Bị Cồn Cào Ruột Có Cần Dùng Thuốc Không? 7 Cách Giảm Xót Ruột Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Cồn cào ruột hay bị xót ruột là cảm giác không hề hiếm gặp, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như khi bạn đói, vừa uống cà phê hoặc thiếu ngủ…
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bụng cồn cào như đói dẫu cho mới ăn trước đó, hay cảm thấy bụng cồn cào về đêm… thì đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp những thông tin lý giải cho tình trạng xót ruột này cũng như cách cải thiện vấn đề cào ruột.
5 nguyên nhân gây cồn cào ruột mà bạn không ngờ tới
Thường xuyên bị cồn ruột, cồn cào ruột, bụng cồn cào có nguy hiểm không, là dấu hiệu cảnh báo điều gì? Triệu chứng cồn cào trong ruột thường là một trong những cách mà cơ thể báo hiệu cho biết bạn đang đói để nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến cảm giác cồn cào ruột xuất hiện gồm:
1. Chất lượng thức ăn
Cơn đói có thể xảy ra ngay cả khi cơ thể bạn không cần nạp thêm calo. Các chuyên gia đã lý giải điều này là do sự tương tác giữa nội tiết tố ghrelin và insulin. Nồng độ insulin thấp sẽ khiến hormone báo hiệu cơn đói tăng lên.
Một số món ăn vặt đóng gói chứa lượng đường cao và carbohydrate đơn. Khi ăn vào, chúng sẽ gây ra hiện tượng gia tăng insulin tức thời nhưng lại giảm một cách đột ngột ngay sau đó. Lúc này, não sẽ sản xuất hormone đói ghrelin mặc dù bạn chỉ mới dùng bữa cách đây không lâu khiến bạn bị cào ruột.
2. Khát nước có thể gây cồn cào ruột
Một sự thật thú vị khác là bụng cồn cào khó chịu đơn giản chỉ vì cơ thể đang cần thêm nước. Khát nước còn có những dấu hiệu như:
- Đau dạ dày
- Run rẩy
- Khô miệng
- Cáu gắt
- Chóng mặt.
3. Môi trường xung quanh
Bỗng nhiên bụng cồn cào như đói là do đâu? Theo các chuyên gia, cảm giác này cũng có thể là kết quả tác động của môi trường xung quanh bạn đấy!
Chắc hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác cồn cào ở bụng hay cảm giác bụng cồn cào như đói do bị kích thích bởi hình ảnh trong lúc xem một chương trình ẩm thực nào đó hoặc ngửi thấy một mùi thơm từ thức ăn thoáng qua khi đi trên đường. Mặc dù cơn đói cồn ruột này có thể không dựa trên nhu cầu thực phẩm nhưng chúng gây ra các cảm giác rất thực tế, bao gồm bị xót ruột và thèm ăn.
4. Cồn cào ruột do căng thẳng
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, cảm xúc căng thẳng và tiêu cực có thể khiến cơ thể có cảm giác như cần dung nạp thức ăn ngay cả khi dạ dày thực sự không cần. Nói cách khác, tình trạng cào ruột lúc này là do bạn đang nhầm lẫn tín hiệu từ não với cảm giác đói bụng. Để phân biệt được, bạn có thể chú ý đến âm thanh từ bụng của mình. Chỉ khi dạ dày đói thật sự thì bụng mới tạo ra âm thanh kêu đói.
5. Tình trạng sức khỏe
Cảm giác cồn cào ruột đôi lúc còn xuất hiện do tình trạng sức khỏe. Điều này khá đúng với những người mắc bệnh đái tháo đường, khi cơn đói tăng lên so sự thay đổi của đường huyết. Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm nhất định, có thể can thiệp vào não bộ và kích thích bộ phận này giải phóng thêm hormone đói ghrelin khiến bạn cảm thấy bụng cồn cào như đói buồn nôn.
Bạn có thể xem thêm:
Đau dạ dày vào buổi sáng: 14 nguyên nhân có thể xảy raNhững dấu hiệu đi kèm cảm giác cồn cào ruột
Khi bị cồn cào ruột bạn thường sẽ cảm thấy khó chịu, dạ dày trống rỗng đi kèm với những hiện tượng sau:
- Thèm ăn một món nào đó
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Cáu gắt…
Khi bạn nạp thực phẩm vào dạ dày, cơn đói và cảm giác cồn cào ruột sẽ biến mất.
Bạn có thể xem thêm:
Nhận biết triệu chứng đau dạ dày và đau ruột thừaMách bạn 7 bí quyết giúp cải thiện tình trạng cồn cào ruột
Bụng cồn cào như đói dù mới ăn cần phải làm gì hay mẹo chữa xót ruột là gì? Để làm giảm bớt cảm giác cồn cào ruột, đặc biệt là khi đang ăn kiêng, quản lý cân nặng, bạn có thể thử những biện pháp như sau mà chưa cần dùng đến thuốc.
1. Ăn đều đặn hơn khi bị cồn ruột
Hormone đói ghrelin được tiết ra gây cồn cào ruột nhằm báo hiệu đã đến lúc bạn dùng bữa. Do vậy, hãy cố gắng ăn đúng giờ để tránh xót ruột.
Việc mang theo một vài món ăn vặt lành mạnh, ít calo chẳng như trái cây và các loại hạt khi bạn đi ra ngoài sẽ là giải pháp hữu hiệu nếu bạn không thể ăn đúng giờ.
2. Bụng cồn cào như đói phải làm sao? Chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng
Bị cào ruột nên làm gì? Để tránh bị cồn cào ruột, cảm giác hay bị xót ruột hay tình trạng bụng cồn cào như đói, bạn hãy hạn chế tình trạng suy giảm chỉ số insulin bằng cách ưu tiên những món ăn lành mạnh thay vì thực phẩm đã được chế biến sẵn, ví dụ:
- Trái cây tươi
- Sản phẩm sữa ít béo
- Protein nạc, chẳng hạn như đậu, đậu lăng và thịt gia cầm đã loại bỏ da
- Chọn chất béo có lợi cho sức khỏe, được tìm thấy trong bơ, ô liu, các loại hạt
- Ngũ cốc nguyên cám, bao gồm gạo lứt (gạo nâu), yến mạch, hạt diêm mạch (quinoa) và các sản phẩm từ lúa mì.
Ngoài ra, bạn cũng hãy cố gắng hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các món ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng hoặc mì gói chỉ nên được thưởng thức ở tần suất vừa phải.
3. Cách chữa cồn cào ruột: Tăng lượng thức ăn ít calo
Một số thực phẩm có hàm lượng calo thấp sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày nhanh chóng nhưng lại không góp phần gây ra tình trạng dư thừa calo dẫn đến tăng cân. Chúng bao gồm:
- Salad
- Sinh tố
- Canh rau, súp
- Rau xanh hấp/luộc.
4. Bị cào ruột phải làm sao? Uống nhiều nước
Để giảm thiểu nguy cơ cồn cào ruột, bạn hãy tạo thành thói quen uống nước suốt cả ngày, tốt nhất là cần uống khoảng 8 ly nước lọc đầy mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các món uống lợi tiểu, bao gồm trà và cà phê bởi chúng có thể gây mất nước.
5. Ngủ đủ giấc để chữa bụng cồn cào
Bạn nên đẩy lùi cảm giác thèm ăn do thiếu ngủ khiến tình trạng cồn cào ruột xuất hiện bằng cách thiết lập thói quen lên giường đúng giờ và luôn thức dậy vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Ngoài ra, giấc ngủ của bạn nên kéo dài từ 7 – 9 giờ mỗi đêm nhằm đảm bảo ngủ đủ giấc. Hơn nữa, việc không thức khuya sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị xót ruột hay bụng cồn cào về đêm.
6. Bị cồn cào ruột phải làm sao? Ăn chậm nhai kỹ
Để tránh bị cồn ruột, khi dùng bữa, bạn hãy tập trung vào việc thưởng thức hương vị và kết cấu của món ăn cũng như nhai kỹ. Ngoài ra, bạn không nên vừa ăn vừa xem phim hoặc đọc sách, chơi game. Bởi vì thói quen này sẽ khiến dạ dày làm việc kém hiệu quả làm cho thức ăn khó tiêu hóa và gây ra các vấn đề sức khỏe khác chứ không chỉ mỗi triệu chứng cồn cào bụng.
7. Đánh lạc hướng
Bạn có thể cố gắng phớt lờ cơn cồn cào ruột gan nếu chúng không thật sự xuất hiện từ nhu cầu thực phẩm. Một vài biện pháp đánh lạc hướng cảm giác này bao gồm:
- Đọc sách
- Khiêu vũ
- Làm việc
- Tập thể dục
- Trò chuyện cùng mọi người.
Bạn có thể xem thêm:
Bạn có biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?Khi nào nên đến bác sĩ?
Triệu chứng cồn cào ruột hay bị xót ruột thường là một phản ứng bình thường báo hiệu dạ dày đang trống. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến việc đi khám nếu cảm giác bụng cồn cào vẫn còn sau bữa ăn, dường chưa bao giờ thấy no và đi kèm với các tình trạng sau:
- Đuối sức
- Đau đầu
- Khó thở
- Táo bón
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Sút cân đột ngột
- Ngủ không ngon.
Bạn có thể xem thêm:
Nguyên nhân đau thượng vị: 10 lý do đau thượng vị bạn nên khám ngayViệc bị cào ruột, xót ruột hoặc bụng cồn cào như đói là cảm giác không mấy dễ chịu. Đôi khi, tình trạng này là đến từ thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh của chúng ta. Vì vậy, bạn nên thay đổi và duy trì lối sống có lợi cho sức khỏe như ăn đủ chất, ăn chậm nhai kỹ, không thức khuya… để cải thiện tình trạng cồn cào ruột hiệu quả hơn nhé!
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Cách đỡ Xót Ruột
-
Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Xót Ruột - Hotchland Nutrition
-
Nguyên Nhân Gây ợ Hơi Xót Ruột Và Cách Xử Lý An Toàn Hiệu Quả
-
Xót Ruột Là Bệnh Gì? Nên Làm Gì Khi Bị Xót Ruột? - Việt Nam Forestry
-
Bật Mí Cách Chữa Cồn Ruột Buồn Nôn Nhanh Chóng Tại Nhà
-
[Tìm Hiểu] Cách Chữa Bệnh Xót Ruột | Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Ra ...
-
12 Cách Trị đau Dạ Dày đơn Giản Mà Hiệu Quả - VnExpress
-
Xót Ruột Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Bệnh Xót Ruột.
-
Bà Bầu Bị Xót Ruột Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không?
-
Nóng Rát Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | Vinmec
-
Tại Sao Uống Trà Bị Xót Ruột? - Bếp Cô Tấm
-
Những Cách Giảm đau Dạ Dày Khi ăn Cay Hiệu Quả | Medlatec
-
Bị Xót Ruột Liên Tục | Otosaigon
-
10 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Nhanh Bằng Mẹo Ít Người Biết
-
Khắc Phục Chứng Khó Chịu Dạ Dày Vào Buổi Sáng