Bị Ho Nhiều Về đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Ho về đêm là tình trạng người bệnh ban ngày không bị ho nhưng lại bị ho nhiều vào ban đêm, gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị ho nhiều về đêm là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên.
Mục lục
- Bị ho nhiều về đêm là do đâu?
- Cảm lạnh, cảm cúm thông thường
- Viêm phổi
- Bệnh hen suyễn
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
- Dị ứng
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Do thuốc
- Các nguyên nhân nghiêm trọng khác
- Có cần xử lý sớm tình trạng ho nhiều về đêm hay không?
- Bị ho nhiều về đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Các biện pháp khắc phục tình trạng ho nhiều về đêm
- Các biện pháp không dùng thuốc
- Sử dụng thuốc trị ho
- Điều trị các bệnh lý nguyên nhân
Bị ho nhiều về đêm là do đâu?
Ho là một phản xạ bảo vệ quan trọng của cơ thể nhằm loại bỏ các chất nhầy, chất độc hại hoặc những tác nhân gây kích thích như bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,… ra khỏi đường hô hấp. Phản xạ ho nếu bị suy giảm hoặc không có sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe hô hấp của mỗi chúng ta.
Ho nhiều về đêm là tình trạng người bệnh chỉ bị ho vào ban đêm hoặc ho ít vào ban ngày nhưng ban đêm lại ho rất nhiều, có thể là ho khan hay ho có kèm theo đờm, ho thành từng cơn hay dai dẳng không khỏi. Đây là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho nhiều về đêm:
Cảm lạnh, cảm cúm thông thường
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho nhiều về đêm ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm mũi, cổ họng và kích thích cơ quan hô hấp bài tiết nhiều chất nhầy. Khi bạn nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để ngủ, lượng chất nhầy này sẽ tích tụ lại ở phía sau cổ họng và trong ngực, kích thích cổ họng gây ho. Do đó, cơn ho do cảm lạnh, cảm cúm thường xuất hiện về đêm và dữ dội hơn các thời điểm khác trong ngày.
Viêm phổi
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho nhiều về đêm ở người lớn tuổi.
Khi bị viêm phổi, vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập vào và gây tổn thương phổi. Phản ứng viêm ở phổi sẽ kích thích hệ hô hấp tiết nhiều dịch hơn. Khi nằm ngủ, dịch tiết này có thể tràn vào phế quản và kích thích gây ho.
Bệnh hen suyễn
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở gây co thắt, tăng tiết dịch nhầy và phù nề đường hô hấp. Hen suyễn thường gây ho nhiều vào ban đêm, gần sáng là do không khí lạnh ở thời điểm này làm tăng độ nhạy cảm của các niêm mạc đường hô hấp.
Các cơn ho về đêm do hen phế quản gây ra thường là ho khan, ho dai dẳng, trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm có thể gây ho có đờm.
Ngoài ra, triệu chứng của hen suyễn có thể bùng phát nặng hơn vào ban đêm do các yếu tố kích thích như lông động vật, bụi hoặc vải bông từ chăn, mền mà bạn nằm ngủ.Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng cơ thể tiết ra dịch nhầy ở mũi và cổ họng nhiều hơn bình thường, khiến nó chảy xuống và tích tụ trong cổ họng, kích thích khởi phát phản xạ ho.
Vào ban đêm, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, dễ dàng hơn do tư thế nằm khiến lượng dịch chảy xuống mũi sau và cổ họng nhiều hơn, từ đó gây ra tình trạng ho nhiều về đêm.
Dị ứng
Các chất gây dị ứng và kích thích thông thường, chẳng hạn như mạt bụi, vải bông, lông động vật, gián, phấn hoa từ chăn màn của bạn có thể gây ra những cơn ho dai dẳng mỗi khi bạn đi ngủ. Đây là một trong những lý do chính khiến bạn chỉ bị ho vào ban đêm mà không ho vào ban ngày.
Ngoài ra, vào ban đêm, nhiệt độ và độ ẩm có xu hướng giảm thấp đột ngột. Điều này có thể kích thích phản ứng dị ứng, đặc biệt là khi bạn có cơ địa mẫn cảm. Bạn có thể bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi, thậm chí là nổi mề đay, da bong tróc và ngứa ngáy.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ho nhiều về ban đêm có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Về đêm, tư thế nằm ngủ thấp và hoạt động của dạ dày sẽ khiến dịch vị dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, cổ họng của bạn hơn, dẫn đến kích thích niêm mạc và gây ho.
Ho về đêm do trào ngược dạ dày thực quản thường đi kèm với các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau ngực, đau họng mạn tính, chướng bụng, buồn nôn,…Do thuốc
Một số loại thuốc, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển (enalapril, lisinopril) dùng trong điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có thể gây ra tác dụng phụ là ho khan. Cơn ho có thể xuất hiện cả về ban đêm.
Các nguyên nhân nghiêm trọng khác
Trong một số trường hợp, ho nhiều về đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần được cấp cứu kịp thời như:
- Suy tim sung huyết.
- Ung thư phổi.
- Phù phổi
Có cần xử lý sớm tình trạng ho nhiều về đêm hay không?
Ban đêm là thời gian để mỗi người nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi nhằm khôi phục sức khỏe, chuẩn bị tinh thần cho ngày mới. Khi bạn bị ho nhiều về đêm, những cơn ho có thể khiến bạn tỉnh giấc, dẫn tới ngủ không đủ giấc, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, suy nhược, không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Bên cạnh đó, ho nhiều về ban đêm còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, suy tim, phù phổi,… Do đó, bạn không nên chủ quan khi gặp tình trạng này và nên chủ động khắc phục sớm, đúng cách để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bị ho nhiều về đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị ho nhiều về đêm, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi tình trạng ho của bạn kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Tình trạng ho về đêm kéo dài hơn một tuần không thuyên giảm.
- Ho ra máu.
- Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè.
- Thở nhanh hơn bình thường.
- Ho kèm sốt, sốt cao.
- Cảm giác đau tức ngực.
- Sụt cân bất thường.
Các biện pháp khắc phục tình trạng ho nhiều về đêm
Để khắc phục những cơn ho dai dẳng, gây nhiều khó chịu, bất tiện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Các biện pháp không dùng thuốc
☛ Thay đổi tư thế nằm
Tư thế nằm quá thấp, nằm ngửa trên giường có thể khiến tình trạng ho về đêm nặng hơn do sự tích tụ chất nhầy, acid dịch vị ở phía sau cổ họng, gây kích ứng và gây ho. Do đó, bạn nên sử dụng một vài chiếc gối hoặc một miếng đệm lưng để nâng cao đầu khi ngủ và nên nằm nghiêng về bên phải sẽ giúp hạn chế hiện tượng ho nhiều vào ban đêm.
☛ Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí lạnh và khô có thể gây kích thích niêm mạc mũi, cổ họng và gây ra phản ứng ho. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong khi ngủ. Độ ẩm không khí sẽ giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp và làm giảm những cơn ho về đêm rõ rệt.
Tuy nhiên, không khí quá ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đây có thể là một chất gây dị ứng và khiến tình trạng ho của bạn nặng hơn. Do đó, bạn nên sử dụng các dụng cụ đo độ ẩm để đảm bảo độ ẩm trong phòng là phù hợp nhất, tốt nhất là khoảng 50%.
☛ Loại bỏ các chất gây dị ứng
Những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như nấm mốc, bụi bẩn, lông chó mèo,… và gây ho.
Bạn có thể loại bỏ các yếu tố này khỏi phòng ngủ của mình để giảm ho về đêm bằng những cách sau:
- Dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trong phòng ngủ.
- Bỏ những đồ dễ bám bụi ra khỏi phòng ngủ của bạn, ví dụ như tạp chí, sách báo và các đồ trang trí.
- Giặt ga trải giường mỗi tuần một lần bằng nước nóng.
- Tránh nuôi thú cưng trong phòng ngủ.
- Tắm trước khi ngủ để loại bỏ các chất dị ứng từ bên ngoài, ví dụ như phấn hoa.
☛ Súc miệng bằng nước muối ấm trước khi ngủ
Nước muối có thể làm dịu cơn đau ở cổ họng và làm giảm kích ứng đường hô hấp. Ngoài ra, nước muối cũng giúp loại bỏ chất nhầy hô hấp ở phía sau cổ họng – nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ho nhiều về đêm. Do đó, súc miệng bằng nước muối ấm trước khi ngủ sẽ là biện pháp tuyệt vời mà bạn nên thử khi bị ho về đêm.
Bạn hãy pha một thìa cà phê muối vào khoảng 200ml nước ấm và dùng nước muối này súc miệng vài lần trước khi đi ngủ sẽ thấy hiệu quả giảm ho rõ rệt.
☛ Cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nếu bạn bị ho về đêm là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc thay đổi tư tế nằm, bạn nên thực hiện thêm các biện pháp cải thiện sau:
- Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm khiến bạn ợ nóng.
- Ăn ít hơn vào bữa tối và hạn chế ăn tối muộn.
☛ Uống trà mật ong
Một tách trà nóng cùng mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn, giảm kích ứng và làm lỏng chất nhầy, từ đó ngăn ngừa những cơn ho vào ban đêm.
Bạn có thể pha trà mật ong giảm ho bằng cách chuẩn bị một cốc nước nóng, thêm 2 thìa mật ong cùng một ít chanh vào và nhâm nhi trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
☛ Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến bạn ho nhiều về ban đêm. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn giảm ho vào ban đêm. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không thể thấy được kết quả nhanh chóng mà cần sự kiên trì của người bệnh trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Sử dụng thuốc trị ho
Nếu cơn ho đặc biệt nghiêm trọng và không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị ho sau:
- Thuốc giảm ho: Codein, Dextromethorphan, Pholcodin.
- Thuốc long đờm: Guaifenesin, Ipecacuanha.
- Các thuốc kháng histamin: Brompheniramine, Doxylamine, Chlorphenamine, Diphenhydramine…
- Thuốc ho thảo dược.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc ho, bạn cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để dùng thuốc đúng cách, tránh các tác dụng phụ có hại của thuốc và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị các bệnh lý nguyên nhân
Ho nhiều về đêm không phải là một bệnh lý mà chỉ là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác trong cơ thể. Do đó, để kiểm soát tình trạng ho về đêm hoàn toàn, bạn cần xác định sớm và điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân gây ho.
Thông thường, ho về đêm là do các nguyên nhân cấp tính như dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm. Trong trường hợp này, triệu chứng ho thường tự suy giảm sau một thời gian ngắn và ít gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu ho về đêm là do viêm phổi nhiễm khuẩn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, các tình trạng nặng như ung thư phổi, suy tim,.. bạn cần thăm khám và tiến hành điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Ho về đêm do các bệnh lý trên sẽ không thể tự thuyên giảm mà còn có thể chuyển biến xấu, gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách.
Trên đây là các nguyên nhân gây tình trạng ho nhiều về đêm và một số biện pháp khắc phục mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319498
- https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/soothe-nighttime-cough2
- https://www.healthgrades.com/right-care/lungs-breathing-and-respiration/night-cough
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ho Về đêm
-
8 Cách Trị Ho Về đêm Giúp Bạn Ngủ Ngon Giấc Hơn
-
Cách Trị Ho Về đêm Giúp Bạn Ngủ Ngon Giấc - Hello Bacsi
-
Một Số Cách Trị Ho Về đêm | Sở Y Tế Nam Định
-
5 Cách Chữa Ho Khan Về Đêm - Dứt Nhanh Cơn Ho - Thuốc Dân Tộc
-
Đêm Ho Không Ngủ được Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Cách Chữa Ho Khan Về đêm Hiệu Quả, Dứt Ngay Cơn Ho
-
Bật Mí Cách Làm Giảm Ho đêm Kéo Dài đơn Giản Mà Hiệu Quả Không ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Giảm, Tránh Ho Về đêm
-
Trẻ Ho Về đêm Và Cách Chăm Sóc, điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Trị Ho Về đêm Cho Người Lớn Và Trẻ Nhỏ Nhanh Khỏi Nhất
-
Ho đêm Không Ngủ được – Khắc Phục Bằng Cách Nào? - Bidophar
-
Ho Về Đêm: Cảnh Giác Một Số Bệnh Lý Nguy Hiểm Và Cách Chữa Trị
-
Ho Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Trẻ Ho Về Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị | Hapacol