Bí Kíp Dạy Con Ngủ Ngoan Và độc Lập Từ Bé

Trang chủ >Tin tức

Họ và tên*

Email*

Điện thoại*

Bạn muốn

Đặt lịch hẹn Tư vấn

Đăng ký đặt lịch hẹn*

Đăng ký chọn khung giờ*

Sáng Chiều

Nội dung tư vấn*

Bí kíp dạy con ngủ ngoan và độc lập từ bé [print_link]

Đi ngủ là một quá trình tự nhiên. Là cha mẹ, bạn chỉ cần đảm bảo cho trẻ môi trường ngủ an toàn và lành mạnh. Nhiệm vụ của trẻ là ngủ ngon và đủ lâu để tái tạo năng lượng và lớn nhanh.

Để trẻ ngủ ngon và không phụ thuộc vào sự có mặt của cha mẹ, cần hình thành thói quen ngủ độc lập cho trẻ. Nếu hình thành thói quen ngủ cho trẻ từ ngày đầu tiên chào đời cho đến 3 tuần tuổi, trẻ sẽ đi vào giấc ngủ dễ hơn. Nếu bạn đã nhỡ thời điểm vàng này, cần tập trung huấn luyện và tạo thói quen ngủ độc lập cho trẻ trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

be ngu

Các nguyên tắc “vàng” để hình thành thói quen ngủ cho trẻ:

Nguyên tắc 1: cho trẻ ngủ riêng, ở cũi, giường hoặc đệm. Đây là điều kiện lý tưởng để trẻ ngủ ngon mà không bị ảnh hưởng bởi lịch sinh hoạt của cha mẹ. Cũi giường hoặc đệm có thể cùng phòng hoặc khác phòng với cha mẹ.

Nguyên tắc 2: Phân biệt rõ ngày và đêm. Ngay từ giai đoạn sơ sinh, cha mẹ hãy phân biệt rõ rệt cách xử sự đối với giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm. Ban ngày, nên để trẻ ngủ với ánh sáng dịu bằng cách kéo nhẹ rèm hoặc khép cửa, ở phòng ngoài gia đình vẫn sinh hoạt như bình thường. Nếu  trẻ thức, cha mẹ có thể hát ru à ơi hoặc vỗ mông để dỗ trẻ ngủ tiếp. Tuyệt đối không để trẻ ngủ giấc ngày trong phòng tối và yên tĩnh. Ban đêm, nên để phòng tối hoàn toàn hoặc tối mờ.  Kể cả khi cho trẻ bú đêm, cha mẹ cần thực hiện các thao tác trong màn tối và không nói chuyện với trẻ trong lúc thay tã, quấn chăn, cho bú ban đêm. Hãy thực hiện các việc càng nhanh càng tốt và để trẻ tự chìm vào giấc ngủ sau đó.

Nguyên tắc 3: Tạo lịch trình Thức giấc-Thay tã-Ăn-Chơi-Ngủ đối với trẻ 0-3 tháng. Khi trẻ tỉnh dậy, cha mẹ cần thay tã cho trẻ, sau đó cho trẻ ăn, rồi chơi đùa nói chuyện cho đến khi trẻ đến giờ ngủ, sau đó đặt trẻ xuống giường để ngủ tiếp. Vào ban đêm, cha mẹ duy trì quy trình nhưng không chơi đùa nói chuyện. Cha mẹ cần kiên trì thực hiện quy trình này hàng ngày. Dần dần, sau khi đã sạch sẽ, no bụng và nói chuyện với cha mẹ một lúc, trẻ sẽ tự chìm vào giấc ngủ, không cần bế ru.

Nguyên tắc 4: Tuân thủ giờ đi ngủ hằng ngày để trẻ biết giờ ngủ của mình. Cho dù ở nhà hay đi chơi, cha mẹ cần duy trì lịch sinh hoạt như mọi ngày.Ví dụ nếu hàng ngày vào 8 giờ tối con bạn 7 tháng tuổi thường đi ngủ, vào đúng giờ đó, bạn nên đặt trẻ lên đệm, đảm bảo trẻ an toàn, giảm đèn, cả nhà rời phòng ngủ, đề nghị mọi người giảm bớt âm thanh và hoạt động sôi động bên ngoài. Trẻ sẽ tự chơi khoảng vài phút và sau đó tự chìm vào giấc ngủ. Trẻ có thể kêu vì đang chơi vui mà mọi người lại đi mất, bạn hãy mặc kệ. Kêu khoảng vài phút, trẻ sẽ trấn tĩnh và tự hiểu rằng phải đi ngủ thôi.

Nguyên tắc 5: Không để trẻ ngủ trên tay người lớn rồi mới đặt vào giường. Đến giờ ngủ hoặc khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, cha mẹ cần đặt trẻ lên giường và bật nhạc hát ru để trẻ tự ngủ. Lưu ý, cha mẹ cần đặt trẻ lên giường trước khi trẻ quá mệt mỏi, cáu kỉnh (dân gian gọi là khóc gắt ngủ). Tuyệt đối không bồng bế, rung lắc, đung đưa võng hay nôi để trẻ ngủ. Bởi trẻ sẽ quen với môi trường này, khi trẻ chợt thức giấc hoặc đang lơ mơ và không thấy đang được bế trên tay hoặc võng nôi không đung đưa, trẻ sẽ khóc và tỉnh giấc hẳn.

Nguyên tắc 6: Không để trẻ rơi vào giấc ngủ trong lúc trẻ đang bú và bú chưa no. Người mẹ cần lưu ý không vừa ôm con, vừa cho ti, vừa ngủ. Làm như vậy không những có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh mà còn tạo thói quen xấu cho trẻ, phải phụ thuộc vào ti mẹ hoặc hơi mẹ để ngủ được.

Nguyên tắc 7: Cho trẻ ăn hoặc bú đủ, nhưng không quá no, trước khi đi ngủ đêm. Đầy bụng sẽ khiến trẻ khó ngủ.

Nguyên tắc 8: Nếu trẻ thút thít hoặc khóc giữa đêm, khoảng 2 giờ mỗi lần, không vội vàng lên tiếng đáp ứng. Bạn nên chờ một vài phút xem trẻ có ngủ lại không. Trong quá trình vào kiểm tra hoặc dỗ trẻ, không nên nói chuyện với trẻ. Nếu trẻ khóc thật sự, hãy kiểm tra xem trẻ có gì không ổn kiến cắn, tã ướt hay bẩn, bị cộm lưng hoặc dây áo quấn vào cổ, vào tay, nóng, đói). Nếu không có gì, bạn hay xoa lưng hoặc vỗ mông trẻ theo nhịp điệu, đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hoặc khóc dữ dội hơn, hãy đợi khoảng vài phút để dỗ tiếp. Không nên bế trẻ lên ngay lập tức. Một tuần kiên quyết một cách dịu dàng sẽ đủ để thiết lập một thói quen ngủ tốt.

Nguyên tắc 9: Bắt đầu giờ ngủ bằng tâm trạng thoải mái: ăn no, vệ sinh sạch sẽ, quần áo rộng thoáng, nhiệt độ phòng mát, đọc truyện cho trẻ và khi trẻ bắt đầu buồn ngủ, bật nhạc êm dịu để trẻ tự đi vào giấc ngủ. Bạn nên đọc sách cho trẻ mỗi ngày, cho dù trẻ còn rất nhỏ. 3 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bắt đầu đọc sách và đây là cách hiệu quả giúp trẻ thích đọc sách và học tập sau này.  Nhạc cho giờ ngủ nên nhẹ nhàng và giống nhau. Tạo phản xạ có điều kiện cho trẻ là khi nào có bài hát này, có nghĩa là đã đến giờ đi ngủ. Tốt nhất nên dùng băng hát ru hoặc nhạc không lời, nhạc thiên nhiên nhẹ nhàng

be ngu-2

9 cách dỗ trẻ ngủ

Cho dù trẻ đã có thói quen ngủ độc lập, đôi khi do sức khỏe hoặc thời tiết thay đổi bất thường hoặc thay đổi môi trường sinh hoạt, trẻ có cảm giác khó chịu, và gắt gỏng khi đi ngủ. Cha mẹ có thể dỗ dành trẻ ngủ trong các trường hợp đặc biệt đó bằng các cách thức dưới đây:

Cách 1: Cho trẻ nghe một âm thanh ồn ào nhẹ, ví dụ tiếng Ti-vi hoặc đài bật nhỏ hoặc nhạc nhẹ nhàng.

Cách 2: Vỗ về lưng và mông trẻ theo nhịp điệu. Đặt trẻ quay lưng về phía bạn, nằm nghiêng. Đặt tay bạn nhẹ nhàng lên vai con. Khum tay kia lại và vỗ về con. Vỗ nhẹ và chậm rãi lên đùi và mông con. Cố gắng vỗ theo nhịp điệu. Khi con bạn bắt đầu ổn định và thư giãn, cử động tay vỗ về chậm dần. Khi con bạn đã ngủ, ngừng vỗ nhưng vẫn đặt tay lên người con thêm vài giây.

Cách 3: Xoa lưng hoặc bụng trẻ nhịp nhàng, theo một chiều nhất quán. Chớ thay đổi nhịp xoa và không ngưng xoa cho đến khi mí mắt của trẻ đã khép lại.

Cách 4: Nhìn trẻ chăm chăm.

Cách 5: Cho trẻ cầm món đồ chơi mà trẻ ưa thích

Cách 6: Cho trẻ xem điện thoại di động có hình ảnh xoáy trôn ốc. Hình xoáy có tính năng thôi miên.

Cách 7: Vuốt nhẹ sống mũi

Cách 8: Vuốt tóc trẻ nhẹ nhàng theo một chiều nhất quán.

Cách 9: Bế trẻ, đu đưa nhẹ. Đây là phương pháp hiệu quả, nhưng chỉ nên áp dụng khi 8 phương pháp kể trên không có tác dụng. Nếu bạn lạm dụng cách 9, bạn sẽ sớm làm mất đi thói quen ngủ độc lập của trẻ.

Chúc các bạn thành công!

Back to Top

Back to Top

Từ khóa » Cách Vỗ Mông Cho Bé Ngủ