Bị Hiếp Dâm, Bồi Thường Thiệt Hại, Tổn Thất Tinh Thần Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bị hiếp dâm, bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần như thế nào?
Hỏi:
Em gái tôi chưa đủ 18 tuổi và bị xâm hại về tình dục tập thể (2 đối tượng gây ra). Phía cơ quan điều tra đã bắt tạm giam 2 đối tượng nhưng đến nay quá 6 tháng mà tòa vẫn chưa xử. Gia đình bên kia đã đến gặp và muốn bồi thường nhưng mức bồi thường 20 triệu là không thỏa đáng với gia đình tôi. Tôi xin hỏi em tôi được pháp luật bảo vệ quyền lợi như thế nào. Và mức bồi thường được hưởng xứng đáng như thế nào. gia đình tôi đưa mức bồi thường là 50 triệu như vậy có thỏa đáng không?
Trả lời:
Theo như bạn nói, em gái bạn đã bị hiếp dâm tập thể, và em gái bạn chưa đủ 18 tuổi, do đó, người thực hiện hành vi hiếp dâm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự như sau:
1. Về trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 111 Bộ luật Hình sự về tình tiết nạn nhân từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và nhiều người hiếp dâm một người thì người thực hiện hành vi hiếp dâm có thể bị xử phạt từ 7 đến 15 năm tù.
2. Về trách nhiệm dân sự
Do bạn không nói rõ về việc em bạn có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không và ảnh hưởng như thế nào nên tôi xin đưa ra quy định để bạn tham khảo.
Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong trường hợp này được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại, cụ thể như sau:
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: Theo quy định tại Điều 609 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Theo quy định tại Điều 611 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Lưu ý: Bộ luật dân sự 2005 đã được thay thế bằng Bộ luật dân sự 2015.
Từ khóa » Mức Bồi Thường Thiệt Hại Về Tinh Thần
-
Khoản Tiền Bù đắp Về Tinh Thần | Luật Sư Nha Trang
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Tổn Thất Về Tinh Thần Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Thiệt Hại Về Tinh Thần Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Thiệt Hại Tinh Thần
-
Mức Bồi Thường Thiệt Hại Tinh Thần Cao Nhất Là Bao Nhiêu?
-
Bồi Thường Tổn Thất Về Tinh Thần Tối đa Là Bao Nhiêu? - Luật Minh Gia
-
Quy định Luật Bồi Thường Thiệt Hại Tinh Thần 2020
-
Mức Bồi Thường Bù đắp Tổn Thất Về Tinh Thần Tối đa Là Sẽ Là Bao Nhiêu?
-
Thiệt Hại Về Tinh Thần Là Gì? Xác định Mức Bồi Thường Thiệt Hại Tinh ...
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TỔN THẤT TINH THẦN
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TỔN THẤT TINH THẦN - ILAW
-
Vấn đề Pháp Lý Về Giải Quyết Bồi Thường Thiệt Hại Do Tính Mạng, Sức ...
-
Một Số Vướng Mắc Về Giải Quyết Bồi Thường Thiệt Hại Do Tính Mạng ...
-
Quy định BLDS Năm 2015 Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Tính Mạng, Thi ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Về Tinh Thần Trong Hoạt động Tố Tụng, Hành Chính