Bị Đau Bắp Chân Là Bệnh Gì Và Phải Làm Sao Để Khỏi?
Có thể bạn quan tâm
Bị đau bắp chân khi đi ngủ hoặc khi đi bộ có thể gây cảm giác khó chịu cho người mắc. Rốt cuộc đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Có cách nào để đối phó với nó hay không? Tất cả các thắc mắc này sẽ được bài viết dưới đây giải đáp, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Tóm tắt nội dung:
- Đau bắp chân là bệnh gì?
- Cách xử lý đau bắp chân khi đi bộ tại chỗ
- Bị đau bắp chân khi đi ngủ phải làm sao?
- Hướng xử lý đau bắp chân toàn diện nhờ An Cốt Nam
Đau bắp chân là bệnh gì?
Bắp chân là bộ phận nằm giữa khuỷu chân và gót chân, có cấu tạo chính từ hai bó cơ gastroc và selous. Đau bắp chân là tình trạng không hiếm gặp ở mọi người, thông thường bệnh nhân sẽ cảm nhận được một số các biểu hiện như: Sưng tấy, dưới da xuất hiện các mảng màu hồng nhạt, ngứa ngáy hoặc tê rần, mất sức ở chân.
Đau nhức bắp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chúng bao gồm:
- Cơ bắp chuột rút hoặc bị căng cứng: Đây đều là tình trạng của việc vận động quá sức hoặc vận động sai tư thế. Chúng mang lại cho bạn cảm giác đau rất đột ngột, thậm chí khiến bạn mất thăng bằng ngay lập tức.Tuy nhiên, chuột rút và căng cơ không phải là vấn đề nguy hiểm, chúng thường biến mất nhanh chóng nếu bạn dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.
- Thoát vị đĩa đệm vùng lưng: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu và chèn lên các dây thần kinh xung quanh. Khi tình trạng này diễn ra ở vùng lưng, khả năng đĩa đệm đẻ nén dây thần kinh tọa là rất cao. Kết quả là cơn đau lan xuống hai chân, khiến tình trạng đau bắp chân xảy ra.
- Thoái hóa vùng thắt lưng: Bệnh lý thoái hóa khiến các xương sống bị bào mòn và hình thành nên các gai xương. Các gai xương này có thể chèn ép lên các dây thần kinh, tạo nên những cơn đau chạy dọc từ thắt lưng xuống đến hông, mông, đùi và hai bắp chân. Bệnh lý này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tê nhức kéo dài cho hai chi dưới, khiến người bệnh di chuyển gặp nhiều khó khăn.
- Đau dây thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa cũng là nguyên nhân của đau bắp chân. Các dây thần kinh tọa nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, nó điều khiến các bó cơ ở tứ chi, đặc biệt là vùng bắp chân. Chính vì vậy mà khi dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh ngay lập tức cảm thấy đau đớn khó chịu ở hai chi dưới, trải dài từ bắp chuối chân và hai bàn chân.
- Viêm gân gót chân Achilles: Gân Achilles là gân kết nối gastroc và selous với nhau. Chính vì vậy, khi nó bị tổn thương do vận động quá sức dẫn đến viêm sưng thì khu vực bắp chân cũng sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Cách xử lý đau bắp chân khi đi bộ tại chỗ
Đôi khi, các cơn đau nhức bắp chân “tấn công” đột ngột trong lúc bạn đang đi bộ, không có bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào cả. Vậy bạn cần làm gì để đối phó với nó? Hãy tham khảo một số các mẹo vặt dùng tại chỗ dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi chắc chắn luôn là điều đầu tiên bạn nghĩ đến. Việc ngồi xuống nghỉ ngơi sẽ giúp bắp chân được thư giãn, thả lỏng và giúp lưu thông máu được cải thiện đáng kể, nhờ đó mà tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm phần nào.
- Nâng cao chân: Động tác này có khả năng giúp cải thiện cảm giác đau nhức và vấn đề sưng tấy của bắp chân nhờ vào việc kích thích lưu thông đường huyết và kéo dãn các cơ. Để thực hiện biện pháp này, trước tiên bạn cần ổn định vị trí ngồi trên ghế, sau đó từ từ giơ chân lên, cố gắng nâng cao trên hông. Bạn lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần, cơn đau bắp chân sẽ suy giảm đáng kể.
- Biện pháp nén: Biện pháp này giúp thúc đẩy lưu thông máu đồng thời giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê rần khó chịu của khu vực bắp chuối chân. Để thực hiện phương pháp nén, bạn sẽ cần dùng đến tất chân. Bạn quấn tất chân xung quanh vùng bị đau, quấn càng chặt thì áp lực tạo ra sẽ càng lớn. Bạn giữ nguyên như vậy trong khoảng 10 giây rồi sau đó lặp lại khoảng 5 lần, cảm giác khó chịu sẽ được cải thiện.
Không chỉ bị dày vò bởi các cơn đau bắp chân, nhiều người còn gặp phải tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Bạn đã biết cách đối phó với triệu chứng khó chịu này hay chưa? Tham khảo trong bài viết liên quan để hiểu thêm về tình trạng này nhé!
Bị đau bắp chân khi đi ngủ phải làm sao?
Nếu bạn thường bị đau nhức bắp chân khi đi ngủ, hãy thử áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ: Nước là một phần rất quan trọng, nó giúp các cơ hoạt động trơn tru hơn đồng thời hỗ trợ lưu thông khí huyết. Để giảm nguy cơ bị đau bắp chân trong khi ngủ, bạn có thể uống một ly nước ấm trước đó khoảng 30 phút. Lưu ý là không nên uống quá nhiều vì nó sẽ khiến bụng bạn khó chịu.
- Bài tập kéo dãn chân: Các bài tập kéo dãn và căng cơ có thể giúp thư giãn và loại bỏ áp lực lên bắp chân của bạn. Mỗi ngày, bạn nên tập trong khoảng 20 phút đến 30 phút.
- Tránh tư thế ngủ gác chân lên nhau: Đây có thể là tư thế yêu thích của nhiều người nhưng thực tế nó không tốt chút nào. Việc gác hai chân lên nhau sẽ gây mỏi đồng thời cản trở lưu thông máu. Vì vậy, bạn tuyệt đối nên tránh tư thế này nếu không muốn bị đau bắp chân, thay vào đó bạn có thể gác hai chân lên một chiếc gối mềm để thư giãn hoàn toàn cơ thể.
- Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau của bạn quá khó chịu, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn. Ví dụ: Ibuprofen, aspirin, acetaminophen,…Tuy nhiên, bạn đừng phụ thuộc quá nhiều và lạm dụng thuốc, bởi vì về lâu dài chúng có thể gây tác dụng phụ.
Hướng xử lý đau bắp chân toàn diện nhờ An Cốt Nam
Nếu các mẹo vặt không có nhiều tác dụng với bạn, trong khi đó bạn lại sợ việc sử dụng thuốc Tây y, thì An Cốt Nam chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Bài thuốc An Cốt Nam có xuất xứ từ phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, với một lộ trình bao gồm thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và VCD hướng dẫn các bài tập tại nhà. Nó là giải pháp hiệu quả cho một loạt các vấn đề xương khớp như đau lưng, gai cột sống, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,…Chúng đều là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bắp chân.
Thuốc uống của An Cốt Nam là sự kết hợp của rất nhiều các dược liệu Đông y quý giá, có tác dụng kháng viêm, đào thải độc tố, hoạt huyết, bào mòn gai xương và bồi bổ gân cốt, ví dụ như: Trư lũng thảo, sâm Ngọc Linh, bí kỳ nam,…
Trong khi đó, cao dán An Cốt Nam có thành phần chủ yếu từ quế chi, địa liền, đại hồi,…với công dụng giảm đau nhanh chóng. Thiết kế của cao dán cũng rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần loại bỏ lớp vỏ ni lông rồi đắp trực tiếp lên khu vực đau nhức là được.
Song song với dùng thuốc uống và cao dán, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường còn cung cấp cho bạn VCD hướng dẫn tập luyện và các bài vật lý trị liệu. Riêng với vật lý trị liệu, bạn còn được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp hỗ trợ trực tiếp tại phòng khám.
Có thể nói, bài thuốc An Cốt Nam chính là một giải pháp tuyệt vời cho các bệnh nhân đau bắp chân bởi hiệu quả nhanh chóng và giá thành phù hợp. Hiện nay, một lộ trình An Cốt Nam có giá chỉ 1 triệu 2 trăm nghìn VNĐ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề đau bắp chân. Bệnh lý xương khớp có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày, vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đau nhức tại bất kỳ vị trí nào.
Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Bài viết liên quan:
Hội Chứng Thắt Lưng Hông Là Gì? Chẩn Đoán Và Điều Trị Hiệu Quả Đau cách hồi là gì? Biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị Địa Chỉ Chữa Đau Thần Kinh Tọa Tại Đà Nẵng, Hà Nội và TPHCM Tốt Nhất Bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì nhanh khỏi? Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh gì và cách điều trịTừ khóa » đau Má Ngoài Bắp Chân
-
Nguyên Nhân đau Cơ Bắp Chân | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Đau Bắp Chân Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Triệu Chứng đau Bắp Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Bắp Chân Khi đi Lại, Có Phải Mắc Bệnh động Mạch? | Vinmec
-
Đau Nhức Bắp Chân Về đêm - Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Cần Lưu ý
-
Nguyên Nhân đau Bắp Chân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Nhức Bắp Chân Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Khớp? - Hànộimới
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Đau Cơ Bắp Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
Đau Nhức Xương Tăng Trưởng ở Trẻ
-
Đau Nhức Cơ Bắp Chân Và Cách Khắc Phục
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Cách Phòng Ngừa Căng Cơ đùi | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Đau đùi Dị Cảm – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biện Pháp điều Trị Hiệu ...
-
Bị đau đùi Trên Nguyên Nhân Do đâu? - GHV Bone
-
5 Bước Diện Chẩn Viêm Thần Kinh Bắp Chân