaphane, một chất hóa học trong rau, kích hoạt các gene và enzyme chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch cụ thể, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
1.4. Gừng
Gừng là vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường, trong đó có cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy, gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, làm dịu đi những triệu chứng của cảm cúm như ho, đau họng, hắt hơi…
Ngoài ra, gừng cũng được chứng minh là có tác dụng làm giảm buồn nôn, làm ấm cơ thể. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nao khi bị cảm cúm thì hãy uống 1 ly trà gừng để làm giảm các triệu chứng này.
1.5. Các loại trái cây giàu vitamin C
Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus, làm giảm viêm, thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch giúp chống lại vi khuẩn có hại. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của triệu chứng bệnh cúm.
Người bệnh cúm có thể lựa chọn nhiều loại trái cây giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), kiwi, dâu tây, dưa lưới, dứa, ổi…
1.6. Các loại hạt ngũ cốc
Ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó là một cách tuyệt vời để tăng mức protein trong chế độ ăn uống cũng như bổ sung một số chất béo thiết yếu khi bạn bị ốm.
Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt có thể giúp da và niêm mạc khỏe mạnh. Các loại hạt cũng có nhiều selen vitamin D, kẽm, đồng, chất chống oxy hóa… Tất cả đều là những thành phần quan trọng để duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
1.7. Các loại gia vị cay
Triệu chứng nghẹt mũi thường kéo dài cho đến khi cảm cúm biến mất nên gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong việc thở đối với người bệnh. Trong trường hợp này, một số gia vị có vị cay, nồng (tiêu, ớt,…) chứa thành phần Beta-Carotene sẽ giải quyết được vấn đề gặp phải. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang bị đau họng hoặc gặp các vấn đề về dạ dày thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.
1.8. Tỏi
Nhiều bà bầu khi nghén sẽ không ăn được những gia vị có mùi nồng như tỏi nhưng nếu mẹ đang bị cúm thì hãy cố gắng bổ sung thêm gừng, tỏi để mau khỏi bệnh.
Thành phần của tỏi chứa một số chất kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể ăn sống, giã nước uống hoặc xông hơi bằng tinh dầu tỏi để đẩy lùi bệnh cúm.
1.9. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng mỗi ngày để giảm thời gian và tần suất mắc cảm cúm. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics. Đây là những chủng vi khuẩn có thể cư trú trong ruột, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đồng thời, hàm lượng kẽm trong sữa chua cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, bổ sung sữa chua hàng ngày có thể giúp cả trẻ em và người lớn ít bị cảm lạnh hơn, giúp lành bệnh nhanh hơn khi bị ốm và phải dùng ít thuốc kháng sinh hơn.
1.10. Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải, Kali và Glucose giúp cung cấp năng lượng khi người bệnh gặp tình trạng sốt, cảm cúm. Vì vậy, nếu người mắc cúm đang băn khoăn liệu có nên uống nước dừa khi bị cảm cúm, sốt cao được hay không thì hãy yên tâm vì loại nước trái cây ngọt ngào và mát mẻ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
1.11. Uống đủ nước
Bổ sung nhiều nước là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Bởi vì các triệu chứng cảm lạnh và cúm như chảy nước mũi và đổ mồ hôi , thường đi kèm với sốt , làm tăng lượng nước mà cơ thể bạn mất đi, nên tình trạng mất nước có thể xảy ra nếu lượng nước bạn uống vào không tăng lên để bù lại.
Do đó, uống đủ nước là điều quan trọng để đảm bảo phục hồi nhanh chóng sau cảm lạnh và cúm. Nó cũng giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi và giảm nghẹt mũi . Giữ nước đảm bảo rằng cơ thể có thể hoạt động bình thường và có thể tự bảo vệ mình hiệu quả.
1.12. Cháo, súp gà
Cháo hay súp gà đều là món ăn phù hợp với người bị cảm cúm do ở đạng mềm lỏng nên dễ ăn, đồng thời dễ tiêu và chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cung cấp lượng nước và muối đã bị mất trong cơ thể và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết. Ăn cháo gà trong thời gian bị cảm cúm sẽ giúp bạn không bị mất nước và lâu đói hơn.
>> Xem thêm: Top 7 món cháo giải cảm cúm cực nhanh và dễ nấu
Từ khóa » Ho Cảm Cúm Nên ăn Gì
-
Người Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Mau Khỏe? - Hapacol
-
Người Bị Bệnh Cảm Cúm Nên ăn Gì? | Vinmec
-
9 Thực Phẩm Không Thể Bỏ Qua Khi Bị Cảm Cúm - Hello Bacsi
-
Cảm Cúm Nên ăn Gì, Kiêng Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Giải đáp: Người Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Nhanh Khỏe
-
Người Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Nhanh Khỏi? - Smiles
-
Nên ăn Và Kiêng Gì Khi Bị Cảm Cúm? - Thuốc Dân Tộc
-
Bị Cảm Nên Uống Gì, ăn Gì? | Pacific Cross Việt Nam
-
Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Nhanh Hết Bệnh
-
Người Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Chóng Khỏi Bệnh? | VIAM
-
Trẻ Bị Cảm Cúm Nên ăn Gì để Nhanh Khỏi? - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Những Thực Phẩm Nên ăn Khi Bị Cảm Lạnh - Nhà Thuốc An Khang
-
Khi Bị Cảm Nên Uống Gì, ăn Thì Thì Tốt, Nhanh Khỏi? | Cleanipedia
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh