Bi Kịch Phá Thai ở Những Cô Gái Trẻ - VnExpress Đời Sống
Các đôi trẻ yêu nhau cần tìm hiểu về sức khỏe sinh sản để bảo vệ mình. Ảnh: Hoàng Hà. |
Thu, con chị Hoài, bị sốt từ nhiều ngày nay, nhưng không nói với bố mẹ mà vẫn cố gắng đi học. Chỉ đến lúc không thể cố nổi, cô bé mới nói là mình bị cảm sốt và xin nghỉ. Thấy sau mấy ngày mà con không đỡ, chị Hoài kiên quyết đưa đi khám. Khi bác sĩ nói cháu bị viêm nhiễm tử cung, chị không tin. Nhưng trong quá trình khám, Thu phải thú nhận với bác sĩ là đã đi phá thai ở một cơ sở tư nhân.
Vẫn được xem là một học sinh ngoan nên khi biết mình có thai, Thu vô cùng sợ hãi. Cô bé âm thầm tìm một phòng khám ở chỗ kín đáo để phá. Sau thủ thuật, bác sĩ cho thuốc kháng sinh và yêu cầu nghỉ ngơi, bồi bổ. Nhưng sợ mọi người biết, Thu không dám mua thuốc uống, cố gắng học hành sinh hoạt như bình thường, khi thấy có dấu hiệu bất thường cũng không dám đi khám. Bác sĩ cho biết nếu tình trạng nhiễm trùng quá nặng không cải thiện được, cô bé có nguy cơ bị cắt bỏ tử cung.
Còn Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) do đến bệnh viện khi thai đã quá to nên không thể phá theo cách hút điều hòa mà phải kích thích đẻ non. Cô bé 15 tuổi phải trải qua một ca vượt cạn thực sự với những cơn đau để sinh ra một hài nhi không được sống. Đưa con đến Trung tâm kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Thủy, mẹ của Hương, khóc với bác sĩ: "Thật tôi không hiểu sao cháu nó lại có thể mang bầu được. Hằng ngày đến lớp, kể cả lớp học thêm, chúng tôi đều đưa đón".
Những thai phụ trẻ con
Tại phòng khám phụ sản của Bệnh viện E, một cô bé độ 15-16 tuổi, áo phông quần cụt đang giục bạn leo lên bàn kiểm tra siêu âm, reo ồ lên khi thấy hình em bé nhỏ xíu đang đạp. Bên ngoài cửa, một cậu bé trong bộ đồ bụi bặm, tóc dựng đứng, nhuộm vàng, tay đút túi quần, hí hửng nói vọng vào "tao xem với, tao xem với". Lát sau bác sĩ dẫn hai cô sang phòng phẫu thuật gần đó. Một bác sĩ lắc đầu nói, "nó lại đi phá thai đấy, mới tí tuổi đầu!".
Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Trung tâm kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Phụ sản Trung ương, kể, nhiều em gái khi phải phá thai vẫn có thái độ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Hầu như các em chỉ nghĩ rằng lúc này bỏ thai là một giải pháp giúp mình thoát khỏi tình huống rắc rối mà không hề biết sẽ phải bỏ thai bằng cách nào, sẽ trải qua những nỗi đau gì. "Các em không biết rằng phá thai to thực ra là một cuộc đẻ, nhưng đứa trẻ sẽ không sống".
Tại Trung tâm kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nữ thanh niên trẻ chưa kết hôn (từ 24 tuổi trở xuống) chiếm khoảng 30% số ca phá thai. Có những cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi. Theo bác sĩ Hồng Minh, trẻ vị thành niên đến bỏ thai thường là thai to (trên 12 tuần), bởi các em chưa đủ hiểu biết, nhiều khi có thai mà không biết, hoặc vì sợ hãi không biết phải làm gì nên lần lữa, chậm xử trí.
Thai to vẫn phá
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết theo luật thì không được phá thai to quá 22 tuần. Nhưng nhiều cô gái đến bệnh viện khi thai đã 25-26 tuần, thậm chí 28 tuần. Trong một số trường hợp, bệnh viện có thể du di, giải quyết cho những cái thai 23-24 tuần, nhưng lớn hơn thì các bác sĩ buộc phải từ chối, bởi quá nguy hiểm. Phá thai to thực chất là kích thích cho sinh non, và những cái thai khoảng 28 tuần tuổi có thể vẫn sống.
"Mặc dù chúng tôi đã dặn là khi ở đây đã không nhận làm thì đừng đến nơi khác để phá, vì sẽ không đảm bảo an toàn, nhưng tôi biết nhiều em vẫn đến các cơ sở không đảm bảo" - tiến sĩ Hinh nói. Để được kín đáo, nhiều thai phụ trẻ tuổi đã bỏ qua các yêu cầu về chất lượng phòng khám, đến những nơi không đủ chuyên môn, dẫn đến nhiều nguy cơ tai biến.
Bác sĩ Hồng Minh kể, có trường hợp phá thai ở một cơ sở y tế ở Hà Nội, không biết bác sĩ làm thế nào mà lôi ra ngoài cả 1,2 m ruột. Họ không biết là gì nên cứ bọc túi nylon lại rồi chở bệnh nhân đến Bệnh viện Phụ sản trung ương. Bệnh nhân này sau đó đã phải cắt đi đoạn ruột. Nhiều trường hợp khác do phá thai ở những cơ sở không đảm bảo mà bị thủng ruột, hoặc phải cắt bỏ tử cung.
Có thể dẫn đến vô sinh
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, nhiều người nghĩ rằng hút thai sớm là một biện pháp an toàn tuyệt đối. Thực ra không phải vậy. Dù đã tiến bộ rất nhiều so với trước kia nhưng phá thai vẫn là việc gây một vết thương trên cơ thể, nghĩa là luôn tiềm ẩn nguy cơ tai biến.
Ở bất cứ tuổi nào, phá thai cũng đem lại nguy cơ vô sinh do nhiễm khuẩn, dính buồng tử cung, tắc vòi trứng... Ở phụ nữ chưa trưởng thành, nguy cơ này càng cao hơn rất nhiều. Việc phá thai cho họ sẽ khó làm hơn so với những phụ nữ đã sinh con bởi cổ tử cung còn khép kín, các thao tác dễ gây tổn thương hơn. Việc hút kỹ để tránh sót lại làm tăng nguy cơ dính buồng tử cung.
Mặt khác, ở trẻ em và các cô gái trẻ chưa chồng, do phải giấu giếm việc phá thai, họ sẽ không dám nghỉ ngơi hay tự chăm sóc mình đúng chỉ dẫn, dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Hinh, việc phá thai ở trẻ em và các cô gái trẻ chưa có gia đình ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý theo hai thái cực: Có những em sẽ rất đau khổ, thu mình, nhưng cũng có những em phá thai nhiều lần trở nên trơ ra về mặt cảm xúc. "cả hai trường hợp này đều đáng thương như nhau" - ông Hinh nói.
Cách chăm sóc sau khi bỏ thai: Nghỉ ngơi nhiều. Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt cá, hoa quả và rau xanh. Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của thày thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Chỉ quan hệ tình dục sau khi hết ra máu được 3 ngày. Có thể mang thai ngay cả trước khi hành kinh trở lại, vì vậy nên dùng bao cao su. Sau phá thai, thường hơi đau bụng, ra máu vài ngày và có kinh trở lại sau 4-8 tuần. Nên khám lại sau 1-2 tuần. Đi khám ngay nếu: Ra máu kéo dài hơn 8 ngày, khí hư có mùi hôi, ra máu nhiều hơn lượng máu hành kinh, đau bụng dưới nhiều, cảm thấy chóng mặt hay choáng, lạnh hay sốt, nôn mửa hay buồn nôn. |
Hải Hà
Từ khóa » Bỏ Thai 26 Tuần
-
Phá Thai 26 Tuần Có được Không? Thủ Tục Và Chi Phí Phá Thai
-
Đình Chỉ Thai 24 Tuần Tuổi đến 26 Tuổi Có Nguy Hiểm Gì Không
-
Đình Chỉ Thai 26 Tuần Có Nguy Hiểm Gì Không?
-
Thai Nhi 26 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
-
Phá Thai: 4 điều Không Thể Bỏ Qua - Procare
-
Đình Chỉ Thai 24 Tuần Tuổi đến 26 Tuổi Có Nguy Hiểm Gì Không
-
Phá Thai An Toàn Với Thai Dưới Từ 13-22 Tuần - Vinmec
-
[PDF] CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Thai 26 Tuần Là Mấy Tháng, Chỉ Số Thai , Hình ảnh, Cân Nặng
-
Mang Thai 6 Tháng Có Thể Phá Thai được Không? Thủ Tục Và Chi Phí ...
-
Giải đáp Phá Thai 4 Tuần Tuổi Có Tội Không - Naujienos
-
Cách Phá Thai 24 Tuần Tuổi Có Tội Không? Phá Cách Nào ở đâu
-
Khóc Ròng Vì Phải đình Chỉ Thai Nghén Do Rubella - Hànộimới
-
Nhiều Trẻ Vị Thành Niên đi Phá Thai Hơn 5 Tháng