Bị Chó Cắn Nên Làm Gì? Chế độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Chó Cắn?

Bị chó dại cắn gây nên nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng. Bị chó cắn nên làm gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bị chó cắn như thế nào? Dưới đây là những cách sơ cứu ban đầu giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh dại do Virus dại gây nên, là một bệnh truyền nhiễm tác động lên hệ thần kinh và khả năng tử vong lên đến 100% nếu không được xử lý kịp thời. Cho đến thời điểm hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị tận gốc bệnh này. Do vậy mà người bệnh cần phải có những biện pháp sơ cứu ban đầu để ngăn ngừa sự lây nhiễm và phát triển của các virus dại.

Bị chó cắn nên làm gì?

Bị chó cắn dại nên làm gì?

Dưới đây là những cách sơ cứu ban đầu với những người bị chó cắn:

Trường hợp bị chó cắn không chảy máu:

Với người bị chó cắn không chảy máu tuy không cần phải đến bệnh viện nhưng phải thực hiện cách sơ cứu dưới đây. Nếu không bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại:

Làm sạch vết thương:

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng xử lý vết thương khi bị chó cắn. Vết thương phải được rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ được hết những mầm bệnh. Ngoài ra bạn nên dùng xà bông để rửa vết thương nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh.

Dùng thuốc sát trùng:

Để giúp loại bỏ tận gốc mầm mống bệnh, bạn có thể dùng những loại nước sát trùng như oxy già, cồn. Những loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở mức nhất định. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ chất trên lên vết thương và thổi nhẹ bởi nó rất xót.

Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được sử dụng những chất kích thích để loại bỏ mầm bệnh dại như axit, nước ép, nhựa cây, ớt bột...Đồng thời không được băng bó vết thương hoặc dùng thuốc đắp kín vết thương khiến nó lâu khỏi hơn.

Với trường hợp bị chó cắn chảy máu:

Ngoài những cách xử lý vết thương như trên, người bị chó cắn chảy máu cần phải thực hiện thêm những thao tác sau:

Nâng cao vùng vết thương: Khi bị chó cắn ở tay hoặc chân thì cần phải giơ cao vùng bị thương của nạn nhân lên. Đây là việc làm cần thiết giúp cầm máu rất tốt.

Cầm máu:

Sau khi bị chó cắn mà chảy máu từ 10 - 15 phút thì người bệnh tiến hành rửa vết thương và cầm máu. Cách thực hiện: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Bạn nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.

Trường hợp vết thương sâu và bị phun nhiều máu, máu bị chảy thành tia thì bạn cần phải dùng dây thun và garo xung quanh vết thương. Sau đó hãy đưa bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.

Xử lý vết thương khi bị chó cắn

Ngoài ra với trường hợp bị chó cắn là trẻ em, hoặc người bị chó cắn ở những bộ phận nhảy cảm như cơ quan sinh dục, đầu, mắt, các chi... thì cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cứu.

Tiêm phòng dại

Sau các biện pháp sơ cứu trên, bạn cần phải đến trung tâm y tế để được các bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Bên cạnh đó bạn cần phải theo dõi con vật cắn bạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày cắn. Nếu chúng có những biểu hiện bất thường như ốm, chế, bị bán, bị giết, mất tích...thì cần phải báo cho các bác sĩ ngay.

Bị chó dại cắn kiêng ăn gì?

Bị chó cắn không nên ăn gì? là băn khoăn của không ít người. Theo các thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM, nếu bị chó cắn thì không cần kiêng ăn gì cả. Tuy nhiên bạn cần tránh những chất kích thích như rượu, bia, thực phẩm có hại cho sức khỏe.

Ngoài việc không cần phải kiêng ăn gì thì người bị chó cắn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể phục hồi ngành chóng. Nếu gặp phải những dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu thì cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp theo dõi.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để hạn chế được nguy cơ mắc phải bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Người dân cần hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì cần phải cho đi tiêm phòng bệnh dại theo định kỳ của các bác sĩ thú y. Ngoài ra người dân cần phải nuôi nhốt, không được thả rông, không nên cho trẻ chơi đùa, gần gũi với chó mèo, đặc biệt là khi chúng đang ăn.
  • Về tiêm phòng bệnh dại, nạn nhân cần phải được tiêm đầy đủ 5 mũi, đúng lịch, không được uống rượu bia, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc Corticoid.
  • Cần báo ngay cho chính quyền và các cơ quan thú y tại địa phương về biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại, đồng thời cách lý theo dõi động vật có những biểu hiện dại.
  • Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 15 ngày. Nếu có những dấu hiệu sốt, lên cơn dại hoặc chết thì cần phải có biện pháp xử lý.

Những thông tin bài viết trên đây hi vọng giúp các bạn có những kiến thức bổ ích khi bị chó cắn. Nếu có những thắc mắc nào về bài viết này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Từ khóa » Chích Ngừa Chó Cắn Không Nên ăn Gì