Bị đau Khớp đầu Gối Nên Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi ?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?
Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?
Đặt lịch
Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat… là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì. Tuy nhiên, để bệnh nhanh được chữa khỏi, bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân.
I/ Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?
Để điều trị đau khớp gối bằng thuốc tây, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng 2 nhóm thuốc, bao gồm: Thuốc không cần kê toa và thuốc bắt buộc phải kê toa. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng để chữa trị đau khớp gối:
1. Nhóm thuốc không cần kê toa
Trong nhóm thuốc này, những loại thuốc thường được sử dụng là:
*) Các loại thuốc giảm đau:
Paracetamol
Đây là một loại thuốc giảm đau, được dùng để làm giảm các cơn đau do bệnh đau khớp gối gây ra. Liều dùng thông thường của người trưởng thành là 1g/lần và 4g/ngày. Cũng giống như các loại thuốc khác, Paracetamol có thể gây ra các tác dụng như: Buồn nôn, sốt, khó thở, nổi mẩn ngứa, vàng da, chán ăn… D
Thêm vào đó, tuyệt đối không dùng loại thuốc này đối với những trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, bị suy tế bào gan; những người thiếu máu nhiều lần, mắc các bệnh lý về tim phổi, thận, gan; người thiếu hụt men G6PD.
Tylenol
Cũng giống như Paracetamol, Tylenol cũng có tác dụng giảm đau. Nó thường được chỉ định để giảm đau nhanh các biểu hiện sốt, đau nhức đầu, đau tai, đau do cảm cúm.
Với những người bị đau khớp gối, thuốc cũng sẽ khắc phục bớt các triệu chứng cho bệnh nhân. Lần dùng trước nên cách lần dùng sau 4 tiếng đồng hồ và không được dùng quá 4g/ngày.
*) Các loại thuốc kháng viêm NSAID:
Bên cạnh các loại thuốc giảm đau, những loại thuốc kháng viêm NSAID cũng sẽ được chỉ định để khắc phục các triệu chứng của bệnh đau khớp gối. Những loại thuốc được chỉ định sử dụng bao gồm:
Aleve
Aleve có thành phần hoạt chất chính là Naproxen, loại thuốc này cũng được chỉ định để giảm đau, điều trị dài hạn các biểu hiện mạn tính các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp mạn tính, viêm cứng khớp sống…
Tùy vào từng trường hợp mà liều lượng sử dụng của nó sẽ được quy định ở những mức khác nhau. Nhưng liều dùng không được quá 1357mg/ngày. Thêm vào đó, trước khi điều trị bằng Aleve, thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Ibuprofen
Ibuprofen khi được sử dụng ở liều cao (>1200mg), nó lại có tác dụng điều trị dài hạn các biểu hiện bệnh xương khớp, thấp khớp mạn tính như viêm cột sống dính khớp, khớp đau và bất động, viêm đa khớp dạng thấp. Nếu còn băn khoăn chưa biết thuốc gì chữa đau khớp gối thì Ibuprofen chính là một câu trả lời.
Trong quá trình điều trị bằng Ibuprofen, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề không mong muốn như: Khó tiêu, buồn nôn, đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột, ít khi bị phản ứng trên da, có thể xuất hiện cơn hen, đau đầu, chóng mặt…
→Xem thêm: Đau khớp gối có đi bộ được không? – Giải đáp thắc mắc
2. Nhóm thuốc kê toa chữa đau khớp gối
Nếu như ở nhóm thuốc không cần kê toa, bệnh nhân có thể chủ động sử dụng để chữa bệnh thì với nhóm thuốc này, nhất thiết cần đến sự kê toa của bác sĩ. Nếu còn đang băn khoăn đau khớp nối nên uống thuốc gì thì hãy tham khảo một số loại thuốc sau đây:
Thuốc kháng viêm steroid Corticoid
Corticoid hay glucocorticoid là một nhóm thuốc có gốc steroid với khả năng kháng viêm mạnh. Ngoài ra, nó còn được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Do đó, nó được chỉ định để điều trị nhiều bệnh lý như viêm cơ, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, các bệnh về mắt, hệ tiêu hóa, bệnh ngoài da…
Nếu dùng thuốc không đúng cách hoặc không đúng liều lượng, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như:
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Loãng xương
- Gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng
- Tăng nguy cơ bị đái tháo đường
- Gây huyết áp cao…
Để hạn chế gặp phải những vấn đề trên, bệnh nhân cần chú ý và thực hiện theo một số điều như sau:
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
- Các trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc, người đã từng bị đái tháo đường, viêm loét dạ dày – tá tràng, cao huyết áp, những người bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm toàn thân… không được điều trị bằng glucocorticoid.
- Với những phụ nữ đang mang thai và cho con bú, đối tượng dùng thuốc là trẻ nhỏ và người già, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Glucosamin sulfat
Thành phần hoạt chất chính của loại thuốc này là glucosamin sulfat có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Glucosamin sulfat được chỉ định cho tất cả các trường hợp bị thoái hóa xương khớp, thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.
Không giống như các loại thuốc trên, Glucosamin sulfat it khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không dùng thuốc nếu bị dị ứng với glucosamin sulfat hoặc các thành phần khác của thuốc.
- Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, trong quá trình điều trị cần phải có sự theo dõi của bác sĩ.
- Không lạm dụng, chỉ dùng thuốc Glucosamin sulfat theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định.
Thuốc ức chế chọn lọc COX-2
Tương tự như Glucosamin sulfat, các loại thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như Dolosid, Agietoxib, Nimsine, Dologesid cũng có tính kháng viêm mạnh. Nó được chỉ định để làm giảm các cơn đau ở những người bị viêm khớp cấp tính và dài hạn. Vì thế, nếu chưa biết bị đau khớp gối uống thuốc gì thì những loại thuốc ức chế chọn lọc COX-2 là một sự lựa chọn đúng đắn.
II/ Một vài lưu ý khi bị đau khớp gối
Đau khớp gối nên uống thuốc gì thì chúng ta đã có câu trả lời. Tuy nhiên bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, để các triệu chứng bệnh mau chóng được khắc phục, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không vận động quá mạnh khi bị đau khớp gối, chỉ nên đi lại hoặc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng.
- Bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm kháng viêm như cá biểu, các thực phẩm giàu canxi, vitamin, các loại thảo dược, gia vị…
- Tránh ăn những đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo nhiều đạm và các chất kích thích.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định. Bởi việc tăng cân quá nhanh có thể làm tăng áp lực của đầu gối, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Nên tập luyện các bài tập vật lý trị liệu để khôi phục chức năng vận động khớp, tránh tình trạng teo cơ, mất chức năng vận động.
Trên đây là các loại thuốc chữa đau khớp gối được dùng phổ biến. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết đau khớp gối dùng thuốc gì thì có thể tham khảo những thông tin trên đây để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Vì bất cứ loại thuốc tây nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ cho bản thân, do đó hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 9 bài tập yoga chữa đau khớp gối ai cũng làm được
- Đau khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giúp ích cho việc điều trị?
Từ khóa » đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì
-
ĐAU KHỚP GỐI Nguyên Nhân Do Đâu, Cách Điều Trị Hiệu Quả ...
-
Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì Và Cần Lưu ý Gì? - Phòng Khám ACC
-
Các Thuốc Giảm đau Khớp Gối Thường Dùng | Vinmec
-
Điều Trị Viêm Khớp Gối: Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì? - Hello Bacsi
-
Đau Khớp Gối: Nguyên Nhân Và Cách Hỗ Trợ Trị đau Tại Nhà
-
5 Loại Thuốc Chữa đau Khớp Gối Của Nhật được đánh Giá Cao
-
Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi? - Dược Phẩm Tâm Bình
-
Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì? TOP 11 Thuốc Điều Trị Hiệu Quả ...
-
Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì? 5 Cây Thuốc Trị đau Tốt Nhất
-
10 Thuốc Trị Viêm Đau Khớp Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [Đã Kiểm ...
-
Một Số Lưu ý Khi Dùng Thuốc Trị Viêm Khớp Gối
-
Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Những Loại Thuốc Trị đau Khớp Gối Phổ ...
-
Đau đầu Gối Nên Uống Thuốc Gì?
-
Viêm Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối
-
Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Cần Uống Thuốc Gì? - Khương Thảo Đan
-
Bạn Có Biết Thoái Hóa Khớp Gối Uống Thuốc Gì? | BvNTP
-
Tổng Hợp 12 Thuốc Thoái Hóa Khớp Giảm Đau Nhanh Tốt Nhất ...