Bị Đau Nhói Ở Hậu Môn Là Bệnh Gì? - Bác Sĩ Chuyên Khoa Chia Sẻ
Có thể bạn quan tâm
Bị đau nhói ở hậu môn là bệnh gì? Đau, nhói là tín hiệu của cơ thể đang bị tổn thương. So với với đau bụng, đau lưng,đau đầu…đau hậu môn gây ra nhiều bất tiện và ám ảnh kinh hoàng hơn. Lúc này, bạn có thể đang mắc một bệnh lý hậu môn – trực tràng nào đó. Cách chẩn đoán chính xác nhất là thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.
Danh mục
- Bị đau nhói ở hậu môn là bệnh gì?
- Bị đau nhói hậu môn khi nào?
- Bị đau nhói hậu môn khi nào cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
- Điều trị dứt điểm tình trạng bị đau nhói hậu môn như thế nào?
Bị đau nhói ở hậu môn là bệnh gì?
Đau hậu môn có tương đối nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cảm giác đau, vị trí đau sẽ khác nhau. Nếu bị đau nhói ở hậu môn sau 24 giờ không giảm, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm. Đau hậu môn kéo dài trên 2 tuần bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu tiếp tục kéo dài vài tháng có thể liên quan đến các bệnh ác tính, đe dọa đến tính mạng.
Bị đau nhói ở hậu môn là bệnh gì?
Hậu môn bị đau nhói có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hậu môn – trực tràng như:
- Bệnh trĩ
Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhói ở hậu môn là do các búi trĩ hình thành gây vướng víu quanh hậu môn. Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đau rát và chảy máu khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ có 2 dạng, gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu như trĩ ngoại ngay giai đoạn đầu bạn đã có thể nhìn thấy búi trĩ xung quanh đường lược hậu môn. Ngược lại, đối với trĩ nội cấp độ 1 và 2 các búi trĩ vẫn nằm phía trong hậu môn gây vướng víu nhẹ. Trĩ nội cấp độ 3 và 4 các búi trĩ bị sa ra ngoài có thể bị vỡ gây chảy máu, viêm loét hoại tử hậu môn.
Ngoài ra, khi người bệnh gặp cả trĩ nội và trĩ ngoại, các búi trĩ đan chồng chéo lên nhau. Trường hợp này gọi là trĩ hỗn hợp và quá trình điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Bệnh trĩ giai đoạn đầu sẽ gây đau hậu môn, càng về sau mức độ đau càng dữ dội và kèm chảy máu, nguy cơ cao gây nhiễm trùng hậu môn, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.
- Nứt hậu môn
Những cơn đau nhói, rát hậu môn có thể xuất phát từ việc nứt hậu môn. Nứt hậu môn thường gặp ở những người bị táo bón thường xuyên, khối phân cứng và lớn làm rách hậu môn. Cảm giác đau đột ngột như dao cắt khi đi đại tiện, thậm chí cơn đau còn có thể kéo dài nhiều giờ sau đó.
Người bị nứt kẽ hậu môn nếu trì hoãn việc điều trị tình trạng đau nhói hậu môn sẽ ngày càng gia tăng, có thể khiến bệnh nhân sợ đi đại tiện. Ngoài ra nứt kẽ hậu môn có nguy cơ gây nhiễm trùng cấp tình hậu môn, hoại tử hậu môn, nếu không điều trị kịp thời.
- Dò cạnh hậu môn
Dò cạnh hậu môn nguyên nhân gây ra do nhiễm trùng tạo nên đường hầm nối giữa trực tràng hay ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Tình trạng tắc nghẽn đường hầm này tạo thành ổ áp xe bên trong đường hầm gây đau đớn.
- Áp xe vùng hậu môn
Áp xe hậu môn thường là biến chứng của bệnh trĩ do hậu môn bị nhiễm trùng cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau nhức dữ dội, cấp độ ngày càng tăng theo thời gian. Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt, đổ mồ hôi kèm theo.
- Nhiễm nấm
Nếu người bệnh bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện tình trạng đau kéo dài vùng quanh hậu môn. Tuy nhiên mức độ đau vừa phải, nhẹ hơn so với bệnh trĩ hay áp xe hậu môn.
- Ung thư hậu môn
Bệnh ung thư hậu môn thường gây ra do việc quan hệ tình dục không an toàn, khiến các loại virus HPV tấn công. Ung thư thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ vùng hậu môn trực tràng sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Đau âm ỉ kéo dài, mức độ đau tăng dần qua nhiều tháng, năm.
- Co thắt cơ vùng sàn chậu: Gây cơn đau xé, nhanh và chóng khỏi.
- Bệnh trực tràng lây qua đường tình dục như : Lậu, herpes, chlamydia.
- Bệnh da như vẩy nến hay viêm da: cũng có thể gây nên cảm giác ngứa hay rát.
Bị đau nhói hậu môn khi nào?
Một bệnh lý sẽ có những biểu hiện khác nhau về vị trí, thời gian, mức độ, cụ thể như:
- Bị đau ở hậu môn khi đi đại tiện: Thường do nứt hay rách niêm mạc hậu môn.
- Đau hậu môn khi lau chùi: Do bệnh lý viêm da quanh hậu môn hay nhiễm nấm.
- Đau liên tục, lúc âm ỉ lúc dữ dội không liên quan đến đi cầu: Có thể do áp xe hay do nhiễm trùng, rò cạnh hậu môn hoặc do huyết khối xuất hiện ở búi trĩ, ung thư vùng trực tràng.
- Đau dữ dội khiến bệnh nhân không thể ngồi được: Do áp xe, co thắt cơ hoặc ung thư hậu môn.
Bị đau nhói hậu môn khi nào cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
Bị đau nhói ở hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đều là cảnh báo bệnh lý. Các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng vốn dĩ không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị bệnh có thể chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là gây ung thư.
Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi thấy triệu chứng đau nhói hậu môn, cần đi kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu bạn bị đau hậu môn kèm một số triệu chứng dưới đây, cần lập tức đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay:
- Cơn đau kéo dài nhiều ngày, mức độ đau càng ngày càng tăng
- Đau lây lan sang các vùng lân cận hậu môn – trực tràng
- Đau hậu môn kèm chảy máu, lượng máu chảy càng ngày càng nhiều
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
- Bị sốt, hậu môn sưng tấy
- Sờ và nhìn thấy các khối u, cục thịt ở ngoài hậu môn
- Tự điều trị và chăm sóc tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm
Có thể bạn quan tâm
Điều trị dứt điểm tình trạng bị đau nhói hậu môn như thế nào?
Các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng như: trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn… không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Để việc điều trị hiệu quả người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Ở Hà Nội, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang là đơn vị y tế chuyên điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng được giới chuyên gia đánh giá cao và đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Bác sĩ đang chịu trách nhiệm thăm khám và điều trị bệnh hậu môn trực tràng là 2 bác sĩ chính gồm:
- Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chuyên ngoại tiêu hóa – Nguyên PGĐ bệnh viện y học cổ truyền – Nguyên trưởng khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. Bác Tùng với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực hậu môn trực tràng, vì thế ông được nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng tuyệt đối từ các bệnh nhân.
- Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế chuyên ngoại tổng hợp, bác sĩ với hơn 40 năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, đã tham gia thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật cắt trĩ khó và thành công.
Khi đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thăm khám.
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau. Kiểm tra trực tiếp trực tràng bằng tay để chẩn đoán hội chứng cơ nâng hậu môn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau và rất khó chịu.
Khi khám lâm sàng thấy các biểu hiện bất thường bác sĩ sẽ chỉ định những kiểm tra và xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Sau Khi có kết quả chẩn đoán bệnh, tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị ưu tiên sẽ là điều trị nội khoa sử dụng thuốc. Những trường hợp bệnh nặng, có biến chứng bác sĩ cần phải chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị.
Hiện nay các bác sĩ phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Động đang áp dụng phương pháp hiện đại 4.0 vào điều trị. Phương pháp là sự kết hợp giữa vật lý bước sóng ngắn cắt tế bào vi mô với hệ thống máy tính kiểm soát quá trình thực hiện. Phương pháp đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế các sai sót và hiệu quả điều trị bệnh cao không để lại di chứng.
Song song với việc điều trị, người bệnh cũng nên có những phương pháp chăm sóc hồi phục sớm, hạn chế nguy cơ tái phát.
Một số phương pháp làm giảm bớt sự khó chịu cơn đau do bệnh trĩ:
- Ngồi trong bồn nước nóng 20 phút vài lần trong ngày
- Sử dụng các biện pháp điều trị trĩ không cần kê đơn
- Dùng chất làm mềm phân và bổ sung chất xơ để giảm bớt đau khi đi tiêu.
Những phương pháp chăm sóc tại nhà thúc đẩy việc lành các vết nứt hậu môn:
- Ngồi trong bồn nước nóng 20 phút, 3 lần một ngày để giảm đau và giúp lành bệnh;
- Ăn nhiều chất xơ để đi tiểu ít đau hơn
- Bôi kem hydrocortisone hay gây tê tại chỗ để giảm đau.
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát:
- Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp bạn đi phân mềm và gây ra ít chấn thương ở hậu môn.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, gia tăng áp lực cho hậu môn gây bệnh trĩ
- Không quan hệ bừa bãi, không an toàn để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bị đau nhói ở hậu môn là bệnh gì? Hi vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc của bản thân. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, miễn phí.
Đánh giá bài viếtLưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Thẻ: Apxe hậu môn, Bệnh trĩ, Hậu môn trực tràng, Rò hậu môn,- Share on Facebook
- Share on Twitter
- Share on Google+
- Share on Reddit
- Share on Pinterest
- Share on Linkedin
Từ khóa » Hậu Môn đau Nhói
-
[ Giải Đáp ] Hiện Tượng đau Nhói Hậu Môn Là Bệnh Gì ?
-
Đau Hậu Môn Có Phải Bị Trĩ? | Vinmec
-
Thỉnh Thoảng Bị đau Nhói ở Hậu Môn Có Sao Không?
-
Đau Hậu Môn • Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị • Hello Bacsi
-
Triệu Chứng đau Hậu Môn, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Đau Tức Hậu Môn Là Bệnh Gì - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bị đau Nhói ở Hậu Môn Chớ Dại Mà Ngại Thăm Khám - Bệnh Trĩ
-
6 Nguyên Nhân Thường Gặp Gây đau Hậu Môn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Thốn Hậu Môn Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Thế Nào?
-
8 Nguyên Nhân Gây đau Hậu Môn
-
Hội Chứng Cơ Nâng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bị đau Nhói ở Hậu Môn Khi Ngồi: Được Phép Chủ Quan Không?
-
Không Bao Giờ Phải Lo Lắng Về đau Nhói ở Hậu Môn Nữa
-
Đau Hậu Môn - Tuổi Trẻ Online