Bị Cúm A Rồi Có Mắc Lại Không? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của virus cúm A. Thông thường bệnh nhân cúm A thường khỏi sau 1 tuần điều trị. Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến thành viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
TIN LIÊN QUANNhư chúng ta đã biết, Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của virus Cúm A: H1N1, H5N1… Hầu hết bệnh có thể khỏi bằng các loại thuốc cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này. Cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già.
Virus cúm A có thể thay đổi kháng nguyên khi gặp một số điều kiện thuận lợi như người sống gần các loại gia cầm, vật nuôi như gà, lợn. Virus cúm A có thể bị giết chết ở nhiệt độ 56oC trong vòng 3 giờ và 60oC trong 30 phút. Các chất tẩy uế thông thường như formalin, iodine cũng có tác dụng diệt trừ virus trên các bề mặt.
Đường lây truyền bệnh
Đường lây truyền của các loại virus gây bệnh đường hô hấp như SARS, SAR-COV-2, cúm tương đối giống nhau là qua giọt bắn, hạt bụi nước. Bởi vì, giọt bắn dính virus bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng…gây nhiễm virus và mắc bệnh
Bị cúm A rồi có bị lại không?
Đối với các chủng virus cúm nói chung và cúm A nói riêng, người mắc bệnh kể cả sau khi được chữa khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm bệnh. Lý giải cho việc này là vì khả năng miễn dịch của người bệnh đang kém, kể cả khi khỏi bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại.
Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Nếu không được tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm, các chủng cúm mới có thể tấn công và đe dọa sức khỏe của người bệnh bất cứ lúc nào.
Virus cúm A
Cúm A có thể gây nguy hiểm tính mạng
Hầu hết người bệnh mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển th ành ác tính.
- Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
- Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.
- Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.
- Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là gây nên phù não và tổn thương gan (xâm nhập mỡ trong gan) được gọi là hội chứng Reye rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
- Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo triệu chứng lâm sàng của cúm A rất khó phân biệt với một số bệnh lý về đường hô hấp như COVID-19 hay tác nhân từ những loại virus khác. Do đó, khi có các biểu hiện bất thường, người dân cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, làm xét nghiệm tìm nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp và sớm.
Lời khuyên bác sĩ
Nên bổ sung nước hàng ngày để phòng bệnh
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, tùy vào thể trạng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin đặc biệt là vitamin C để hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc, đặc biệt là không được sử dụng aspirin, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe như:
- - Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm lan rộng cho gia đình và cộng đồng
- - Nghỉ ngơi, thư giãn để sức khỏe hồi phục
- - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
- - Uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả nhiều vitamin
- - Cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ăn các ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
- - Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn
- - Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
- - Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn để tránh lây nhiễm.
- Đặc biệt khi cảm thấy cơ thể bất thường, có dấu hiệu bội nhiễm người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
https://suckhoedoisong.vn/bi-cum-a-roi-co-mac-lai-khong-169220723104008633.htm
Thủy Nguyên (Theo suckhoedoisong.vn)
Nguyễn Thanh Thủy
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Cúm A H1n1 Bao Lâu Thì Khỏi
-
Cúm A H1N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Thời Gian ủ Bệnh Của Virus Cúm A/H1N1? - Vinmec
-
Cúm A Lây Qua đường Nào, Bao Lâu Thì Khỏi?
-
Thời Gian ủ Bệnh Của Cúm A Là Bao Lâu? Cách điều Trị Bệnh Như Thế ...
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Cúm A ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
[PDF] Thông Tin Về Bệnh Cúm A (H1N1) - OKC-County Health Department
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Cúm A ở Trẻ: Những điều Ba Mẹ Cần Biết
-
Phải Làm Gì Khi Nghi Ngờ Mắc Cúm A/H1N1?
-
BỆNH CÚM - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Cúm A (H1N1)
-
Sự Khác Nhau Giữa Bệnh Cúm H1N1/09 (bệnh Cúm Lợn) Và Bệnh ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cúm A Và Cách điều Trị