Bị Chó Cắn Kiêng ăn Gì? Không Nên ăn Gì để Mau Lành Vết Thương?

Bị chó căn kiêng ăn gì hay bị chó cắn không nên ăn gì để mau lành vết thương là vấn đề nhiều người thắc mắc. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Bị chó cắn kiêng ăn gì? Bị chó cắn ăn đậu xanh được không?

Chó là loại động vật thân thiết với con người, song tai nạn do chó cắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là với các em nhỏ.

Nhiều người truyền tai nhau rằng bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ kết luận rằng việc ăn các loại đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị chó cắn.

Bị chó cắn kiêng ăn gì? Không nên ăn gì để mau lành vết thương?
Khi bị chó cắn, cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia…

Các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu bị chó cắn, bạn không phải kiêng ăn gì, song nên hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia…Thậm chí, ngay sau khi tiêm phòng thì người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường và chỉ cần kiêng sử dụng bia rượu.

Thực chất, việc ăn uống tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế bia rượu sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và phục hổi nhanh. Trường hợp thấy cơ thể có những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt..thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Bị chó dại cắn có được đến đám tang hay không?

Bên cạnh lời đồn bị chó dại cắn không nên ăn các loại đậu thì nhiều người còn đồn thổi nhau rằng bị chó dại cắn không được đến đám tang vì sẽ bị phát bệnh và lên cơn dại. Đây là quan niệm dân gian. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp bị chó dại cắn tham dự lễ tang có dấu hiệu phát bệnh dại.

Thế nhưng, chỉ có thể giải thích vấn đề này theo khía cạnh tâm linh. Do người bị bệnh, sức khỏe kém nói chung và trường hợp bị chó dại cắn nói riêng thì thường nên tránh tiếp xúc ở những chỗ có nhiều âm khí. Nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đến nay, tuy vẫn chưa có một minh chứng khoa học nào cụ thể cho điều này nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên tốt nhất bạn vẫn nên thực hiện theo kinh nghiệm thực tế này để tránh những biến chứng hay sự cố xảy ra.

>>> Tham khảo thêm: Sơ cứu bỏng đúng cách tránh để lại sẹo và những điều cần biết

Một số việc cần làm khi bị chó cắn đề phòng biến chứng

Bị chó cắn kiêng ăn gì? Không nên ăn gì để mau lành vết thương?
Bạn cũng cần tiêm phòng uốn ván để tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau

Kiểm tra vết cắn

Hầu hết những vết chó cắn chỉ là vết thương nhỏ bạn có thể chăm sóc tại nhà. Nếu vết thương chỉ làm xước da nhẹ thì bạn có thể tự xử lý sơ cứu.

Trong các trường hợp sau nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất:

Vết cắn sâu trên 2cm

Vết cắn tương đối sâu và gần vùng đầu, cổ

Vết thương không cầm máu sau 15 phút được băng bó cố định

Vệ sinh vết thương do chó cắn

Bạn cũng cần rửa sạch vết thương nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Nên rửa kỹ bằng nước ấm, với nhiều xà phòng để đảm bảo làm sạch vi khuẩn, mầm bệnh xung quanh vết thương và những vi khuẩn từ miệng con chó.

Bất cứ loại xà phòng nào cũng có thể sử dụng, tốt nhất nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn.

Băng bó

Với những vết cắn sâu, có thể sử dụng khăn sạch hoặc gạc giữ cố định vào vết thương để cầm máu. Dùng băng để băng vết thương. Vết thương cần được băng và cầm máu trong vòng vài phút.

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Trước khi băng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi vết thương lành lại.

Thay băng

Thay băng ngay khi băng bị ướt, ví dụ như sau khi tắm rửa. Rửa lại vết thương nhẹ nhàng, dùng kem kháng sinh và băng sạch để thay thế. Cần thay băng tối thiểu 1 – 2 lần/ngày

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi vết thương. Nếu có một trong các dấu hiệu sau, vết thương cần được xử lý tại cơ sở y tế trong trường hợp đau ngày càng trầm trọng, sung, đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn, sốt, chảy mủ…

Tiêm phòng uốn ván

Nạn nhân có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván với bất kỳ vết chó cắn gây rách da nào. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng uốn ván sau khi bị chó cắn nếu lần tiêm chủng uốn ván cuối cùng của bạn cách đây 5 năm trở lên.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc bị chó cắn kiêng ăn gì và những điều cần làm sau khi bị chó cắn để đảm bảo an toàn.

5 / 5 ( 4 bình chọn )

Điều hướng bài viết

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Bị chó cắn nên ăn gì? Những lưu ý khi bị chó dại cắn

Từ khóa » Chích Ngừa Chó Cắn Kiêng ăn Gì