Bị Deadline "dí" Liên Tục, Gen Z Uống Nước Tăng Lực, Thức Trắng 3 Ngày

Deadline được hiểu là mốc thời gian cần hoàn thành, giao nộp kết quả công việc, học tập. Với nhịp độ học tập căng thẳng và làm việc gấp rút như hiện nay, nhiều bạn trẻ Gen Z cảm thấy e dè, sợ hãi khi nhắc tới deadline.

Gen Z sống trong tình trạng luôn bị deadline "dí"

Bị deadline dí liên tục, Gen Z uống nước tăng lực, thức trắng 3 ngày - 1

(Ảnh minh họa: SDR).

Nghiêm Thị Huệ (nhân viên công ty truyền thông) chia sẻ: "Vì tính chất công việc khá bận rộn nên trung bình mỗi ngày mình dành khoảng 2-3 tiếng làm ngoài giờ để chạy deadline cho kịp tiến độ công việc. Tình trạng đó diễn ra gần như liên tục các ngày trong tuần".

Mặc dù lịch làm việc vô cùng bận rộn, nhưng theo Huệ, việc chạy deadline phần nào mang đến lợi ích cho công việc và giúp cô phát triển năng lực. Để ưu tiên cho công việc, Huệ luôn cố gắng cắt giảm thời gian cho bản thân để kịp chạy tiến độ.

Cô gái trẻ này cho biết trước đây, khi còn là sinh viên năm thứ 2, cô dành gần 60 tiếng, tức gần 3 ngày liên tục để hoàn thành đồ án môn học kỳ 2. Cô kể rằng: "Thậm chí thời gian đó, mình chỉ giải quyết bữa ăn tại chỗ và uống nước tăng lực để tỉnh táo làm việc".

Còn theo Bùi Minh Đức, nhân viên marketing chia sẻ, trung bình khoảng 2-3 ngày anh cần hoàn thành một đầu công việc cụ thể.

"Chạy deadline đã trở thành thói quen vì hầu như nhiệm vụ nào anh cũng đều áp dụng phương pháp "nước đến chân mới nhảy", anh Đức thoải mái nói.

Gen Z - thế hệ quen thuộc với deadline

Bị deadline dí liên tục, Gen Z uống nước tăng lực, thức trắng 3 ngày - 2

Chạy deadline ảnh hưởng tới lương của nhiều nhân viên thuộc Gen Z (Ảnh: BTĐĐL).

Hình ảnh các bạn sinh viên tay xách laptop mọi lúc, mọi nơi, làm việc cho câu lạc bộ mình tham gia hay hoàn thành bài tập không hề xa lạ. Trên mạng xã hội, tại nhiều diễn đàn và group chia sẻ về công việc, rất nhiều bạn trẻ đồng lòng chọn khung giờ 0h-4h sáng là giờ "giờ hoàng đạo" hoàn thành tất cả công việc của mình trong ngày.

Theo một nghiên cứu của nhà tâm lý học Kimberly Key, đồng thời cũng là nhà sáng lập của tổ chức phát triển các vấn đề về gia đình Encompass Work & Family, việc chạy deadline căng thẳng không chỉ giết chết các tế bào não, giảm khả năng sáng tạo và tạo áp lực trong suốt quá trình hoàn thành công việc. Lâu dần, làm việc gấp rút trong thời gian ngắn sẽ tạo thành thói quen, con người sẽ trở nên "nghiện" phong cách làm việc tồn tại nhiều rủi ro đó.

Theo Huệ, nếu dành quá nhiều thời gian vào công việc, bỏ bê chăm sóc bản thân, sức khỏe không đảm bảo thì dù chạy deadline, kết quả làm việc sẽ không hiệu quả, ngược lại còn làm tổn thương đến sức khỏe tinh thần, thể chất. Vì vậy, cô cho rằng việc sắp xếp quy trình, chuẩn bị những khâu cơ bản nhằm tạo tiền đề cho quá trình hoàn thành công việc được thuận lợi hơn cực kỳ quan trọng. Thành quả nhận được là hoàn thành đúng hạn, từ đó lương và thưởng cũng "đúng hạn" theo.

Mặc dù nhận thức được việc chạy deadline gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng làm việc, nhưng theo nữ nhân viên này, cô vẫn phải thường xuyên hoàn thành khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn. Vì trong môi trường việc làm cạnh tranh gay gắt như hiện nay, kết quả công việc vẫn cần được đặt ưu tiên hàng đầu.

Làm cách nào để hoàn thành công việc đúng hạn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe?

Không phải cá nhân nào cũng nhận thức và thực hiện được những cách làm việc đúng đắn. Nhiều bạn trẻ do bản chất công việc, môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt như tài chính, thiết kế hay IT đòi hỏi lượng công việc, kiến thức nạp vào hết sức lớn trong thời gian cố định. Còn các bạn sinh viên, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tham gia vào rất nhiều câu lạc bộ, tổ chức phi chính phủ, công việc để làm đẹp CV, kiếm tiền, nên việc cân bằng thời gian cho công việc và thời gian cho bản thân khá khó khăn.

Theo Nguyễn Hoàng Quỳnh, sinh viên năm 4 ngành marketing tại Đại học Thăng Long, nếu chỉ chăm chăm chạy deadline công việc khi đang còn đi học thì sẽ bào mòn sức khỏe, hơn nữa ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử. Chính vì vậy, cô bạn ưu tiên việc học, bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ mà mình thích, hoặc chọn công việc part-time nhẹ nhàng, nhằm kiểm soát khối lượng đầu việc và thời gian một cách tốt nhất.

"Không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc, hay làm việc quá sức, gây ảnh hưởng xấu đến con đường học tập; nếu kéo dài có thể làm chậm thời gian ra trường, bỏ lỡ dự định tương lai", Quỳnh nói.

Deadline có đang thật sự "giết chết" ngày tháng thanh xuân của chúng ta hay không? Chỉ bạn mới có thể tìm câu trả lời cho riêng mình.

Từ khóa » Hình ảnh Deadline Dí