Bị đau Lưng Dưới Gần Mông ở Nữ Giới Có Nguyên Nhân Do đâu?

1. Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới do những nguyên nhân gì?

Theo thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp và cơ nhiều hơn so với nam giới, nguyên nhân rất đa dạng song có liên quan đến giới tính như: áp lực thai khi mang thai, thói quen ít vận động và thể thao, ăn uống thiếu Canxi,...

 Nữ giới thường bị đau vùng lưng dưới gần mông

Nữ giới thường bị đau vùng lưng dưới gần mông

Trong đó, những cơn đau lưng dưới gần mông khá phổ biến, gây nhức mỏi, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu cơn đau xảy ra do lao động quá sức hoặc sai tư thế thường không kéo dài, chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên nếu bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới kéo dài, không đỡ khi nghỉ ngơi thì có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc tổn thương phức tạp hơn như:

1.1. Do bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa gây ra tình trạng đau bụng, đau vùng lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng điển hình khác như: ra nhiều khí hư, khí hư bất thường, ngứa rát vùng âm đạo, vùng kín có mùi hôi,... Người bệnh cần đi khám phụ khoa để được tư vấn điều trị dứt điểm.

Cẩn thận đau lưng dưới gần mông do bệnh phụ khoa

Cẩn thận đau lưng dưới gần mông do bệnh phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở chị em phụ nữ và dễ tái phát do đường niệu đạo ngắn, nhiều chị em chưa biết cách giữ vệ sinh và chăm sóc vùng kín tốt. Do đó cần đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan khiến bệnh kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

1.2. Do ảnh hưởng của thai kỳ

Hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ đều gặp phải triệu chứng nhức mỏi xương khớp vùng lưng, trong đó có những cơn đau lưng dưới gần mông. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi và tử cung gây áp lực lớn lên cột sống và rễ thần kinh, cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khu vực này. Từ đó, các mô cơ và xương có thể bị thiếu máu, tổn thương dẫn đến đau nhức khó chịu.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh do ảnh hưởng của quá trình gây tê tủy sống hoặc áp lực khi dây chằng bị kéo dãn khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới gần mông hoặc hai bên gần xương cụt.

1.3. Do các bệnh lý khác

Ngoài hai nguyên nhân phổ biến trên, có nhiều trường hợp đau lưng dưới gần mông kéo dài liên quan đến những bệnh lý như thoát vị đãi đệm vùng mông, bệnh lý về thận. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng đi kèm cùng với đặc điểm cơn đau để chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý như:

Đau lưng dưới kéo dài có thể do bệnh xương cột sống

Đau lưng dưới kéo dài có thể do bệnh xương cột sống

Đau lưng dưới gần mông do thoát vị điã đệm: đi kèm với đau lưng âm ỉ, cơn đau lan khắp vùng hông, mông, đùi, gây tê bì chân.

Đau lưng dưới gần mông do bệnh về thận: đi kèm với triệu chứng sốt, buồn nôn, nước tiểu đổi màu,...

1.4. Liên quan đến yếu tố nghề nghiệp

Cơn đau lưng dưới gần mông thường xảy ra ở một số đối tượng có đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu một tư thế, ít vận động thể thao như: làm việc văn phòng, thợ may, bán hàng, lễ tân,... Do tính chất công việc này mà tuần hoàn máu vùng thắt lưng cột sống đến các chi kém đi, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu và từ đó gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Để chẩn đoán nguyên nhân bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm triệu chứng, thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác. Chẩn đoán nguyên nhân là phần quan trọng để có biện pháp điều trị triệt để, hiệu quả, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn, không bị cơn đau kéo dài.

2. Cách khắc phục và phòng ngừa chứng đau lưng dưới gần mông ở nữ giới

Nếu chứng đau lưng dưới gần mông không liên quan đến bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể tự cải thiện bệnh tại nhà bằng các biện pháp nghỉ ngơi, chăm sóc hoặc thể thao. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, có thể dùng đến thuốc giảm đau nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 Đau lưng dưới gần mông thông thường sẽ giảm khi nghỉ ngơi

Đau lưng dưới gần mông thông thường sẽ giảm khi nghỉ ngơi

Dưới đây là các biện pháp tự chăm sóc và điều trị để giảm đau lưng dưới gần mông tại nhà, các bệnh nhân đang điều trị y tế cũng cần thực hiện để tăng hiệu quả điều trị.

2.1. Tăng cường giải phóng hormone Endorphin

Hormone Endorphin là loại hormone tự nhiên được cơ thể sản xuất nhằm ngăn chặn tín hiệu đau, do đó cũng giúp giảm lo lắng, cải thiện những cơn đau lưng dưới gần mông. Các hoạt động giúp cơ thể giải phóng Endorphin nhiều hơn, giúp bạn quên đi những cơn đau bao gồm: xoa bóp, massage, thiền định, tập thể dục thích hợp.

2.2. Chườm nhiệt

Chườm nhiệt lạnh hoặc nóng đều là những biện pháp hiệu quả để giảm nhanh cơn đau lưng dưới gần mông. Trong đó:

Chườm lạnh: Có tác dụng giảm đau lưng dưới gần mông, nhất là có liên quan đến viêm nhiễm. Tuy nhiên cần bọc đá hoặc nước lạnh trong khăn vải mỏng để tránh gây bỏng lạnh cho da.

Chườm nóng: có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm đau hiệu quả. Với bệnh nhân bị đau lưng dưới gần mông, nên tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, ngoài ra có thể dùng đệm chườm nóng hàng ngày nhằm cải thiện cơn đau.

2.3. Tập thể dục

Các cơ vùng lưng và bụng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giảm áp lực cho cột sống thắt lưng. Người bị đau lưng dưới gần mông thường gặp vấn đề liên quan đến cột sống thắt lưng, do đó tập thể dục để tăng cường sức mạnh các cơ này là biện pháp tốt cho người bệnh.

Các chuyên gia khuyên rằng, nên luyện tập hàng ngày 20 - 30 phút với các bài tập phù hợp nhằm tăng sức mạnh cơ bụng - lưng. Các bài tập điển hình đem lại hiệu quả cải thiện cơn đau lưng dưới gần mông bao gồm:

Tập thể dục giúp giảm đau lưng dưới ở nữ giới

Tập thể dục giúp giảm đau lưng dưới ở nữ giới

Bài tập căng cơ lưng: Ở bài tập này, người tập nằm ngửa, kéo đầu gối về gần ngực, đồng thực gập đầu về phía trước. Giữ tư thế này để làm căng cơ ở lưng giữa và lưng dưới.

Bài tập căng cơ hình lê: Ở bài tập này, người tập nằm ngửa, đầu gối cong, hai gót chân đặt trên sàn nhà. Chân này bắt chéo lên chân kia, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu gối cao về gần ngực. Ở tư thế này, bạn sẽ cảm thấy cơ lưng - mông căng ra.

Với những biện pháp trên, bạn có thể tự cải thiện triệu chứng khi bị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ. Nếu triệu chứng vẫn xảy ra và có xu hướng nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ bởi có thể nguyên nhân do bệnh lý phức tạp cần điều trị.

Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn.

Từ khóa » đau Rát Mông Khi Nằm