Bị Kiến Lửa Cắn Nên Làm Gì để HẾT SƯNG Hết Ngứa Và Không để Lại ...

Bị kiến lửa cắn thường gây ra các triệu chứng như đau, rát và sưng tại chỗ bị cắn. Tuy nhiên, mức độ phản ứng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Mục lục nội dung:

  • 1 Hướng dẫn xử lý khi bị kiến lửa cắn
  • 2 Bị kiến lửa cắn có sao không?
  • 3 Mẹo xử lý vết kiến lửa cắn không để lại sẹo
    • 3.1 Dùng đá lạnh chườm lên vết cắn của kiến lửa
    • 3.2 Dùng dầu dừa
    • 3.3 Kem đánh răng
    • 3.4 Nước bọt
    • 3.5 Bôi kem hydrocortisone
    • 3.6 Đừng gãi
    • 3.7 Theo dõi các phản ứng dị ứng
  • 4 Cách cách phòng kiến lửa vào nhà của bạn
  • 5 Cửa lưới chống côn trùng phòng chống kiến lửa xâm nhập có hiệu quả?

Hướng dẫn xử lý khi bị kiến lửa cắn

Hướng dẫn xử lý khi bị kiến lửa cắn
Hướng dẫn xử lý khi bị kiến lửa cắn

Phần lớn trường hợp bị kiến lửa cắn xảy ra khi chúng ta vô tình chạm vào hoặc làm phiền tổ kiến, dẫn đến việc kiến tấn công. Khi cảm nhận bị cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là lập tức rời khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Hãy nhanh chóng gạt hoặc vứt bỏ kiến ra khỏi cơ thể, tuy nhiên cần lưu ý rằng kiến lửa có hàm răng rất chắc, nên việc chỉ giũ nhẹ có thể không đủ để loại bỏ chúng. Nếu kiến đã bám nhiều lên quần áo, thay ngay bộ đồ khác sẽ là giải pháp tốt nhất.

Sau khi đã loại bỏ kiến, bạn có thể thực hiện các bước sau để xử lý vết cắn:

  • Rửa sạch vết cắn: Rửa vùng bị cắn bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Quan sát các triệu chứng: Thông thường, vùng da bị cắn có thể sưng to và đau trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu như nổi mề đay, ngứa ngoài vùng cắn, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, hoặc sưng họng, đó có thể là phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị bằng các loại thuốc như epinephrine, kháng histamin hoặc steroid.
  • Chăm sóc vết phồng rộp: Sau khoảng một ngày, nếu vết cắn phát triển thành vết phồng rộp và mụn mủ nhỏ, bạn cần chú ý không làm vỡ chúng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu mụn mủ bị vỡ, hãy rửa sạch với xà phòng kháng khuẩn và theo dõi vết thương. Nếu vùng da trở nên mưng mủ hoặc chuyển màu, hãy đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Việc xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và giữ cho vết cắn nhanh lành.

Bị kiến lửa cắn có sao không?

Bị kiến lửa cắn có sao không?
Bị kiến lửa cắn có sao không?
  • Đau và rát: Cảm giác đau nhói và rát tại chỗ bị cắn.
  • Sưng và đỏ: Vùng da xung quanh vết cắn thường sưng và đỏ lên.
  • Ngứa: Sau một thời gian, vết cắn có thể gây ngứa.

Bị kiến lửa cắn có thể dẫn đến một số phản ứng dị ứng bao gồm: cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, khó thở, chóng mặt, và hạ huyết áp,… Những triệu chứng này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, khi bị kiến lửa cắn, cần theo dõi kỹ và nếu xuất hiện các triệu chứng này, hãy đưa người bị cắn đến bệnh viện ngay lập tức.

Mẹo xử lý vết kiến lửa cắn không để lại sẹo

Cùng tham khảo qua một số cách trị kiến đốt nói chung và cách trị kiến lửa cắn để áp dụng ngay khi bị kiến lửa cắn nha. Từ các mẹo hàng ngày đến các mẹo dân gian sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị kiến lửa đốt.

Dùng đá lạnh chườm lên vết cắn của kiến lửa

Dùng đá lạnh chườm lên vết cắn của kiến lửa
Dùng đá lạnh chườm lên vết cắn của kiến lửa

Khi bị kiến cắn, vùng da xung quanh sẽ bị viêm, sưng, nóng và đỏ. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ độc tố từ vết cắn, nhưng cũng làm cho khu vực đó trở nên nhạy cảm và đau rát. Một cách hiệu quả để điều trị là sử dụng đá lạnh. Hãy lấy khoảng 3-5 cục đá, bọc trong khăn sạch hoặc túi ni lông, và chườm lên vết thương. Nhiệt độ lạnh sẽ làm dịu cảm giác nóng, giảm đau và sưng do vết cắn.

Dùng dầu dừa

Dùng dầu dừa
Dùng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit linoleic và axit capric, các axit béo này có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp giảm sưng khi bị kiến cắn. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng dầu dừa là nên chọn loại được bảo quản trong chai màu sẫm và tránh bôi lên vết thương hở.

Kem đánh răng

Kem đánh răng
Kem đánh răng

Các loại kem đánh răng có chứa thành phần the mát có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa và sưng tại vết cắn do kiến lửa. Tuy nhiên, đây là biện pháp dân gian và bạn nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng lên vết cắn. Đặc biệt với những vết cắn hở và có chảy máu, có nguy cơ cao gây nhiễm trùng da.

Nước bọt

Kem đánh răng
Kem đánh răng

Một phương pháp được truyền miệng từ dân gian cho rằng rửa sạch tay và chấm nước bọt từ lưỡi vào vết cắn có thể giảm nọc độc từ kiến lửa. Tuy nhiên, đây là một mẹo dân gian không được chứng minh bởi nghiên cứu khoa học, mặc dù nhiều người cho rằng nó hiệu quả. Đặc biệt, nước bọt vào buổi sáng khi vừa thức dậy được cho là có chứa nhiều loại vi khuẩn có thể giúp “xử lý” nọc độc từ kiến lửa trên da.

Bôi kem hydrocortisone

Bôi kem hydrocortisone
Bôi kem hydrocortisone

Nếu ngứa và sưng nặng, bạn có thể sử dụng kem hydrocortisone. Bị kiến lửa đốt có thể gây ra nguy cơ dị ứng như nổi mề đay, trong trường hợp này cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị do phản ứng nặng với nọc kiến lửa (tuy hiếm).

Đừng gãi

Đừng gãi
Đừng gãi

Nọc độc của kiến lửa khiến cơ thể phản ứng bằng cách hình thành các vết phồng rộp hoặc mụn nhỏ, có tính bảo vệ, gây ngứa và nhạy cảm khi tiếp xúc. Không nên gãi vì làm vỡ các mụn này có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Theo dõi các phản ứng dị ứng

Theo dõi các phản ứng dị ứng
Theo dõi các phản ứng dị ứng

Vết đốt của kiến lửa có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như đau ngực, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, sưng tấy vùng bị đốt, sưng lưỡi, nói lắp hoặc khó thở. Tuy nhiên, các phản ứng này khá hiếm gặp. Nếu người bị đốt gặp phải những triệu chứng này, hãy đưa ngay họ tới bệnh viện gần nhất.

Cách cách phòng kiến lửa vào nhà của bạn

  • Giữ nhà sạch sẽ: Luôn lau chùi nhà cửa, đặc biệt là khu vực bếp, bàn ăn và những nơi có thức ăn. Kiến thường bị thu hút bởi mẫu thức ăn, đồ ngọt và thức uống bị đổ ra.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Đóng kín tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt là những loại chứa đường hoặc protein, vì đây là thức ăn ưa thích của kiến. Để thực phẩm trong hộp đựng kín hoặc tủ lạnh.
  • Đóng kín các khe hở, lỗ hổng: Kiểm tra và sửa chữa những khe hở, lỗ hổng trên tường, sàn, cửa ra vào hoặc cửa sổ, vì đây có thể là lối kiến xâm nhập vào nhà.
  • Dùng nước xà phòng: Hỗn hợp nước và xà phòng có thể được phun ở các vị trí kiến hay xuất hiện để làm chúng tránh xa.
  • Sử dụng bột baking soda và đường: Trộn bột baking soda với đường theo tỉ lệ 1:1 và rải ở những nơi kiến thường đi qua. Baking soda sẽ tiêu diệt kiến khi chúng ăn vào.

Ngoài ra sử dụng cửa lưới chống côn trùng cũng là giải pháp hiệu quả thiết thực, chì cần làm 1 lần hiệu quả từ 3 – 5 năm.

Cửa lưới chống côn trùng phòng chống kiến lửa xâm nhập có hiệu quả?

Việt Thống xin được phép trả lời câu hỏi trên, cửa lưới chống côn trùng có thật sự ngăn được kiến lửa và câu trả lời là CÓ. Cửa lưới chống côn trùng với mắt lưới nhỏ 1mm được làm từ inox hoặc sợi thủy tinh, trong khi theo một số nghiên cứu kích thước của kiến dưới 2mm nên kiến lửa sẽ không qua được cửa lưới chống côn trùng.

Phòng chống kiến lửa xâm nhập nhà bạn
Phòng chống kiến lửa xâm nhập nhà bạn

Để ngăn ngừa bị kiến lửa cắn, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sử dụng các vật dụng chống côn trùng khác nhau để đảm bảo an toàn cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng các chất hóa học để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Thường xuyên làm sạch môi trường sống để ngăn ngừa kiến có nơi ẩn náu và phát triển. Sử dụng cửa lưới chống muỗi, kiến và côn trùng cũng giúp ngăn chặn kiến, muỗi và các loại côn trùng khác xâm nhập vào không gian sống.

Bị kiến lửa cắn không phải là vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ngứa, sưng và đau khó chịu trong một thời gian ngắn. Vì vậy, bạn nên đầu tư một cách nghiêm túc vào các vật liệu bảo vệ gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Từ khóa » Hình ảnh Kiến Lửa