Bí Danh Trong SQL

Bí danh là một phương pháp được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ lập trình, bao gồm SQL. Đây cũng chính là chủ đề của bài viết lần này mà BAC muốn gửi đến bạn đọc. Bạn sẽ học được cách sử dụng bí danh và biết khi nào nên dùng.

1. Bí danh là gì?

Bí danh trong SQL được dùng để đặt một cái tên tạm thời cho một bảng hoặc một cột trong bảng. Bí danh thường được sử dụng để giúp tên cột dễ đọc hơn, một bí danh chỉ tồn tại trong truy vấn đó và được tạo bằng từ khóa AS.

  • Cú pháp bí danh cột

SELECT tên cột AS bí danh

FROM tên bảng;

  • Cú pháp bí danh bảng

SELECT tên một hoặc nhiều cột

FROM tên bảng AS bí danh;

2. Ví dụ bí danh cột

Để thực hiện ví dụ này, bạn cần nhập cơ sở dữ liệu mẫu Northwind vào SQL Server Management Studio. Hãy xem bài viết hướng dẫn ngay dưới đây:

Tham khảo: Hướng dẫn tải và cài đặt dữ liệu mẫu Northwind trong SQL Server Management Studio

Câu lệnh SQL dưới đây sẽ tạo ra hai bí danh, một cho cột CustomerID và một cho cột CompanyName:

SELECT CustomerID AS ID, CompanyName AS Customer

FROM Customers;

Câu lệnh SQL dưới đây sẽ tạo ra hai bí danh một cho cột CompanyName và một cho cột ContactName.

Lưu ý: Bạn cần có thêm dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc vuông nếu tên bí danh có chứa khoảng trắng:

SELECT CompanyName AS Customer, ContactName AS [Contact Person]

FROM Customers;

Câu lệnh dưới đây sẽ tạo ra một cột với bí danh là “Address” lấy dữ liệu từ 4 cột (Address, PostalCode, City và Country):

SELECT CompanyName, Address + ', ' + PostalCode + ' ' + City + ', ' + Country AS Address

FROM Customers;

3. Ví dụ bí danh bảng

Câu lệnh SQL dưới đây sẽ lấy ra tất cả các đơn đặt hàng từ khách hàng có CustomerID=4 (Around the Horn). Chúng ta sẽ dùng 2 bảng Customer và Orders, sau đó, đặt bí danh cho chúng lần lượt là “c” và “o” để giúp câu truy vấn ngắn hơn.

SELECT o.OrderID, o.OrderDate, c.CompanyName

FROM Customers AS c, Orders AS o

WHERE c.CompanyName='Around the Horn' AND c.CustomerID=o.CustomerID;

Dưới đây là câu lệnh SQL tương tự nhưng không sử dụng bí danh:

SELECT Orders.OrderID, Orders.OrderDate, Customers.CompanyName

FROM Customers, Orders

WHERE Customers.CompanyName='Around the Horn' AND Customers.CustomerID=Orders.CustomerID;

Bạn có thể thấy được bí danh đã rút ngắn câu lệnh như thế nào, dưới đây là một số trường hợp mà bí danh có thể rất hữu ích:

  • Có nhiều hơn một bảng tham gia vào truy vấn
  • Nhiều hàm được sử dụng trong truy vấn
  • Các tên cột quá dài hoặc khó đọc
  • Có nhiều hơn hai cột được kết hợp với nhau

Trên đây là những ưu điểm của bí danh trong SQL và cách sử dụng, cú pháp để đặt bí danh cho một cột hoặc một bảng trong cột. Việc vận dụng bí danh mang đến rất nhiều ưu điểm mà người sử dụng nên tận dụng một cách triệt để. Các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá các hàm trong SQL, đừng quên đón xem tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo: https://www.w3schools.com/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Tham khảo chương trình đào tạo:
  • Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
  • Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI

Các bài viết liên quan SQL:

  • 50 Câu hỏi phỏng vấn về SQL thường gặp
  • Các câu hỏi phỏng vấn SQL phổ biến dành cho Business Analyst

Các bài viết liên quan Power BI:

  • Power BI là gì?
  • Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
  • Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI

Các bài viết liên quan:

  • TABLEAU - Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) - click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU - click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau - verion 2019.1 - click vào đây

BAC - Biên soạn và tổng hợp nội dung

Từ khóa » Các Bí Danh Là Gì