Bị Dị Ứng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Tốt Nhất? - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Đặt lịch
Không phải ai cũng nắm rõ khi bị dị ứng nên ăn gì để cung cấp dưỡng chất cần thiết và không nên ăn gì để tránh kích ứng da. Trong khi đó chế độ dinh dưỡng hàng ngày có tác động không nhỏ đến việc điều trị. Việc bạn ăn gì hàng ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh hoặc làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân dị ứng có thêm kiến thức để xây dựng chế độ ăn khoa học nhất.
Tầm quan trọng của chế độ ăn với người dị ứng
Tình trạng dị ứng có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân: thời tiết, thức ăn, tiếp xúc với hóa chất… Nếu không điều trị sớm thì những biểu hiện sẽ ngày càng nặng, dễ dẫn đến mãn tính, vừa khó điều trị vừa dễ tái phát.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với việc điều trị bất cứ căn bệnh nào, trong đó có bệnh dị ứng. Do lúc này da bị tổn thương nên chúng ta cần bổ sung dưỡng chất để phục hồi.
Tinh chất của nhiều nguyên liệu có khả năng ức ch phản ứng dị ứng trên da. Hơn nữa cũng cần phải tăng cường sức đề kháng để giúp cho việc điều trị gặp nhiều thuận lợi. Người bệnh cũng nên hạn chế dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng có thể làm bệnh càng thêm nặng.
Những thực phẩm người bị dị ứng nên ăn
Có các loại thực phẩm có thể hỗ trợ khá tốt việc điều trị bệnh mà bệnh nhân nên tăng cường dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Trong các nguyên liệu này có các thành phần có tác dụng khá tốt đến những biểu hiện của bệnh dị ứng. Cụ thể như sau:
1. Rau xanh và hoa quả tươi
Không chỉ trong việc chữa dị ứng mà bất cứ căn bệnh nào thì nhóm thực phẩm này cũng thật sự cần thiết. Việc bổ sung đầy đủ giúp cung cấp vitamin cùng các dưỡng chất thiết yếu nhằm gia tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm ngứa khá hiệu quả.
Đồng thời, cung cấp các dưỡng chất giúp điều trị những tổn thương do bệnh gây ra. Đây là một trong những nhóm thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua. Bạn nên dùng nhiều rau cải xanh, bắp cải, rau má, bưởi, cam…
Tham khảo thêm: Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa
2. Các loại hạt khô
Nếu bạn bị dị ứng hãy tăng cường dùng các loại hạt khô như quả óc chó, hạnh nhân… Các loại hạt này không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà còn tăng cường độ ẩm cho da. Nhờ vậy mà giảm được tình trạng khô da, duy trì lớp dưỡng ẩm tự nhiên, giúp tăng cường khả năng bảo vệ da. Đồng thời cũng nhờ đó mà hạn chế được những cơn ngứa khó chịu do dị ứng gây ra.
3. Các loại cá giàu Omega 3
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên dùng các nhóm cá chứa nhiều Omega 3 trong quá trình điều trị bệnh dị ứng. Bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích… những thực phẩm này giúp chống oxi hóa, hạn chế tình trạng dị ứng khá hiệu quả.
4. Sữa chua
Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà sữa chua còn có tác động tích cực trong việc điều trị bệnh dị ứng. Nhóm thực phẩm giàu probiotic này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng khá hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh nên duy trì sử dụng.
5. Nghệ
Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ, đây là một loại thực phẩm chống dị ứng hiệu quả. Thêm vào các món ăn thường ngày, hoặc thưởng thức những món mới có nhiều nghệ như cà ri, cá kho nghệ, …
6. Hành tây và tỏi
Đây là 2 loại gia vị có chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn ít bị dị ứng hơn.
Ngoài ra, trong hành tây còn có chất quercetin – Nó có tác dụng ổn định màng tế bào của cơ thế, giúp làm giảm sự nhạy cảm của chúng với các xúc tác gây dị ứng. Ăn hoặc dùng hành tây lăn ngoài da cũng giúp giảm triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Đo đó, hay thủ sẵn hai loại gia vị này trong nhà và bổ sung chúng vào món ăn nào có thể nếu bạn dễ bị dị ứng.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
7. Bổ sung thực phẩm giàu anthocyanin
Đây là một hợp chất màu hữu cơ tự nhiên (thuộc nhóm flavonoid), nó có nhiều trong các loại thực phẩm có màu sắc đỏ (nho đỏ, anh đào, dâu tây, táo…), màu tím (cà tím, khoai lang tím, bắp cải tím…) hoặc thực phầm màu cam, xanh dương (cam, bạc hà tím, xô thơm tím, hoa oải hương…).
Những thực phẩm giàu anthocyanin có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, hạn chế triệu chứng dị ứng, giảm thiểu tối đa tác hại có thể gặp.
Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường lọc thải các độc tố ra bên ngoài. Bên cạnh dùng nước lọc bạn có thể dùng thêm nước ép, nước trái cây… để bổ sung vitamin cùng các dưỡng chất giúp điều trị các triệu chứng bệnh khá tốt.
Vậy khi bị dị ứng nên kiêng ăn gì ?
Lúc này da rất nhạy cảm nên có một số thực phẩm có thể gia tăng phản ứng dị ứng trên da mà chúng ta nên tránh. Đó là những nhóm thực phẩm sau:
1. Hải sản
Các món ăn từ hải sản luôn hấp dẫn nhưng không được khuyến khích với bệnh nhân điều trị bệnh dị ứng. Trong hải sản có chứa nhiều histamin có thể gia tăng những triệu chứng của bệnh dị ứng, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy dù chứa một hàm lượng đạm cao nhưng chúng ta nên hạn chế sử dụng khi bị dị ứng.
2. Thịt bò
Đây là thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng lại chứa lượng đạm quá cao không phù hợp với bệnh nhân bị dị ứng. Vì khi các dưỡng chất trong thịt bò vào cơ thể sẽ gia tăng phản ứng histamin, làm cho bệnh càng nặng hơn.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?
3. Thức ăn ngọt
Thực phẩm ngọt là sở thích của khá nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn nữ nhưng nên hạn chế dùng khi đang điều trị bệnh dị ứng. Vì đường quá nhiều sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao gây nên tình trạng quá mẫn, làm cho các phản ứng dị ứng trong cơ thể diễn ra thường xuyên hơn.
4. Thức ăn mặn
Bạn nên giảm lượng muối sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Vì lượng muối trong cơ thể quá cao sẽ kích thích hoạt động của dây thần kinh ngoại biên. Lúc này các triệu chứng ngứa sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Việc dùng rượu, bia các chất kích thích không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây kích ứng da. Chính vì vậy, bạn cần tuyệt đối kiêng khi điều trị bệnh dị ứng.
Từ việc biết được bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được những món ăn thật sự phù hợp. Việc kiên áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện bệnh trong thời gian ngắn.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa
- Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý
Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Nên Kiêng Gì
-
Bị Dị Ứng Hải Sản Nên Kiêng Gì Nhanh Khỏi? - Favina Hospital
-
Dị ứng Hải Sản Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì?
-
Dị ứng Hải Sản Nên Kiêng Cữ Như Thế Nào?
-
Bị Dị Ứng Hải Sản Nên Kiêng Gì Cho Nhanh Hết? - VHEA Việt Nam
-
Bị Dị Ứng Hải Sản Nên Kiêng Gì Nhanh Khỏi? - 2Doctor
-
Mẹo Chữa Dị ứng Khi ăn Hải Sản
-
Dị ứng Hải Sản – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Dị ứng Hải Sản Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa Trị Thế Nào?
-
Dị ứng Hải Sản Phải Làm Sao? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
-
Mẹo Xử Trí Khi Dị ứng Hải Sản - Sở Y Tế Nam Định
-
Người Bị Viêm Da Dị ứng Nên ăn Gì, Kiêng ăn Gì để Hết Ngứa?
-
Khi Bị Dị ứng Hải Sản Cần Biết điều Này-Sức Khỏe đời Sống - 24H
-
Nguyên Nhân Gây Dị ứng Hải Sản & Cách Chữa Trị Hiệu Quả - VinID